Đêm đầy sao

(Đổi hướng từ The Starry Night)

Đêm đầy sao (tiếng Hà Lan: De sterrennacht) là một bức tranh của họa sĩ hậu ấn tượng người Hà Lan Vincent van Gogh. Được vẽ vào tháng 6 năm 1889, bức tranh miêu tả khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông ở Saint-Rémy-de-Provence, miền Nam nước Pháp về đêm, mặc dù ông đã vẽ bức tranh vào ban ngày qua trí nhớ.[2] Đêm đầy sao nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở thành phố New York, một phần trong Di vật của Lillie P. Bliss, từ năm 1941. Bức tranh Đêm đầy sao là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh, đánh dấu bước ngoặt mang tính quyết định chuyển sang sự tự do sáng tạo to lớn hơn trong nghệ thuật của ông.[3]

Đêm đầy sao
Tác giảVincent van Gogh
Thời gian1889
LoạiSơn dầu trên vải
Kích thước73.7 cm × 92. cm (29 in × 36¼ in)
Địa điểmBảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (F612, JH1731) [1], Thành phố New York
Accession472,1941

Nguồn gốc

sửa
 
Đêm đầy sao trên sông Rhone, 1888, sơn dầu trên vải

Trong một bức thư gửi Emile Bernard vào tháng 4 năm 1888, Van Gogh bộc lộ mong muốn vẽ bầu trời về đêm, và hỏi rằng liệu ông có thể đạt được điều đó bằng cách vẽ thiên nhiên như các họa sĩ Trường phái ấn tượng.

Tháng 9 năm 1888, trước khi bị suy nhược và phải nhập viện ở Arles vào tháng 12, Van Gogh đã vẽ Đêm đầy sao trên sông Rhone vào ban đêm dưới ánh đèn gas.

Tháng 5 năm 1889, Van Gogh quyết định vào nhà thương điên Saint-Rémy, nơi ông sống trong suốt năm tiếp theo. Trong thời gian ở đây ông đã vẽ rất nhiều, cho dù bị gián đoạn bởi những lần lên cơn.[4] Được gợi hứng từ cảnh vật xung quanh nhà thương điên, ông vẽ Đêm đầy sao vào tháng 6 năm 1889. Khác với Đêm đầy sao trên sông Rhone, bức tranh này được vẽ vào ban ngày qua trí nhớ. Giữa tháng 9 năm 1889, sau một cuộc khủng hoảng nặng nề bắt đầu từ giữa tháng 7 cho đến hết tháng 8, ông nghĩ là sẽ bao gồm Đêm đầy sao trong lô tác phẩm tiếp theo được gửi cho em trai ông, Theo ở Paris.[5] Nhằm giảm chi phí vận chuyển, ông giữ lại ba tác phẩm, trong đó có Đêm đầy sao. Chúng được gửi tới Paris trong lần chuyển hàng tiếp theo.[6] Khi Theo không báo tin ngay lập tức rằng bức tranh đã tới nơi, Vincent hỏi thăm một lần nữa và cuối cùng đã nhận được lời nhận xét của Theo về tác phẩm.[7][8]

Chủ đề

sửa

Phần chính giữa cho thấy ngôi làng Saint-Rémy dưới một bầu trời cuộn xoáy, dưới góc nhìn từ nhà thương điên hướng về phía bắc. Dãy Alpilles ở bên phải phù hợp với góc nhìn này, nhưng có ít mối liên hệ giữa khung cảnh thật với những ngọn đồi ở giữa, có vẻ như chúng được lấy từ một phần khác của cảnh vật xung quanh, về phía nam của nhà thương điên. Cây Hoàng đàn ở bên trái đã được thêm vào bố cục của bức tranh.[9] Một điều đáng chú ý là Van Gogh đã thay đổi vị trí của chòm sao Đại Hùng từ phía bắc sang phía nam, ông cũng đã làm điều này trong bức Đêm đầy sao trên sông Rhone.

Chú thích

sửa
  1. ^ Brooks, D. “Starry Night”. The Vincent van Gogh Gallery, endorsed by Van Gogh Museum, Amsterdam. David Brooks (self-published). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ “Hơn 100 năm nhìn lại những kiệt tác làm nên "Vincent Van Gogh". Dân trí. Hà Nội. ngày 8 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  3. ^ Lieberman, William S. (1980). Modern masters: European paintings from the Museum of Modern Art. New York: Metropolitan Museum of Art. p. 37. ISBN 0870992465
  4. ^ Gogh, Vincent van, and Bruce Bernard (2000). Vincent by himself. London: Little, Brown. p. 13. ISBN 0316855065
  5. ^ Letter Webexhibits.org Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, 607
  6. ^ Letter Webexhibits.org, 608
  7. ^ Letter 609
  8. ^ Letter Webexhibits.org, T19
  9. ^ MOMA.org The Museum of Modern Art maintains the traditional identification of a cypress tree.

Tham khảo

sửa
  • Boime, Albert (1996), Van Gogh: Sternennacht: Kunstgeschichte im Detail [Van Gogh: Starry Night: Art History in Detail] (bằng tiếng Đức), Systhema Verlag, ISBN 3-634-23015-0, OCLC 80645605. Originally published by the Voyager Company, NY, as "Vincent Van Gogh: Starry night, a history of matter, a matter of history."

Liên kết ngoài

sửa