Thiên hoàng Toba
Thiên hoàng Toba (鳥羽天皇 (Điểu Vũ thiên hoàng) Toba- tennō , 24 tháng 2, 1103 - 20 tháng 7, 1156) là thiên hoàng thứ 74[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống[2]
Điểu Vũ Thiên hoàng | |||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |||||||||||||||
Thiên hoàng thứ 74 của Nhật Bản | |||||||||||||||
Trị vì | 9 tháng 8 năm 1107 – 25 tháng 2 năm 1123 (15 năm, 200 ngày) | ||||||||||||||
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn | 15 tháng 1 năm 1108 (ngày lễ đăng quang) 24 tháng 12 năm 1108 (ngày lễ tạ ơn) | ||||||||||||||
Nhiếp chính | Pháp hoàng Shirakawa | ||||||||||||||
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Horikawa | ||||||||||||||
Kế nhiệm | Thiên hoàng Sutoku | ||||||||||||||
Thái thượng Thiên hoàng thứ 22 của Nhật Bản Thái thượng Pháp hoàng chính thức thứ hai | |||||||||||||||
Tại vị | 25 tháng 2 năm 1123 – 20 tháng 7 năm 1156 (33 năm, 146 ngày) | ||||||||||||||
Tiền nhiệm | Thái thượng Pháp hoàng Shirakawa | ||||||||||||||
Kế nhiệm | Thái thượng Thiên hoàng Sutoku | ||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||
Sinh | 24 tháng 2, 1103 | ||||||||||||||
Mất | 20 tháng 7, 1156 (53 tuổi) | ||||||||||||||
An táng | 20 tháng 7 năm 1156 Anrakuju-in no misasagi (Kyoto) | ||||||||||||||
| |||||||||||||||
Hoàng tộc | Hoàng gia Nhật Bản | ||||||||||||||
Thân phụ | Thiên hoàng Horikawa | ||||||||||||||
Thân mẫu | Fujiwara no Ishi |
Tường thuật truyền thống
sửaThiên hoàng Toba có tên húy là Munehito (宗仁 (Tông Nhân)), ông là con trai của Thiên hoàng Horikawa và Hoàng hậu Fujiwara no Ishi. Sau khi mẹ qua đời, ông được ông nội là Pháp hoàng Shirakawa đích thân nuôi dưỡng.
Lên ngôi Thiên hoàng
sửaNgày 9 Tháng 8 năm 1107, sau khi cha là Thiên hoàng Horikawa vừa băng hà, Pháp hoàng Shirakawa đưa cháu nội mới 5 tuổi lên kế vị, hiệu là Thiên hoàng Toba[4]. Ông cải niên hiệu của cha thành niên hiệu Kajō (1107 - 1108). Quyền lực thực tế do Pháp hoàng Shirakawa nắm giữ, Thiên hoàng không có quyền lực gì.
Năm 1110, đền Miidera-ji bị đốt cháy[5].
Thời Toba, Phật giáo được phát triển mạnh. Thiên hoàng cho xây dựng ngôi chùa Saishôji ( (Tối Thắng tự)), hoàng hậu của ông, bà Taikenmonin ( (Đãi Hiền Môn Viện)) xây Enshôji ( (Viên Thắng tự)). Để có tiền xây chùa chiền và tổ chức các lễ hội tốn kém, Toba đã không ngần ngại bán cả chức tước để có đủ ngân sách.
Ngày 25 tháng 2 năm 1123, Thiên hoàng Toba bị ông nội ép phải nhường ngôi cho con trai mới 5 tuổi, thân vương Akihito[6]. Ông này sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Sutoku[7].
Kugyō
sửa- Nhiếp chính: Fujiwara Tadazane, 1078-1162.
- Quan bạch: Fujiwara Tadazane.
- Quan bạch: Fujiwara Tadamichi, 1097-1164.
- Thái Chính đại thần: Fujiwara Tadazane.
- Tả đại thần: Fujiwara Tadamichi.
- Tả đại thần: Hanazono không Arahito.
- Hữu đại thần: Naka-no-trong Munetada.
