Żywiec là một thị trấn thuộc hạt Żywiec, tỉnh Silesian, miền nam Ba Lan. Từ năm 1975 - 1998, thị trấn nằm trong tỉnh Bielsko-Biała, kể từ năm 1999 đến nay, nó thuộc quyền quản lý của tỉnh Silesian. Tổng diện tích của thị trấn là 50,57 km². Tính đến năm 2006, dân số của thị trấn là 32.078 người với mật độ 630 người/km².

Żywiec
Top left: Market square with cathedral bell tower Top right: Holy Cross Church Middle left: Beskid Wyzsza University Middle right: Zamkowy Park Bottom left: Saint Mark Church Bottom middle: Monument of Pope John Paul II Bottom right: Habsburg Palace
Top left: Market square with cathedral bell tower
Top right: Holy Cross Church
Middle left: Beskid Wyzsza University
Middle right: Zamkowy Park
Bottom left: Saint Mark Church
Bottom middle: Monument of Pope John Paul II
Bottom right: Habsburg Palace
Huy hiệu của Żywiec
Huy hiệu
Vị trí của Żywiec
Lỗi Lua trong Mô_đun:Location_map tại dòng 583: Không tìm thấy trang định rõ bản đồ định vị. "Mô đun:Location map/data/Silesian Voivodeship", "Bản mẫu:Bản đồ định vị Silesian Voivodeship", và "Bản mẫu:Location map Silesian Voivodeship" đều không tồn tại.
Country Ba Lan
VoivodeshipSilesian
CountyŻywiec County
GminaŻywiec (urban gmina)
Chính quyền
 • MayorAntoni Paweł Szlagor
Diện tích
 • Tổng cộng50,57 km2 (1,953 mi2)
Độ cao cực đại400 m (1,300 ft)
Độ cao cực tiểu344 m (1,129 ft)
Dân số (2006)
 • Tổng cộng32.078
 • Mật độ6,3/km2 (16/mi2)
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Postal code34-300 to 34-330
Thành phố kết nghĩaUnterhaching, Gödöllő, Adur, Riom, Čadca, Shoreham-by-Sea, Opava, Liptovský Mikuláš sửa dữ liệu
Car platesSZY
Trang webwww.zywiec.pl

Thị trấn nằm ở trung tâm của lưu vực Żywiec trên sông Soła gần hồ Żywiec trong khu vực Lesser Poland. Thị trấn gồm có Công viên Cảnh quan Żywiec - một trong tám khu vực được tồn của tỉnh Silesian.

Lịch sử

sửa
 
Lâu đài Żywiec

Żywiec (còn được biết đến với tên gọi Stary Żywiec) được thành lập từ năm 1308 dưới danh nghĩa là trụ sở của một giáo xứ Công giáo. Sau đó, thị trấn thuộc về Công tước xứ Teschen và sau năm 1315 là Công tước xứ Oświęcim. Vào năm 1327, thị trấn bị Vương quốc Bohemia xâm chiếm. Thị trấn từng là trung tâm phát triển của lưu vực Żywiec. Năm 1448, Khu vực Stary Żywiec bị ngập lụt nghiêm trọng nên thị trấn đã được chuyển đến vị trí hiện tại. Trong thời kỳ Deluge, Żywiec đã bị quân đội Thụy Điển cướp và phá hủy vào năm 1656. Từ năm 1672, thị trấn thuộc quyền sở hữu của thủ tướng Ba Lan (Kanclerz) Jan Wielopolski.

Chiến tranh thế giới thứ hai

sửa
 
Hành động Saybusch. Ba Lan bị trục xuất đang chờ vận chuyển tại ngã tư đường sắt

Vào năm 1772, sau phân vùng đầu tiên của Ba Lan, Żywiec trở thành một phần của Vương quốc Galicia của Áo. Năm 1810, thị trấn được Hoàng tử Albert xứ Saxony mua lại (con trai Vua Augustus III của Ba Lan). Khi ông qua đời vào năm 1822, tài sản của ông rơi vào tay Archduke Charles - một nguyên soái người Áo, con trai thứ ba của Hoàng đế Leopold II.

Năm 1939, sau cuộc xâm lược Ba Lan, Żywiec bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Năm 1940, chính quyền Đức Quốc xã đã trục xuất 17.413 - 20.000 người Ba Lan ở Żywiec. Người Ba Lan bị trục xuất được đưa đến một khu vực khác dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức.

 
Cung điện Habsburg

Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ thị trấn

sửa
  • Tomasz Adamek
  • Wilhelm Brasse
  • Alice Habsburg
  • Agata Wróbel
  • Tomasz Jodłowiec
  • Tadeusz Wrona
  • Magdalena Chojnacka

Những địa điểm tham quan nổi tiếng

sửa
  • Lâu đài Żywiec - được xây dựng vào giữa thế kỷ 14. Lâu đài đã trải qua nhiều lần trùng tu và tự hào là một trong những lâu đài có phong cách kiến ​​trúc vô cùng phong phú, bao gồm cả ba lối kiến trúc: Gothic, Phục hưng và Baroque. Bao quanh lâu đài là một công viên cảnh quan rộng 260.000 m², được thành lập từ thế kỷ 17. [1]
  • Nhà thờ Holy Cross - được xây dựng vào cuối thế kỷ 14. Nhà thờ được mở rộng hai lần, một lần vào năm 1679 và một lần nữa vào năm 1690.
  • Nhà thờ Đức Mẹ - được xây dựng và mở rộng trong nửa đầu thế kỷ 15, trước khi được cải tạo theo phong cách Baroque sau trận hỏa hoạn năm 1711. [1]

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa