Thất Mục (chữ Hán: 七穆) là tên gọi chung để chỉ bảy gia tộc đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu. Thất Mục bao gồm Tứ thị, Hãn thị, Quốc thị, Lương thị, Ấn thị, Du thị, Phong thị, đều là hậu duệ của Trịnh Mục công. Vào trung kỳ và hậu kỳ Xuân Thu, Thất Mục lũng đoạn khanh vị nước Trịnh, vua nước Trịnh trở nên không có thực quyền.

Lịch sử

sửa

Trịnh Mục công có 13 người con trai, trong đó Công tử Di và Công tử Kiên trước sau thay nhau làm vua, tức Trịnh Linh côngTrịnh Tương công. Năm 554 TCN, Tử Khổng bị sát hại, gia tộc của Tử Khổng cùng bị diệt. Con trai của Tử NhiênSĩ Tử Khổng bị liên lụy nên chạy ra nước ngoài. Hậu duệ của Tử Vũ không được làm khanh. Còn lại bảy nhà được người ta gọi là Trịnh Quốc Thất Mục (郑国七穆)[1][2].

Trong đấu tranh chính trị, Thất Mục dần khống chế chính quyền nước Trịnh. Trong Thất Mục, Hãn thị là mạnh nhất, sau khi giết Tử Khổng vào năm 554 TCN, Tử Triển đảm nhiệm chức thượng khanh đương quốc.[3] Năm 547 TCN, Thúc Hướng đã có lời dự đoán Hãn thị sẽ bị diệt vong sau cùng trong Thất Mục.[4] Năm 546 TCN, Triệu Vũ cũng có lời dự đoán rằng gia tộc của Tử Triển sẽ truyền quyền lực được vài thế hệ, cũng sẽ là gia tộc bị diệt vong cuối cùng trong Thất Mục[5] Năm 544 TCN, Tử Triển qua đời, con trai là Tử Bì tức vị làm thượng khanh, khi đó vẫn chưa đến thời gian thu hoạch lúa mì, nước Trịnh lâm vào nạn đói, Tử Bì làm theo di mệnh của phụ thân mà cấp lương thực cho quốc nhân, mỗi hộ được một chung lương thực, qua đó nhận được sự ủng hộ của bách tính. Hãn thị thường nắm giữ quốc chính, thế tập làm thượng khanh. Sau khi biết được tình hình, Thúc Hướng lại một lần nữa đưa ra lời dự đoán Hãn thị là gia tộc bị diệt vong cuối cùng tại nước Trịnh, hơn nữa còn dự đoán rằng Hãn thị sẽ "đắc quốc"[6] Đến cuối thời Xuân Thu, các gia tộc khác trong Thất Mục bị chèn ép nên suy lạc, trên chính đàn nước Trịnh chỉ còn lại hai nhà là Hãn thị và Tứ thị.[7]/

Những năm đầu thời Chiến Quốc, phát sinh sự kiện Thái tể Hân thủ Trịnh, có quan hệ với Thất Mục.


Hãn thị

sửa
Công tử Hỉ
Tử Hãn
Công tôn Xá Chi
Tử Triển
Công tôn Tư
Hãn Hổ
Tử Bì
Hãn ĐồiHãn Sóc
Mã Sư thị
Tử Si
Hãn Đạt
Tử Diêu

Tứ thị

sửa
Công tử Phi
Tử Tứ
Công tôn Hạ
Tử Tây
Công tôn Hắc
Tử Triết
Tứ Đái
Tử Thượng
Tứ Khất
Tử Hà
Ấn
Tứ Yển
Tử Du
Tứ Thuyên
Tử Nhiên
TiTứ Hoằng
Tử Bàn

Quốc thị

sửa
Công tử Phát
Tử Quốc
Công tôn Kiều
Tử Sản
Quốc Tham
Tử Tư

Phong thị

sửa
Tử Phong
Công tôn Đoàn
Bá Thạch
Phong Thi
Tử Kỳ
Phong Quyển
Tử Trương

Du thị

sửa
Công tử Yển
Tử Du
Công tôn Sái
Tử Kiều
Công tôn Sở
Tử Nam
Du Phan
Tử Minh
Du Cát
Tử Thái Thúc
LươngDu Tốc
Tử Khoan

