Sakuramachi (Sakuramachi-tennō ?, 08 tháng 2 năm 1720 - 28 tháng 5 1750) là Thiên hoàng thứ 115[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống[2].

Anh Đinh Thiên hoàng
櫻町天皇
Thiên hoàng Nhật Bản
Sakuramachi
Thiên hoàng thứ 115 của Nhật Bản
Trị vì13 tháng 4 năm 17359 tháng 6 năm 1747
(12 năm, 57 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn16 tháng 12 năm 1735 (ngày lễ đăng quang)
29 tháng 12 năm 1738 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quânTokugawa Yoshimune
Tokugawa Ieshige
Tiền nhiệmThiên hoàng Nakamikado
Kế nhiệmThiên hoàng Momozono
Thái thượng Thiên hoàng thứ 57 của Nhật Bản
Tại vị9 tháng 6 năm 174728 tháng 5 năm 1750
(2 năm, 353 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Nakamikado
Kế nhiệmNữ Thái thượng Thiên hoàng Go-Sakuramachi
Thông tin chung
Sinh(1720-02-08)8 tháng 2 năm 1720
Mất28 tháng 5 năm 1750(1750-05-28) (30 tuổi)
An tángTsuki no wa no misasagi (Kyoto)
Trung cungNijō Ieko
Hậu duệCông chúa Sakariko
Hậu Anh Đinh Nữ Thiên Hoàng
Thiên hoàng Momozono
Thân phụThiên hoàng Nakamikado
Thân mẫuKonoe Hisako
Chữ ký

Triều đại của Sakuramachi kéo dài từ năm 1735 đến năm 1747[3].

Phả hệ

sửa

Tên cá nhân của ông (imina) là Teruhito (昭仁).[4] Chiêu Nhân (昭仁 ?); và danh hiệu trước khi lên ngôi của ông là Waka-no-miya Nhã Cung (若宮). Ông là con trai đầu lòng của Thiên hoàng Nakamikado.


Thiếu thời, ông sống trong Hoàng cung Heian với Hoàng tộc. Năm 1728, ông được cha đặt làm Thái tử[5].

Lên ngôi Thiên hoàng

sửa

Ngày 13 Tháng 4 năm 1735, Thiên hoàng Nakamikado thoái vị và Thân vương Akihito chính thức lên ngôi[6], hiệu là Thiên hoàng Sakuramachi.

Triều đại của ông luôn gắn liền với một loạt các nghi lễ mang đậm tính Shinto vì nhiều người cho rằng, ông là "sự đầu thai" lên của Thái tử Shōtoku, người đã cho khôi phục và phát triển văn hóa Nhật truyền thống ngay từ thời cổ đại. Với sự giúp đỡ của Shogun Tokugawa Yoshimune, ông đã cho phục hồi các nghi lễ Hoàng gia truyền thống như:

  • Nghi lễ Daijōsai, một nghi lễ chuyên đưa cơm cúng dường khi Thiên hoàng làm lễ đăng quang ngôi vua.
  • Nghi lễ Shinjōsai, một nghi lễ cúng dường về cơm cho nhà vua đang tại vị.
  • Nghi lễ Daijō-e[7] của Thiên hoàng.
  • Nghi lễ bí truyền Niiname-matsuri được thực hiện[8].

Kinh tế Nhật Bản cũng đang phát triển dưới triều đại Sakuramachi khi nhà vua cho đúc tiền Genbun[7] để sử dụng trên cả nước, lập Hirado như một trung tâm để các thương nhân và người dân tập trung hàng hóa để buôn bán[7]. Tuy nhiên, kinh tế Nhật đang gánh chịu nhiều khó khăn do bão và sóng thần. Năm 1742, lũ lớn ở các tỉnh Musashi, tỉnh Kōzuke, tỉnh Shimotsuke và tỉnh Shinano cuốn trôi nhiều nóc nhà, người dân; nó cũng cuốn trôi luôn cầu Sanjo ở Edo[9].

Cũng dưới thời ông, nội tình Edo bị lộn xôn do vụ lãnh chúa Hosokawa Etchū-no-kami của Higo bị giết chết tại Edo bởi Fudai daimyo Itakura Katsukane - Itakura được lệnh của Shogun phải mổ bụng như là một sự trừng phạt. Tuy nhiên, Shogun đã đích thân can thiệp để giảm thiểu những hậu quả xấu cho gia đình Fudai của kẻ sát nhân[10].

Ngày 09 tháng 6 năm 1747, sau đại hỏa hoạn ở Edo thì Thiên hoàng chính thức thoái vị, nhường ngôi cho con trai cả là Thân vương Toohito, sau sẽ lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Momozono.

Kugyō

sửa

Niên hiệu

sửa
  • Kyōhō (1716–1736)
  • Gembun (1736-1741)
  • Kanpō (1741-1744)
  • Enkyō (1744-1748)

Gia đình

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Imperial Household Agency (Kunaichō): 桜町天皇 (115)
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard. The Imperial House of Japan, p. 119
  3. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 417-418.
  4. ^ “Emperor Sakuramachi”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 9 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022
  5. ^ Meyer, Eva-Maria. (1999). Japans Kaiserhof in der Edo-Zeit, tr. 47-48.
  6. ^ Meyer, p. 47.
  7. ^ a b c Titsingh, p. 418.
  8. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1956), Kyoto: the Old Capital of Japan, 794–1869, p. 321.
  9. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1956). Kyoto: the Old Capital of Japan, 794-1869, p. 321.
  10. ^ Screech, Timon. Secret Memoirs of the Shoguns, pp. 117–121.