Thiên thể bầu trời sâu

Một thiên thể bầu trời sâu (deep-sky object, DSO) hay thiên thể xa là một thiên thể không phải là một ngôi sao riêng biệt, hoặc thuộc hệ Mặt Trời (chẳng hạn Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, sao chổi, v.v).[1][2] Sự phân loại này được sử dụng chủ yếu bởi các nhà thiên văn nghiệp dư để chỉ những thiên thể trông thấy mờ nhạt qua mắt thường và kính thiên văn, chẳng hạn các cụm sao, tinh vânthiên hà. Sự phân biệt này mang tính thực tế kỹ thuật, ngụ ý rằng cần có dụng cụ và kỹ thuật thích hợp để quan sát, và không liên quan tới bản chất của chính thiên thể.

Một vài tinh vân trong chòm sao Orion, thường được gọi là thiên thể bầu trời sâu

Nguồn gốc và cách phân loại

sửa

Việc phân loại các thiên thể không phải sao bắt đầu từ ngay sau phát minh ra kính viễn vọng.[3] Một trong những danh sách đầy đủ đầu tiên là danh mục Messier của Charles Messier vào năm 1774, trong đó bao gồm 103 "tinh vân" và các thiên thể mờ nhạt khó nhận thấy khác mà ông coi là một sự phiền toái bởi vì chúng có thể bị nhầm lẫn với các sao chổi, những thiên thể mà ông đang thực sự tìm kiếm.[3] Khi các kính viễn vọng ngày càng phát triển, những tinh vân mờ này được chia vào các phân loại mô tả khoa học hơn chẳng hạn các đám mây liên sao, cụm sao, và thiên hà.

Thuật ngữ "deep-sky object", như một phân loại thiên văn cho các thiên thể này, bắt nguồn từ ngành thiên văn nghiệp dư hiện đại. Nguồn gốc chính xác của thuật ngữ này chưa được biết nhưng nó đã được phổ biến bởi chuyên mục "Deep-Sky Wonders" của tạp chí Sky & Telescope, xuất bản số đầu tiên vào năm 1941,[4] sáng lập bởi Leland S. Copeland, được viết trong phần lớn thời gian phát hành của nó bởi Walter Scott Houston, và hiện tại do Sue French chấp bút.[cần dẫn nguồn] Các bài trong chuyên mục của Houston, và sau này là các cuốn sách biên tập lại những chuyên mục ấy đã giúp làm phổ biến thuật ngữ này,[5] hàng tháng hướng dẫn người đọc tới một chuyến tham quan một phần nhỏ của bầu trời, đến với những thiên thể nổi bật nổi tiếng cũng như ít được biết đến có thể quan sát được bằng ống nhòm và kính thiên văn cỡ nhỏ.

Các hoạt động quan sát

sửa
 
Bản đồ của khu vực bầu trời quanh chòm sao Cygnus, đánh dấu vị trí của các thiên thể bầu trời sâu sáng cũng như khó quan sát hơn

Có nhiều kỹ thuật và hoạt động thiên văn nghiệp dư liên quan tới các thiên thể bầu trời sâu. Một vài thiên thể này đủ sáng để có thể tìm thấy và quan sát được bằng ống nhòm và kính thiên văn cỡ nhỏ. Tuy nhiên các thiên thể mờ nhạt nhất cần tới năng lực thu ánh sáng của các kính thiên văn với vật kính lớn,[6] và do chúng vô hình đối với mắt thường nên khó có thể được tìm thấy. Điều này dẫn đến xu hướng phổ biến của các kính thiên văn GoTo có thể tự động tìm ra các DSO, và các kính thiên văn phản xạ lớn, chẳng hạn các kính thiên văn kiểu Dobsonian, với trường nhìn rộng rất thích hợp trong việc quan sát như vậy.[7] Quan sát các thiên thể mờ nhạt yêu cầu cần có bầu trời tối và quang đãng, do đó các nhà quan sát nghiệp dư cần phải mang những loại kính thiên văn tương đối di động tới những địa điểm nằm ngoài các vùng đô thị ô nhiễm ánh sáng.[8] Để giảm đi ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng và tăng độ tương phản, các nhà quan sát sử dụng các loại "kính lọc tinh vân" được thiết kế để chỉ nhận những bước sóng nhất định của ánh sáng, và chặn các bước sóng khác.

Đã có những hoạt động được tổ chức liên quan đến các DSO chẳng hạn như sự kiện Messier marathon, diễn ra vào một thời điểm xác định hàng năm và trong đó các nhà quan sát nỗ lực tham gia phát hiện ra tất cả 110 thiên thể Messier chỉ trong một đêm. Do các thiên thể trong danh mục Messier đã được phát hiện lần đầu với các kính thiên văn khá nhỏ của thế kỷ 18, danh sách này trở nên phổ biến đối với các nhà quan sát, và nằm trong tầm mắt của hầu hết các kính thiên văn nghiệp dư hiện đại. Một thử thách khó hơn nhiều là danh mục Herschel 400, đòi hỏi cần sắm những kính thiên văn lớn hơn và cần nhiều kinh nghiệm hơn ở các nhà thiên văn nghiệp dư.[cần dẫn nguồn]

Danh sách các loại thiên thể bầu trời sâu

sửa

Có nhiều loại thiên thể có thể được mô tả là thiên thể bầu trời sâu. Bởi định nghĩa chúng là các thiên thể không thuộc hệ Mặt Trời và không phải sao, danh sách dưới đây bao gồm:[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Fred Schaaf (1998). 40 Nights to Knowing the Sky: A Night-by-Night Sky-Watching Primer. Henry Holt and Company. tr. 113. ISBN 978-0-8050-4668-7.
  2. ^ Ian Ridpath (2001). The Illustrated Encyclopedia of the Universe. Watson-Guptill Publications. tr. 273. ISBN 978-0-8230-2512-1.
  3. ^ a b Edward W. Kolb; Rocky Kolb (1999). Blind Watchers of the Sky: The People and Ideas that Shaped Our View of the Universe. Oxford University Press. tr. 174. ISBN 978-0-19-286203-7.
  4. ^ Charles Anthony Federer (1942). Sky and Telescope. Sky Publishing Corporation.
  5. ^ Fred Schaaf (1998). 40 Nights to Knowing the Sky: A Night-by-Night Sky-Watching Primer. Henry Holt and Company. tr. 13. ISBN 978-0-8050-4668-7.
  6. ^ Grant Privett; Paul Parsons (2001). The Deep-Sky Observer's Year: A Guide to Observing Deep-Sky Objects Throughout the Year. Springer Science & Business Media. tr. 11. ISBN 978-1-85233-273-0.
  7. ^ Rajiv Gupta (tháng 9 năm 2004). Observer's Handbook 2005. Royal Astronomical Soc of Canada. tr. 73. ISBN 978-0-9689141-8-2.
  8. ^ The Observer's Handbook, Royal Astronomical Society of Canada, p. 63
  9. ^ W.H. Finlay (2003). Concise Catalog of Deep-sky Objects: Astrophysical Information for 500 Galaxies, Clusters and Nebulae. Springer Science & Business Media. tr. 10. ISBN 978-1-85233-691-2.
  • Neil Bone, Wil Tirion, Deep Sky Observer's Guide. Firefly Books, 2005. ISBN 1-55407-024-4.
  • Jess K. Gilmour, The practical astronomer's deep-sky companion. Springer, 2003. ISBN 1-85233-474-6.
  • Jack Newton, Philip Teece. The Guide to Amateur Astronomy. Cambridge University Press, 1995. ISBN 0-521-44492-6.
  • W. H. Finlay, Concise Catalog of Deep-sky Objects: Astrophysical Information for 500 Galaxies, Clusters and Nebulae. London: Springer, 2003. ISBN 1-85233-691-9. Includes the Messier objects, Herschel 400 & more.
  • Roger Nelson Clark, Visual astronomy of the deep sky. CUP Archive, 1990. ISBN 0-521-36155-9.

Đọc thêm

sửa
  • Burnham's Celestial Handbook by Robert Burnham, Jr. (Volume One, Volume Two, Volume Three at Google Books)
  • Deep Sky Observer's Guide by Neil Bone, Wil Tirion. Firefly Books, 2005. ISBN 1-55407-024-4.
  • The practical astronomer's deep-sky companion by Jess K. Gilmour. Springer, 2003. ISBN 1-85233-474-6.
  • Concise Catalog of Deep-sky Objects: Astrophysical Information for 500 Galaxies, Clusters and Nebulae by W. H. Finlay. London: Springer, 2003. ISBN 1-85233-691-9. Includes the Messier objects, Herschel 400 & more
  • Visual astronomy of the deep sky by Roger Nelson Clark. CUP Archive, 1990. ISBN 0-521-36155-9.

Liên kết ngoài

sửa