- Nội đại thần:
- Đại nạp ngôn:
Niên hiệu
sửa- Kajō (1106-1108)
- Tennin (1108-1110)
- Ten'ei (1110-1113)
- Eikyū (1113-1118)
- Gen'ei (1118-1120)
- Hōan (1120-1124)
Sau khi thoái vị
sửaBị ép phải nhường ngôi cho con, Toba lặng thịnh nhịn chịu. Đến khi Pháp hoàng Shirakawa vừa chết (1129), Thượng hoàng Toba lên nắm quyền trong 27 năm (1129 - 1156). Vốn có mâu thuẫn với ông nội từ lâu, Toba thi hành các chính sách trái ngược. Ông cho phép các quý tộc cấp cao được nhận đất ủy thác của triều đình, khuyến khích lập các trang viên mới. Bản thân ông nhiều lần đứng ra nhận ủy thác nhiều trang viên rộng lớn. Vốn mộ đạo, ông cũng xây dựng nhiều chùa chiền như Senssoji ( (Thành Thắng tự)) và Enshoji ( (Diên Thắng tự)).
Gia đình
sửa- Trung cung (chūgū): Fujiwara no Shōshi/ Tamako (1101–1145), Hoàng thái hậu (待賢門院), con gái lớn của Fujiwara no Kinzane (藤原公実). Bà sinh ra:
- Akihito (tức Thiên hoàng Sutoku): 1119–1164
- Công chúa Yoshiko/ Kishi (禧子内親王) – Saiin tại đền Kamo: 1122–1133
- Michihito: 1124–1129
- Kimihito: 1125–1143
- Công chúa Muneko: 1126–1189, cưới em trai là Thiên hoàng Go-Shirakawa.
- Masahito: 1127–1192, tức Thiên hoàng Go-Shirakawa.
- Motohito (tu sĩ Phật giáo): 1129–1169
- Hoàng hậu (kōgō) Fujiwara no Yasuko / Taishi (1095–1155), con gái lớn của Fujiwara no Tadazane. Bà này không có con.
- Hoàng hậu (kōgō) Fujiwara no Nariko (1117–1160), con gái của Fujiwara no Nagazane. Bà sinh ra:
- công chúaToshiko: 1135–1148
- Công chúa Akiko: 1137–1211
- Narihito (Thiên hoàng Konoe): 1124–1129
- Công chúa Yoshiko: 1141–1176, hoàng hậu của Thiên hoàng Nijō)
- Cung nhân Ki no Ieko, sinh ra:
- Dōkei (1132–1168), tu sĩ Phật giáo
- Kakukai (1134–1181), tu sĩ Phật giáo
- Aya Gozen (? - 1195)
- Ngự nữ Sanjō, sinh ra: công chúa Kenshi, trụ trì đền Ise Shrine
- Ngự nữ Kasuga, sinh ra công chúa Nobuko
- Ngự nữ Fujitsubo (藤壺女御), con gái của Tachibana no Toshitsuna. Bà sinh ra hoàng tử Shin-yo, tu sĩ Phật giáo
- Ngự nữ Tosa (土佐局), con gái của Minamoto no Mitsuyasu (源光保)
- Con gái của Fujiwara no Sanehira (藤原実衡)
- Takamatsunomiya (高松宮) (không có liên quan đến Arisugawa-no-miya người mà cũng có tên gốc là Takamatsu-no-miya)
- (không có tên). Bà này sinh ra:
- Hoàng tử Saichū? (最忠法親王), tu sĩ Phật giáo
- Hoàng tử Dōka? (道果親王)
Chú thích
sửa- ^ Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản( Kunaichō ): 鳥羽天皇 (74) ^
- ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, pp.79.
- ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp.178–181; Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp. 320–322;Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki. pp. 203–204.
- ^ Titsingh, p. 178; Brown, pp. 320; Varley, p. 44
- ^ Brown, p. 322.
- ^ Brown, p. 322; Varley, p. 44.
- ^ Titsingh, p. 182; Varley, p. 44.
Tham khảo
sửa- Brown, Delmer M. and Ichirō Ishida, eds. (1979). Gukanshō: The Future and the Past. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-03460-0; OCLC 251325323
- Kitagawa, Hiroshi and Burce T. Tsuchida, ed. (1975). The Tale of the Heike. Tokyo: University of Tokyo Press. ISBN 0-86008-128-1 OCLC 164803926
- Ponsonby-Fane, Richard Arthur Brabazon. (1959). The Imperial House of Japan. Kyoto: Ponsonby Memorial Society. OCLC 194887
- Titsingh, Isaac. (1834). Nihon Odai Ichiran; ou, Annales des empereurs du Japon. Paris: Royal Asiatic Society, Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland. OCLC 5850691
- Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki: A Chronicle of Gods and Sovereigns. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0-231-04940-5; OCLC 59145842