Theophilus là một hố Mặt Trăng (hố va chạm) nằm ở giữa vịnh Sinus Asperitatis ở phía bắc và biển Mare Nectaris ở phía đông nam. Hố bị xâm nhập một phần ở phía tây nam bởi một hố cùng cỡ Cyrillus. Về phía đông là hố nhỏ hơn Mädler và xa hơn về phía nam-đông nam là hố Beaumont.[1] Hố được đặt tên theo sau tín đồ người Copt thế kỷ 4 là giáo hoàng Theophilus của Alexandria.[2]

Theophilus
Tầm nhìn gần từ Apollo 16, hướng về phía nam
Tọa độ11°24′N 26°24′Đ / 11,4°N 26,4°Đ / -11.4; 26.4
Đường kính100 km
Độ sâu3,2 km
Kinh độ hoàn hảo333° lúc mặt trời mọc
Được đặt tên theoGiáo hoàng Theophilus của Alexandria
Vị trí của Theophilus
Tầm nhìn gần của hố Theophilus từ Apollo 16, mô-đun Mặt Trăng Orion tiến tới điểm đáp của nó khoảng 450 km về phía tây
Tầm nhìn gần của hố Theophilus từ Lunar Orbiter 3
Tầm nhìn gần phần giữa của hố Theophilus từ Panoramic Camera của Apollo 16

Theophilus, CyrillusCatharina hình thành một nhóm các hố lớn nhìn thấy được trên đường rạng đông 5 ngày sau Mặt Trăng mới.

Đặc điểm

sửa

Vành hố Theophilus rộng, có những bậc thang ở bên trong thể hiện sự xói mòn. Hố sâu 3200 m với tường rộng và bị bể tạo thành hố Cyrillus.[3] Hố được tạo ra trong Kỷ Eratosthenes, từ 3,2 đến 1,1 tỉ năm trước. Hố có một ngọn núi trung tâm hùng vĩ, cao 1400 m, với bốn đỉnh.[2]

Thềm hố tương đối bằng phẳng, có ngọn núi lớn với bốn đỉnh cao gần khoảng 2 km so với thềm hố. Đỉnh ở phía tây được ký hiệu là Psi (ψ), đỉnh phía đông là Phi (φ), và đỉnh phía bắc là Alpha (α) Theophilus. Con dóc phía tây rộng hơn và gồ ghề hơn, trong khi dóc giảm mạnh từ đỉnh đến thềm hố ở mặt phía bắc và phía tây.[4]

Nhiệm vụ Apollo 16 thu thập các mảnh bazan được cho rằng là ejecta từ sự tạo thành của hố Theophilus.[5]

Hố vệ tinh

sửa

Theo quy ước, những tính chất này được xác định trên bản đồ bằng cách đặt từng chữ cái là tâm của các hố vệ tinh gần với Theophilus nhất.[6]

Theophilus Vĩ độ Kinh độ Đường kính
B 10.5° N 25.2° Đ 8 km
E 6.8° N 24.0° Đ 21 km
F 8.0° N 26.0° Đ 13 km
G 7.2° N 25.7° Đ 19 km
K 12.5° N 26.3° Đ 6 km
W 7.8° N 28.6° Đ 4 km

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Moon - Theophilus crater region”. astrosurf.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ a b Autostar Suite Astronomer Edition. CD-ROM. Meade, April 2006.
  3. ^ Moore, Patrick (2001). On the Moon. Sterling Publishing Co.. ISBN 0-304-35469-4.
  4. ^ Rükl, Antonín (1990). Atlas of the Moon. Kalmbach Books. ISBN 0-913135-17-8.
  5. ^ “Apollo 16 Mission”. Lunar and Planetary Institute. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  6. ^ Bussey, B.; Spudis, P. (2004). The Clementine Atlas of the Moon. New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-81528-2.