Ấn thị

sửa
Tử Ấn
Công tôn Hắc Quăng
Tử Trương
Ấn Đoàn
Tử Thạch
Ấn Quỹ
Tử Liễu

Lương thị

sửa
Công tử Khứ Tật
Tử Lương
Công tôn Triếp
Tử Nhĩ
Lương Tiêu
Bá Hữu
Lương Chỉ

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ "Xuân Thu kinh truyện tập giải·Tương công nhị thập lục niên": 子展,郑子罕之子。居身俭而用心壹。郑穆公十一子,子然、二子孔三族已亡,子羽不为卿,故唯言七穆。○郑七穆,谓子展公孙舍之,罕氏也;子西公孙夏,驷氏也;子产公孙侨,国氏也;伯有良霄,良氏也;子大叔游吉,游氏也;子石公孙段,丰氏也;伯石印段,印氏也。穆公十一子,谓子良,公子去疾也;子罕,公子喜也;子驷,公子骈也;国,公子发也;子孔,公子嘉也;子游,公子偃也;子丰也;子印也;子羽也;子然也;士子孔也。子然、二子孔已亡,子羽不为卿,故止七也。
  2. ^ "Xuân thu tả truyện chính nghĩa·Tương công nhị thập lục niên: "子然、二子孔三族已亡",十九年传文也。子羽不为卿者,案成十三年"郑公子班自訾求入于大宫,不能,杀子印、子羽"。不书於经,故知不为卿也。杜注彼云:皆穆公子也。又《世族谱》云:"子羽,穆公子。其后为羽氏,即羽师颉,是其孙。此非行人子羽,公孙挥也。"《世族谱》以公孙挥为杂人自外,唯有罕、驷、丰、游、印、国、良七族,见於经、传,皆出穆公,故称七穆也。
  3. ^ :Tả truyện·Tương công thập cửu niên": 郑子孔之为政也专。国人患之,乃讨西宫之难,与纯门之师。子孔当罪,以其甲及子革、子良氏之甲守。甲辰,子展、子西率国人伐之,杀子孔而分其室。书曰:"郑杀其大夫。"专也。子然、子孔,宋子之子也;士子孔,圭妫之子也。圭妫之班亚宋子,而相亲也;二子孔亦相亲也。僖之四年,子然卒,简之元年,士子孔卒。司徒孔实相子革、子良之室,三室如一,故及于难。子革、子良出奔楚,子革为右尹。郑人使子展当国,子西听政,立子产为卿。
  4. ^ "Tả truyện·Tương công nhị thập lục niên": 叔向曰:"郑七穆,罕氏其后亡者也。子展俭而壹。"
  5. ^ "Tả truyện·Tương công nhị thập thất niên": 文子曰:"其余皆数世之主也。子展其后亡者也,在上不忘降。印氏其次也,乐而不荒。乐以安民,不淫以使之,后亡,不亦可乎?"
  6. ^ "Tả truyện·Tương công nhị thập cửu niên": 郑子展卒,子皮即位。于是郑饥而未及麦,民病。子皮以子展之命,饩国人粟,户一钟,是以得郑国之民。故罕氏常掌国政,以为上卿。宋司城子罕闻之,曰:"邻于善,民之望也。"宋亦饥,请于平公,出公粟以贷。使大夫皆贷。司城氏贷而不书,为大夫之无者贷。宋无饥人。叔向闻之,曰:"郑之罕,宋之乐,其后亡者也!二者其皆得国乎!民之归也。施而不德,乐氏加焉,其以宋升降乎!"
  7. ^ 房占红 论郑国七穆世卿政治的内部秩序及其特点《厦门大学学报(哲学社会科学版)》 2008年第6期