The talk (phân biệt chủng tộc)

Tại Hoa Kỳ, the talk là một uyển ngữ để chỉ cuộc trò chuyện mà một số cha mẹ là người da đen cảm thấy buộc phải trao đổi với con cái. Họ nhắc nhở về những nguy hiểm mà một người da màu phải đối mặt do nạn phân biệt chủng tộc hoặc đối xử bất công từ chính người nắm quyền, lực lượng thực thi pháp luật tại đất nước họ. The talk đã có từ nhiều thế hệ và thường là một "nghi thức" dành cho trẻ em da đen.

Lịch sử

sửa

Thanh niên da đen ở Hoa Kỳ "luôn được cảnh báo" về việc đối phó một cách an toàn khi bắt gặp lực lượng thực thi pháp luật. Cha mẹ hoặc những người chăm sóc chỉ ra những nguy hiểm mà con họ có thể gặp phải do nạn phân biệt chủng tộc.[1][2][3] Biến thể của the talk được truyền qua nhiều thế hệ trong các gia đình da đen trong nhiều thập kỷ.[4][5] Đây được coi là tập tục "bắt nguồn từ thời nô lệ và đã kéo dài hàng thế kỷ".

Utne Reader gọi the talk là "a rite of passage" (tạm dịch: nghi lễ dấu mốc cuộc đời) dành cho trẻ em da đen.[6] Judy Belk, viết trên tờ Los Angeles Times, coi the talk là "một phong tục cần thiết mà chúng tôi luôn lưu giữ trong cộng đồng người da đen, một phong tục mà chúng tôi miễn cưỡng truyền từ đời này sang đời khác" và là "một nghi thức đau đớn".[7]

Nội dung

sửa

The talk có nội dung tập trung vào cách hạn chế các cuộc chạm trán với cảnh sát.[6][7] Tại Mỹ, người da đen có thể bị cảnh sát kiểm tra người và phương tiện với lý do nhỏ nhặt, không đáng kể hoặc thậm chí vu vơ, không tồn tại, chẳng hạn như tình trạng: lái xe khi bạn là người da đen (Driving while black).[1][8]

The talk là một ví dụ về hiện tượng sự chuẩn bị cho sự thiên vị (preparation for bias) trong môi trường xã hội hóa sắc tộc.[9] Brooks và cộng sự (2016) đã liệt kê lại những hành động của người da đen khi gặp lực lượng thực thi pháp luật lúc lái xe:

  • Dừng xe ngay lập tức
  • Để nguyên hai bàn tay trên vô lăng và không được di chuyển đột ngột
  • Không được cho tay để lấy các vật dụng trong ví hoặc ngăn đựng găng tay mà không thông báo cho nhân viên thực thi pháp luật trước
  • Tỏ ra lịch sự nhất có thể, hãy nói "Yes sir, officer" (Vâng thưa ngài)
  • Không được tranh cãi, ngay cả khi bạn đúng

Các hành động nêu trên là ví dụ của sự hoài nghi pháp lý mang tính phân biệt chủng tộc.[9]

Theo PBS có trích lời trong the talk giữa bố mẹ và con cái họ:

Nếu con bị cảnh sát yêu cầu dừng xe: Luôn nói "vâng thưa ngài, không thưa ngài"; không được nói lại; không được tạo ra các cử động bất thình lình; không đút tay trong túi; tuân thủ mọi mệnh lệnh; nếu con bị cảnh sát buộc tội oan uổng, hãy cãi lại ở đồn. Bố/mẹ thà đi đón con ở đồn cảnh sát hơn là ở nhà xác…"

— The Talk: Race in America[10]

Truyền hình nói về The talk

sửa

Thời báo New York thực hiện một bộ phim tài liệu ngắn vào năm 2015 kể về những trải nghiệm của người Mỹ da đen khi có cuộc trò chuyện này với con cái và ký ức về The talk của chính cha mẹ họ khi trao đổi với họ.[11] PBS xây dựng bộ phim tài liệu với thời lượng 2 giờ đồng hồ, The Talk: Race in America, vào năm 2017. Procter & Gamble ra mắt quảng cáo mang tên "The Talk" vào năm 2017.[12] Một tập phim năm 2018 của series Grey's Anatomy có nội dung là một cặp vợ chồng da đen nói chuyện với con trai về vấn đề này.[13] Vào năm 2019, đài PBS WFYI, Dự án SALT, Nhà thờ Chúa Kitô và Chủng viện Thần học Kitô giáo hợp tác để xây dựng nội dung một đoạn video ngắn dành cho những thanh niên da đen. Video mang tên "Hãy về nhà an toàn: 10 quy tắc sinh tồn".[14]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Wright, Bruce C. T. (ngày 29 tháng 7 năm 2019). “The One Story: The Evolving Relevance Of 'The Talk'. NewsOne (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Blake, John (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “George Floyd. Ahmaud Arbery. Breonna Taylor. What can black parents possibly tell their kids now about staying safe?”. CNN. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ LaMotte, Sandee. “How to talk to your children about protests and racism”. CNN.
  4. ^ Bouchard, Kelley (ngày 17 tháng 7 năm 2016). “African-American parents say 'The Talk' is a life-and-death matter”. Press Herald. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ Lopez, German (ngày 8 tháng 8 năm 2016). “Black parents describe "The Talk" they give to their children about police”. Vox (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ a b Plourde, Arienne Thompson; Thompson, Amelia; Magazine, from Notre Dame (2017). “The Talk: Surviving Police Encounters While Black – Community – Utne Reader”. Utne (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b Belk, Judy (ngày 3 tháng 11 năm 2019). “Opinion: As a black parent, I need to update 'the talk' I have with my kids about police”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ Bunn, Curtis (ngày 19 tháng 5 năm 2020). “After Arbery shooting, black parents are rethinking 'the talk' with sons to explain white vigilantes”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ a b Unnever, James D.; Gabbidon, Shaun L.; Chouhy, Cecilia (ngày 26 tháng 10 năm 2018). Building a Black Criminology, Volume 24: Race, Theory, and Crime (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 978-0-429-75744-0.
  10. ^ “The Talk Archives”. The Talk | Race in America (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ “Opinion | A Conversation With My Black Son”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ Bell, Gabriel (ngày 25 tháng 7 năm 2017). “Moving ad captures "The Talk" every black parent has with their kids”. Salon (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Willis, Kiersten (ngày 27 tháng 1 năm 2018). “Grey's Anatomy Takes a Hard Look At 'The Talk' Black Parents Have to Give Their Sons About Police Brutality”. Atlanta Black Star (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “10 Rules of Survival if Stopped by the Police | Talk Back | PBS”. 10 Rules of Survival if Stopped by the Police | Talk Back | PBS. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.