Thai kỳ

(Đổi hướng từ Thai kì)

Thai kỳ (hay chửa) là một thời kì phát triển của giao tử (trứng được kết hợp với tinh trùng) trong dạ con của con cái ở những động vật sinh con, kể cả con người. Trong giai đoạn thai kì giao tử xảy ra thì thịu thạ các quá trình biệt hóa để hình thành các cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh. Các cơ quan đảm nhiệm các chức năng khác nhau nên được cấu tạo theo các phương thức khác nhau. Thịu thạ như một quá trình thụ thai biệt hoá của các cơ quan mà theo từng loại thời kì mang thai cũng khác nhau. Thai chính là khởi đầu cho một sinh vật mới (ấu trùng), để sau đó là sự phát triển ở bên ngoài. Sau khi trải qua quá trình thai kỳ các con non được sinh ra với một cơ thể tương đối hoàn chỉnh và giống bố mẹ mình, sau đó trải qua một số quá trình phát triển còn lại để trở thành một cơ thể hoàn chỉnh, thích nghi với môi trường.

Tam cá nguyệt

sửa

Một thai kỳ có 3 tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt (tiếng Anh là Trimester) là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, các mẹ sẽ phải trải qua 3 tam cá nguyệt của thai kỳ:

Tam cá nguyệt thứ 1 – 3 tháng đầu thai kỳ: Trong giai đoạn này một số mẹ bầu có thể trải qua cảm giác ốm nghén (buồn nôn, nôn, kém ăn, và nhạy cảm với mùi) rất mệt mỏi, trong khi một số khác lại không có triệu chứng này. Đa phần các thai phụ gặp ốm nghén sẽ ổn định sức khỏe sau khi bước qua tuần thứ 11 - 12 của thai kỳ.[1]

Tam cá nguyệt thứ 2 – 3 tháng giữa thai kỳ: Đến giai đoạn này cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những biến đổi rõ rệt, đặc biệt là về phần bụng và ngực. Đồng thời, các triệu chứng ốm nghén cũng sẽ giảm dần, thậm chí có thể hoàn toàn biến mất.

Tam cá nguyệt thứ 3 – 3 tháng cuối thai kỳ: Khi đến gần thời điểm sinh, thai phụ sẽ cảm thấy da và cơ tử cung căng ra để phù hợp với sự lớn dần của thai nhi. Điều này có thể làm cho thai phụ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ hơn, có các triệu chứng như ợ chua hoặc khó thở do thai nhi ngày càng lớn trong bụng. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể trải qua các cơn co thắt, đây là hiện tượng cơ tử cung co thắt một cách ngắn ngủi, kéo dài khoảng 30 giây, không đều và không đau. Tuy nhiên, đây không phải là cơn gò chuyển dạ và không phải là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.[2]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Tam cá nguyệt là gì? Những điều mẹ bầu cần làm trong tam cá nguyệt”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ “Những điều mẹ bầu nên biết trong ba tháng cuối thai kỳ”. Báo Sức Khỏe và Đời Sống. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa