Thức ăn giả ở Nhật Bản
Ở khắp nước Nhật, các mẫu thức ăn giả xuất hiện phổ biến trong những tủ kính hoặc cửa sổ trưng bày. Trước kia chúng được làm từ sáp, ngày nay chúng thường được làm bằng nhựa.[1] Các mẫu thức ăn nhựa thường được thủ công từ vinyl chloride và chế tác cẩn thận để trông giống như các món ăn thật sự.[2] Các mẫu thức ăn này được đặt thiết kế riêng cho các nhà hàng và thậm chí những món phổ biến như ramen sẽ được sửa đổi lại để phù hợp với từng cơ sở thực phẩm.[3] Trong quá trình đúc, các thành phần giả thường được cắt nhỏ ra sau đó kết hợp lại tương tự như cách nấu thực tế.
Nghề thủ công này đã được nâng lên thành một hình thức nghệ thuật, trong đó thực phẩm bằng nhựa đã được trưng bày tại những nơi như Bảo tàng Victoria và Albert. Tại Nhật, những cuộc thi làm thức ăn giả từ nhựa và những vật liệu khác thường xuyên được tổ chức.
Các nhà sản xuất thực phẩm nhựa kiên quyết bảo vệ bí mật thương mại vì lợi nhuận. Ngành công nghiệp thực phẩm nhựa ở Nhật Bản ước tính đạt doanh thu hàng tỷ yên mỗi năm.[4] Một nhà hàng có thể đặt toàn bộ một thực đơn bằng nhựa với chi phí hơn một triệu yên.
Trong những năm gần đây, những nhà sản xuất thực phẩm nhựa Nhật Bản đang nhắm mục tiêu đến các thị trường nước ngoài, ví dụ như Trung Quốc.[5]
Nhà sản xuất thức ăn nhựa
Ngoài những công ty lớn chuyên sản xuất thức ăn giả còn có các cửa hàng nhỏ với một chủ sở hữu duy nhất, có thể tìm thấy ở Kappabashi-dori, con đường chuyên về buôn bán thức ăn ở Tokyo. Các nhà máy sản xuất có thể tìm thấy ở Gujō, Gifu.
- Iwasaki Be-I là nhà sản xuất thức ăn nhựa lớn nhất tại Nhật Bản, do Takizo Iwasaki thành lập năm 1932.
- Maiduru (Maizuru), một nhà sản xuất lớn có từ lâu đời.
Tham khảo
sửa- ^ “Hungry Days For Fake-Food Firms -- Profits Fall For Japan's Innovators”. The Seattle Times. Associated Press. ngày 2 tháng 1 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Delicious Vinyl: Japan's Plastic Food Replicas”. Sake-Drenched Postcards. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2011.
- ^ Lubarsky, Jared (ngày 29 tháng 12 năm 1985). “Shopper's World; It Looks Good Enough To Eat”. The New York Times.
- ^ Yoko Hani, "A Feast for the Eyes", Japan Times, ngày 24 tháng 11 năm 2002.
- ^ Tony McNicol, "Good Enough to Eat", WingSpan (ANA in-flight magazine)
Liên kết ngoài
sửa- Maiduru Lưu trữ 2011-06-15 tại Wayback Machine(tiếng Anh)
- Slesin, Suzanne. Fine Japanese Art of Making Fake Food The New York Times. ngày 25 tháng 5 năm 1983.(tiếng Anh)
- Nhà máy thức ăn nhựa Lưu trữ 2009-12-01 tại Wayback Machine - Tokyo Photojournalist (tiếng Anh)
- Đồ ăn giả chính hiệu Nhật Lưu trữ 2020-09-23 tại Wayback Machine(tiếng Việt)
- Món ăn bằng nhựa thơm ngon như thật Lưu trữ 2011-05-25 tại Wayback Machine(tiếng Việt)
- Clip làm món mì giả