Thanh Bình, thành phố Ninh Bình

phường thuộc thành phố Ninh Bình

Thanh Bình là một phường thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Thanh Bình
Phường
Phường Thanh Bình
Một góc đường Lê Đại Hành và chợ Rồng Ninh Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDNgõ Nguyễn Văn Cừ, tổ dân phố Vạn Xuân
Thành lập1/1/1997[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°15′10″B 105°58′58″Đ / 20,25278°B 105,98278°Đ / 20.25278; 105.98278
Thanh Bình trên bản đồ Việt Nam
Thanh Bình
Thanh Bình
Vị trí phường Thanh Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,57 km²[2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng12.865 người[2]
Mật độ8.194 người/km²
Khác
Mã hành chính14326[3]
Mã bưu chính431061
Websitethanhbinh.tpninhbinh.ninhbinh.gov.vn

Địa lý

sửa

Phường Thanh Bình nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình, có vị trí địa lý:

Phường Thanh Bình có diện tích là 1,57 km², dân số năm 2023 là 12.865 người,[2] mật độ dân số đạt 8.194 người/km².

Phường Thanh Bình được giới hạn bởi các tuyến đường: Lê Đại Hành (bên sông Vân), Nguyễn Công Trứ (đại lộ đi Kim Sơn), đường Lê Văn Tám và sông Đáy. Phường là nơi đặt trụ sở của thành phố Ninh Bình, trên địa bàn phường cũng có các công trình quan trọng như: nhà ga hàng hóa Ninh Bình, bến xe khách Ninh Bình, công viên Thúy Sơn, Bảo tàng Ninh Bình,...

Trụ sở chính của chi nhánh Truyền hình cáp SCTV khu vực đồng bằng Bắc Bộ đặt tại số 79 Lê Đại Hành, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình. Chi nhánh khu vực đồng bằng Bắc Bộ sẽ quản lý khu vực rộng lớn bao gồm 5 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định.[4]

Hành chính

sửa

Phường Thanh Bình được chia thành 18 tổ dân phố: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngọc Mỹ, Ngọc Sơn, Ngọc Xuân, Phúc Sơn, Tây Sơn 1, Tây Sơn 2, Tây Sơn 3, Thanh Sơn, Thúy Sơn, Trần Kiên, Trần Phú, Trung Sơn, Vạn Phúc, Vạn Sơn, Vạn Xuân 1, Vạn Xuân 2.[5]

Lịch sử

sửa

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP[6] về việc thành lập phường Đinh Tiên Hoàng thuộc thị xã Ninh Bình trên cơ sở tách một phần diện tích và nhân khẩu của thị trấn Ninh Bình cũ thuộc huyện Hoa Lư.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, phường Đinh Tiên Hoàng thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997)[1] về việc đổi tên phường Đinh Tiên Hoàng sau khi đã điều chỉnh địa giới thành phường Thanh Bình.

Phường Thanh Bình có diện tích tự nhiên 150,78 ha và 9.073 nhân khẩu.

Tháng 12 năm 1997, UBND thị xã Ninh Bình bàn giao khu đất trên 10 ha do phường Vân Giang thực hiện Kế hoạch dãn dân năm 1984 ở phố Vạn Xuân về phường Thanh Bình.

Phường Thanh Bình có 8 phố: Tây Sơn, Vạn Phúc, Trần Kiên 1, Trần Kiên 2, Nam Sơn, Vạn Xuân, Ngọc Sơn 1, Ngọc Sơn 2.

Ngày 10 tháng 3 năm 1999, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND[8] về việc:

  • Đổi tên tổ dân phố Trần Kiên 2 thành tổ dân phố Trần Phú.
  • Chia tổ dân phố Ngọc Sơn 1 chia thành 3 tổ dân phố: Ngọc Sơn, Ngọc Xuân, Ngọc Mỹ.
  • Đổi tên tổ dân phố Ngọc Sơn 2 thành tổ dân phố Phong Sơn.
  • Thành lập 3 tổ dân phố: Thanh Sơn, Trung Sơn, Thuý Sơn.

Phường Thanh Bình có 13 tổ dân phố.

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2005/NĐ-CP[9] về việc điều chỉnh 4,55 ha diện tích tự nhiên và 1.279 nhân khẩu của phường Thanh Bình về phường Nam Bình quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Thanh Bình có 156,54 ha diện tích tự nhiên và 9.562 nhân khẩu.

Ngày 21 tháng 12 năm 2005, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 2862/QĐ-UBND[10] về việc:

  • Chia tổ dân phố Tây Sơn thành 3 tổ dân phố: Tây Sơn 1 Tây Sơn 2, Tây Sơn 3.
  • Chia tổ dân phố Vạn Xuân thành tổ dân phố Vạn Xuân 1 và tổ dân phố Vạn Xuân 2.

Phường Thanh Bình có 15 tổ dân phố.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[11] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Phường Thanh Bình trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Ngày 12 tháng 8 năm 2008, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 1505/QĐ-UBND[12] về việc:

  • Chia tổ dân phố Trung Sơn thành tổ dân phố Trung Sơn và tổ dân phố Vạn Sơn.
  • Chia tổ dân phố Thuý Sơn thành tổ dân phố Thuý Sơn và tổ dân phố Phúc Sơn.
  • Chia tổ dân phố Nam Sơn thành tổ dân phố Nam Sơn và tổ dân phố Bắc Sơn.

Phường Thanh Bình có 18 tổ dân phố.[13]

Văn hóa

sửa

Phía nam phường Thanh Bình có núi Cánh Diều là di tích lịch sử văn hóa gắn với truyền thuyết của thần Thiên Tôn – trấn đông Hoa Lư tứ trấn đã hóa thân thành một đạo sỹ để bắn Cao Biền khi đang cưỡi diều bay rơi xuống núi này. Thần Thiên Tôn là vị thiên thần, được Ngọc Hoàng giao xuống diệt trừ yêu ma từ khu vực Gián Khẩu tới núi Cánh Diều. Khi xong nhiệm vụ thần hóa tại núi Cánh Diều ở vị trí đền Trấn Vũ ngày nay. Vị thần này được thờ ở nhiều xã quanh thành phố Ninh Bình như các xã: Khánh Cư, Ninh Khang, Ninh Giang và thị trấn Thiên Tôn,... Nơi thờ thần thường được gọi là đền Thánh Cả.

Núi Cánh Diều cũng có tên khác là núi Ngọc Mỹ Nhân, do Nguyễn Công Trứ đặt khi đi khai hoang đất Kim Sơn. Hiện nơi đây được là một công viên có hồ ven núi và đang được xây dựng thành khu du lịch sinh thái lâm viên núi Ngọc Mỹ Nhân. Dự án phát triển các đô thị động lực với tiểu dự án phát triển thành phố Ninh Bình do Ngân hàng thế giới (WB) Việt Nam tài trợ có cải tạo núi Cánh Diều gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1, tăng cường kết nối hạ tầng giao thông và dịch vụ giao thông đô thị; hợp phần 2, cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường bao gồm cải tạo núi Cánh Diều, nâng cao công suất các trạm xử lý nước thải,...; hợp phần 3, tăng cường năng lực quản lý đô thị.[14]

Khu công viên núi Non Nước là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố Ninh Bình, tại đây có Bảo tàng Ninh Bình và các công trình dịch vụ khác.

Di tích đền Vân Thị là công trình kiến trúc văn hóa cổ thờ phụng bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân, nằm liền kề nhà hát Chèo Ninh Bình và Trung tâm văn hóa tỉnh Ninh Bình.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Nghị định số 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  2. ^ a b c “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc" (PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “SCTV tưng bừng khai trương chi nhánh khu vực đồng bằng Bắc Bộ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “Quyết định số 151-CP năm 1981 về việc một số đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 4 năm 1981.
  7. ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 12 năm 1991.
  8. ^ Quyết định số 29/QĐ-UBND về việc thành lập và đổi tên một số tổ dân phố thuộc tỉnh Ninh Bình.
  9. ^ “Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã và thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 28 tháng 4 năm 2005.
  10. ^ Quyết định số 2862/QĐ-UBND về việc thành lập tổ dân phố thuộc tỉnh Ninh Bình.
  11. ^ “Nghị định số 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.
  12. ^ Quyết định số 1505/QĐ-UBND về việc thành lập tổ dân phố phố thuộc tỉnh Ninh Bình.
  13. ^ “Lịch sử hình thành phường Thanh Bình”. Trang thông tin điện tử phường Thanh Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ Hà Phương – Đức Lam (24 tháng 5 năm 2016). “Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng thế giới”. Ninh Bình Online. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2016.

Tham khảo

sửa