Thai ngoài tử cung

(Đổi hướng từ Thai ngoài dạ con)

Thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ, trong đó phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung.[5] Các dấu hiệu và triệu chứng cổ điển bao gồm đau bụng và chảy máu âm đạo. Ít hơn 50 phần trăm phụ nữ có cả hai triệu chứng trên. Cơn đau có thể được mô tả như là rát bỏng, nhẹ nhàng, hoặc quặn thắt. Cơn đau cũng có thể lan đến vai nếu có chảy máu vào trong ổ bụng.[1] Chảy máu ồ ạt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh bất thường, ngất xỉu, hoặc sốc.[1][4] Trong hầu hết các trường hợp bào thai không thể sống sót.[6]

Thai ngoài tử cung
Tên khácEP, eccyesis, extrauterine pregnancy, EUP, tubal pregnancy (when in fallopian tube)
Hình ảnh nội soi nhìn từ trên xuống tử cung (đánh dấu bằng mũi tên màu xanh). Ở ống Fallop bên trái có thai ngoài tử cung và chảy máu (đánh dấu bằng mũi tên màu đỏ). Ống bên phải bình thường.
Khoa/NgànhSản phụ khoa
Triệu chứngĐau bụng, Chảy máu âm đạo[1]
Yếu tố nguy cơViêm vùng chậu, hút thuốc lá, tiền sử phẫu thuật ống, tiền sử vô sinh, sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản[2]
Phương pháp chẩn đoánXét nghiệm máu đối với human chorionic gonadotropin (hCG), siêu âm[1]
Chẩn đoán phân biệtHư thai, xoắn buồng trứng, viêm ruột thừa[1]
Điều trịMethotrexate, phẫu thuật[2]
Tiên lượngTỉ lệ tử vong 0,2% (các nước đã phát triển), 2% (các nước đang phát triển)[3]
Dịch tễ~1,5% phụ nữ mang thai (các nước đã phát triển)[4]

Yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung bao gồm: bệnh viêm vùng chậu, thường là do bệnh Chlamydia, hút thuốc lá, phẫu thuật ống dẫn trứng trước, bệnh sử vô sinh, và việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản. Những người trước đây đã từng có thai ngoài tử cung có nguy cơ tái diễn thai ngoài cao hơn nhiều. Hầu hết các thai ngoài tử cung (90%) xảy ra trong ống dẫn trứng được gọi là thai ngoài ống tử cung.[2] Cấy thai cũng có thể xảy ra ở cổ tử cung, buồng trứng, hoặc bên trong ổ bụng.[1] Phát hiện mang thai ngoài tử cung thường là bằng cách xét nghiệm máu cho gonadotropin màng đệm người (hCG) và siêu âm. Điều này có thể yêu cầu xét nghiệm nhiều hơn một lần. Siêu âm làm việc tốt nhất khi được thực hiện từ bên trong âm đạo. Các nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự bao gồm: hư thai, xoắn buồng trứng, và viêm ruột thừa cấp tính.[1]

Phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ như viêm nhiễm chlamydia qua sàng lọc và điều trị.[7] Trong khi một số thai ngoài tử cung sẽ tự giải quyết mà không cần điều trị, phương pháp này đã không được nghiên cứu như tính đến năm 2014. Việc sử dụng thuốc methotrexate tỏ ra hiệu quả cũng như phẫu thuật trong một số trường hợp. Cụ thể nó hoạt động tốt khi beta-HCG thấp và kích thước của thai ngoài tử cung là nhỏ. Phẫu thuật vẫn thường được đề nghị nếu ống đã bị vỡ, có nhịp tim của thai nhi, hoặc các dấu hiệu sinh tồn của bào thai là không ổn định.[2] Phẫu thuật có thể được phẫu thuật nội soi hoặc thông qua một vết rạch lớn hơn, được gọi là phẫu thuật mở bụng.[4] Kết quả thường là tốt với điều trị.[2]

Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung là khoảng 1 và 2% của ca sinh tự nhiên tại các nước đang phát triển, mặc dù nó có thể cao tới 4% trong số những người sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản.[4] Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ với tỷ lệ khoảng 10% ca tử vong.[2] Trong các nước công nghiệp tỷ lệ này đã được cải thiện trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ này vẫn còn cao.[7] Nguy cơ tử vong ở sản phụ trong thế giới phát triển là giữa 0,1 và 0,3 % trong khi ở các nước đang phát triển nó là từ 1 đến 3%.[8] Mô tả đầu tiên được biết đến của thai ngoài tử cung là do Albucasis thực hiện trong thế kỷ 11.[7] Từ tiếng Anh của nó, "ectopic pregnancy" có nghĩa là "thai sai vị trí".[9]

Nguyên nhân

sửa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung đứng hàng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần, viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g Crochet JR, Bastian LA, Chireau MV (2013). “Does this woman have an ectopic pregnancy?: the rational clinical examination systematic review”. JAMA. 309 (16): 1722–9. PMID 23613077.
  2. ^ a b c d e f Cecchino, GN; Araujo Júnior, E; Elito Júnior, J (tháng 9 năm 2014). “Methotrexate for ectopic pregnancy: when and how”. Archives of gynecology and obstetrics. 290 (3): 417–23. doi:10.1007/s00404-014-3266-9. PMID 24791968.
  3. ^ Mignini L (ngày 26 tháng 9 năm 2007). “Interventions for tubal ectopic pregnancy”. who.int. The WHO Reproductive Health Library. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ a b c d Kirk E, Bottomley C, Bourne T (2014). “Diagnosing ectopic pregnancy and current concepts in the management of pregnancy of unknown location”. Hum. Reprod. Update. 20 (2): 250–61. doi:10.1093/humupd/dmt047. PMID 24101604.
  5. ^ Page EW, Villee CA, Villee DB (1976). Human Reproduction, 2nd Edition. W. B. Saunders, Philadelphia, 1976. tr. 211. ISBN 0-7216-7042-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Zhang, J; Li, F; Sheng, Q (2008). “Full-term abdominal pregnancy: a case report and review of the literature”. Gynecologic and obstetric investigation. 65 (2): 139–41. doi:10.1159/000110015. PMID 17957101.
  7. ^ a b c Nama, V; Manyonda, I (tháng 4 năm 2009). “Tubal ectopic pregnancy: diagnosis and management”. Archives of gynecology and obstetrics. 279 (4): 443–53. doi:10.1007/s00404-008-0731-3. PMID 18665380.
  8. ^ Mignini L (ngày 26 tháng 9 năm 2007). “Interventions for tubal ectopic pregnancy”. who.int. The WHO Reproductive Health Library. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  9. ^ Cornog, Mary Wood (1998). Merriam-Webster's vocabulary uilder. Springfield, Mass.: Merriam-Webster. tr. 313. ISBN 9780877799108.

Liên kết ngoài

sửa