Thiên Nam dư hạ tập là một bộ sách về pháp luật[1] thời Lê sơ, do Đỗ NhuậnThân Nhân Trung[2] biên soạn vào thời vua Lê Thánh Tông.[3] Thiên Nam dư hạ tập có 100 quyển,[4] chủ yếu chép về luật lệ, chế độ, điển lễ, cáo sắc, văn thư[5] từ đầu thời Lê Thái Tổ đến năm Hồng Đức,[4] được cho là phỏng theo Hội điển của nhà Đườngnhà Tống.[5] Theo một số nguồn, Thiên Nam dư hạ tập có chép lại các trước tác của Hội Tao Đàn.[4][6][7][8] Bộ sách được đánh giá là một bộ bách khoa thư dưới thời Lê Thánh Tông.[9]

Thiên Nam dư hạ tập
Thông tin sách
Tác giảThân Nhân Trung
Đỗ Nhuận
Quốc giaĐại Việt (Lê sơ)
Ngôn ngữTiếng Việt

Năm Hồng Đức thứ 14 (1483), văn thần Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận được Lê Thánh Tông sai soạn Thiên Nam dư hạ tập.[5] Thiên Nam dư hạ tập còn được tham gia biên soạn bởi Đào Cử, Đàm Văn LễQuách Đình Bảo.[4] Theo Lịch triều hiến chương loại chí, sau đời Lê trung hưng thì "cả bộ tản mát, mười phần còn một hai phần". Đến năm 1768, Trịnh Sâm tìm được hơn 20 quyển nhưng khi chiến tranh cũng cháy hết. Theo một số nguồn, ngày nay Thiên Nam dư hạ tập chỉ còn bốn năm quyển.[1][5]

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú có viết một mục về Thiên Nam dư hạ tập tại "Văn tịch chí" và xếp Thiên Nam dư hạ tập vào loại "hiến chương". Bộ sách được Phan Huy Chú cho là "sách điển chương của một thời đại làm khuôn phép đời đời".[5] Thiên Nam dư hạ tập được một bài báo của tờ Nhân Dân đánh giá là "dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc với những giá trị văn hóa vô cùng lớn".[6] Tờ Kinh tế nông thôn cho rằng Thiên Nam dư hạ tập là một trong nhiều "giá trị văn hóa xã hội" dưới thời vua Lê Thánh Tông, cùng với các tác phẩm Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hồng Đức hình luật[7] Thiên Nam dư hạ tập còn được đánh giá là một "công trình mang dấu ấn vương triều".[8]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Lê Thị Sơn 2004, tr. 53
  2. ^ Lâm Giang, Nguyễn Đình Bư & Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (Việt Nam) 2003, tr. 71.
  3. ^ Anderson & Whitmore 2014, tr. 242.
  4. ^ a b c d Đại học Hồng Đức 2002, tr. 35, 49
  5. ^ a b c d e Phan Huy Chú 2014, tr. 125
  6. ^ a b An Chi (ngày 6 tháng 12 năm 2016). "Vua hiền có Lê Thánh Tông...". nhandan.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ a b Hải Yến (ngày 6 tháng 3 năm 2016). “Dấu ấn vua Lê Thánh Tông trong văn hóa Việt”. www.kinhtenongthon.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ a b Tạ Ngọc Liên 2008, tr. 136
  9. ^ Nguyễn Vinh Phúc 2005, tr. 116, 136-137.

Thư mục

sửa
  1. Anderson, James A.; Whitmore, John K. (2014), China's Encounters on the South and Southwest: Reforging the Fiery Frontier Over Two Millennia (bằng tiếng Anh), BRILL, ISBN 9004282483
  2. Đại học Hồng Đức (2002), Kỷ yếu hội thảo khoa học về Hoàng đế Lê Thánh Tông, 1442-1497, Nhà xuất bản Thanh Hóa
  3. Lâm Giang; Nguyễn Đình Bư; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (Việt Nam) (2003), Địa chí Bắc Giang: Di sản Hán Nôm, Sở văn hóa thông tin Bắc Giang, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam
  4. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật: Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  5. Nguyễn Vinh Phúc (2005), Lịch sử Thăng Long Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ
  6. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03018-3
  7. Tạ Ngọc Liên (2008), Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên

Đọc thêm

sửa