Thủy điện Thuận Hòa
Thủy điện Thuận Hòa (lúc đầu được gọi là thủy điện Sông Miện 4) là công trình thủy điện xây dựng trên sông Miện tại vùng đất bản Lũng Pù xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, Việt Nam [1][2][3].
Thủy điện Thuận Hòa có công suất 38 MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 10/2014, hoàn thành tháng 6/2017 [3].
Sông Miện
sửaSông Miện là phụ lưu của sông Lô, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và chảy vào Việt Nam ở tỉnh Hà Giang qua các huyện Quản Bạ và Vị Xuyên, đổ vào sông Lô ở thành phố Hà Giang.
Quy hoạch Thủy điện Sông Miện là hệ thống gồm 6 bậc, trong đó 5 nhà máy đã được vận hành [4].
Thủy điện Sông Miện 1 còn gọi là thủy điện Bát Đại Sơn, công suất 6 MW, khởi công tháng 4/2009, hoàn thành tháng 10/2011, tại bản Phú Tỷ 1 xã Na Khê huyện Yên Minh và xã Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ [5] 23°09′25″B 105°01′02″Đ / 23,156976°B 105,017348°Đ.
Thủy điện Thái An công suất 82 MW, hoàn thành tháng 9/2010, trên sông Miện ở xã Thái An huyện Quản Bạ [6] 22°59′56″B 105°03′56″Đ / 22,998902°B 105,065431°Đ.
Thủy điện Thuận Hòa công suất 38 MW với 2 tổ máy, hoàn thành tháng 6/2017.
Thủy điện Sông Miện 5 công suất lắp máy 16,5 MW, hoàn thành năm 2012, tại bản Mịch A xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên [7].22°55′24″B 105°00′23″Đ / 22,923324°B 105,006382°Đ
Thủy điện Sông Miện 5A công suất lắp máy 9 MW, sản lượng điện hàng năm 35 triệu KWh, khởi công tháng 3/2011 hoàn thành tháng 3/2015, tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên [7].22°53′36″B 104°59′32″Đ / 22,893316°B 104,99225°Đ
Thủy điện Sông Miện 6 công suất lắp máy 12 MW, hoàn thành tháng 3/2017, tại phường Quang Trung thành phố Hà Giang.22°50′55″B 105°00′49″Đ / 22,848615°B 105,013571°Đ
Tác động môi trường dân sinh
sửaViệc xây dựng các thủy điện dày đặc trên đoạn sông Miện đã để lại những đánh giá khác nhau, từ ca ngợi là "lá cờ đầu trong phát triển kinh tế Hà Giang" [7] đến "Bất cập trong việc phát triển thủy điện" [8]. Các thủy điện cũng tranh chấp nhau về nguồn nước và tiến độ xây dựng, gây khó xử cho cơ quan quản lý [9]. Việc xây dựng vượt thiết kế tích nước cũng tạo ra nguy cơ đe dọa "xóa sổ TP Hà Giang" [10].
Đêm 20/01/2015 khi các công nhân của nhà thầu thi công dự án là Công ty Triết Giang (Trung Quốc), xuống khu vực hầm dẫn dòng phục vụ thi công đập đầu mối để đo đạc khối lượng thi công, thì bất ngờ bị dòng nước lớn cuốn trôi, làm 3 người chết [11].
Tham khảo
sửa- ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
- ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-31A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
- ^ a b Khánh thành Nhà máy Thủy điện Thuận Hòa, Hà Giang Online, 20/06/2017. Truy cập 05/01/2018.
- ^ Cty Thuận Hòa và Cty Sông Miện 5: Cần giải quyết dứt điểm tranh chấp nguồn nước Lưu trữ 2016-09-16 tại Wayback Machine. Tài nguyên & Cuộc sống, Tainguyen Moitruong, 14/04/2015. Truy cập 01/07/2016.
- ^ Nhà máy Thủy điện Sông Miện sản xuất 3800 MWh sau hai tháng vận hành. Trang tin điện tử ngành điện, 10/10/2011. Truy cập 01/07/2016.
- ^ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Thái An. Baohagiang, 16/11/2009. Truy cập 01/07/2016.
- ^ a b c Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Miện 5: Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế Hà Giang. Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 5/11/2015. Truy cập 01/07/2016.
- ^ Bất cập trong việc phát triển thủy điện ở Hà Giang Nhân dân, 28/05/2015. Truy cập 05/01/2018.
- ^ Thủy điện ở Hà Giang (Bài 2): Thủy điện tố cáo lẫn nhau, cơ quan chức năng khó xử Lưu trữ 2016-08-07 tại Wayback Machine. tamnhin, 08/04/2015. Truy cập 05/01/2018.
- ^ Đập thủy điện thành 'bom nước', đe dọa xóa sổ TP Hà Giang. Vietnamnet, 14/07/2015. Truy cập 05/01/2018.
- ^ Ba công nhân Trung Quốc thiệt mạng tại công trường thủy điện. Tuổi Trẻ Online, 21/01/2015. Truy cập 05/01/2018.