Thanh Định là một thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Thanh Định
Xã Thanh Định
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐịnh Hóa
Địa lý
Tọa độ: 21°51′52″B 105°32′37″Đ / 21,86444°B 105,54361°Đ / 21.86444; 105.54361
Thanh Định trên bản đồ Việt Nam
Thanh Định
Thanh Định
Vị trí xã Thanh Định trên bản đồ Việt Nam
Diện tích18,39 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3.806 người[1]
Mật độ207 người/km²
Khác
Mã hành chính05578[2]
Websitethanhdinh.dinhhoa.thainguyen.gov.vn

Địa lý

sửa

Xã Thanh Định nằm ở phía tây nam huyện Định Hóa, có vị trí địa lý:

Xã Thanh Định có diện tích 18,39 km², dân số năm 1999 là 3.806 người,[1] mật độ dân số đạt 207 người/km².

Địa bàn xã nằm trong khu vực dãy núi Hồng và là nơi khởi nguồn của một trong hai nhánh chính của thượng nguồn sông Công chảy xuống phía nam. Ngoài ra, trên địa bàn xã Thanh Định còn có một suối là phụ lưu của sông Chợ Chu và chảy về hướng đông, cả sông Công và sông Chợ Chu đều là phụ lưu của sông Cầu.

Lịch sử

sửa

Sau năm 1975, Thanh Định là một xã thuộc huyện Định Hóa.

Đến năm 2019, xã Thanh Định có 18 xóm: Bản Piềng, Hùng Lập, Nà Họ, Khuẩn Nghè, Nạ Chía, Thẩm Thia, Thẩm Quẩn, Bản Cái Thanh Chung, Bản Cái Thanh Xuân, Khảu Rị, Nạ Mao, Pài Trận, Khảu Cuộng, Cỏ Bánh, Nà Chèn, Văn Lang, Đồng Chua, Keo En.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập hai xóm Hùng Lập và Nà Họ thành xóm Nguyên Bình, sáp nhập ba xóm Khuẩn Nghè, Nạ Chía, Thẩm Thia thành xóm Thanh Phong, sáp nhập hai xóm Thẩm Quẩn và Bản Cái Thanh Trung thành xóm Thanh Trung, sáp nhập ba xóm Khảu Rị, Nạ Mao, Pài Trận thành xóm Trung Tâm, sáp nhập hai xóm Khảu Cuộng và Bản Cái Thanh Xuân thành xóm Thanh Xuân, sáp nhập xóm Cỏ Bánh vào xóm Nà Chèn, sáp nhập xóm Keo En vào xóm Đồng Chua.[3]

Hành chính

sửa

Xã Thanh Định được chia thành 9 xóm: Bản Piềng, Đồng Chua, Nà Chèn, Nguyên Bình, Thanh Phong, Thanh Trung, Thanh Xuân, Trung Tâm, Văn Lang.[3]

Kinh tế - xã hội

sửa

Thanh Định là một xã trong vùng ATK Định Hóa và là nơi đặt văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh tới tháng 9/1953[4] và cũng từng là nơi đặt trụ sở của một số cơ quan của Tổng cục Hậu cần trong thời kì chiến khu Việt Bắc.[5]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ Thác dẫng - tâm điểm về nguồn ở chiến khu việt bắc[liên kết hỏng]
  5. ^ Tuổi trẻ Tổng cục Hậu cần quân đội: Về "Thủ đô gió ngàn"[liên kết hỏng]

Xem thêm

sửa