Thảo luận Cổng thông tin:Thiên văn học

(Đổi hướng từ Thảo luận Wikipedia:Trang chính Thiên văn)
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Cheers! trong đề tài Hỗ trợ

tham gia

sửa

tôi muốn tham gia dự án này thì phải làm gì?--Meba (thảo luận) 09:33, ngày 4 tháng 3 năm 2011 (UTC)mebaTrả lời

Va chạm

sửa

thiên hà Anđromeda đang đi về phía Ngân Hà của chúng ta là do ai quan sát? Vào thời điểm nào ? Có độ tin cậy ra sao? Chúng có như vụ thiên thạch với tên "hung đồ XF 1997" có thể đâm vào Trái Đất vào năm 2028 -Báo Thiếu niên tiền phong sau đó đính chính lại các nhà khoa học đã tính sai quỹ đạo, May quá phải không? thảo luận quên ký tên này là của 222.252.218.51 (thảo luận • đóng góp). 13:27, ngày 22 tháng 9 năm 2008. Tôi là N Đức - nb (thảo luận, đóng góp)

Phần lớn chuyển động các thiên thể được quan sát gián tiếp. Một trong các phương pháp đó là ghi nhận bức xạ phát ra từ các thiên thể, sau đó so sánh vị trí các vạch phổ với quang phổ của Mặt Trời để biết nó đang tiến lại gần hay đang rời xa người quan sát. Phương pháp đó được Edwin Hubble sử dụng để xác định vận tốc các thiên hà từ những năm đầu thế kỉ 20 và được dùng đến nay.
Anđromeda có thể chuyến động theo một hướng nào đó, không nhất thiết phải tiến thẳng đến người quan sát, nhưng các nhà khoa học mới xác định được thành phần chuyển động hướng tâm. Nếu bạn đứng cạnh đường ôtô, bạn thản nhiên chiếc ôtô tiến lại gần mình bởi bạn biết chắc chắn nó không đâm vào bạn. Nếu bạn đứng giữa sa mạc, không đường xá và bạn quan sát một chiếc ôtô từ xa, càng lúc càng lao đến gần bạn hơn thì .. chắc chắn bạn sẽ bỏ chạy. Có thể nó chỉ phóng vèo ngang mũi của bạn. Véctơ vận tốc tức thời của một thiên thể được phân tích thành "véc tơ vận tốc hướng tâm", tức thành phần chuyển động tới người quan sát và thành phần tiếp tuyến. Hiện nay chưa có biện pháp xác định thành phần vận tốc tiếp tuyến này. Nếu thành phần vận tốc tiếp tuyến này đủ lớn, Andromeda sẽ không va vào Ngân Hà. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:57, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trước tiên, xin chân thành cảm ơn bạn Thaisk.Tôi vẫn muốn hỏi tiếp ý của mình:Việc ghi nhận bức xạ phát ra từ Andromeda thấy có dịch chuyển đỏ trong vạch quang phổ lần đầu tiên được ai quan sát ? tại đài quan sát nào,ở nước nào ? vào năm năm nào? Xin cảm ơn.203.160.1.51 (thảo luận) 10:43, ngày 24 tháng 9 năm 2008 (UTC) (Đức vl)Trả lời

Chết chết, tôi nhầm (tiến lại gần hay đang rời xa) hai liên kết bên trên. Đúng phải là thiên thể có chuyển dịch đỏ rời xa, chuyển dịch xanh tiến lại gần. Bài thiên hà Andromeda có rất nhiều thông tin cho các câu hỏi của bạn.
Tôi chưa đọc thấy tài liệu nào khẳng định ai là người đầu tiên khám phá chuyển dịch xanh của thiên hà Andromeda. Bạn thử lần theo các tên tuổi gắn liền với vấn đề này như en:Christian Doppler, Joseph von Fraunhofer, en:Johann Jakob Balmer, en:William Huggins, Edwin Hubble chắc sẽ tìm ra một nhận định về câu hỏi của mình và cho tôi biết với nhé. Cảm ơn bạn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:04, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

cảm ơn bạn. Xin hỏi thêm: Khoảng cách giữa hai thiên hà được tính như thế nào? Ví dụ Andromeda cách Thiên hà của chúng ta 2,5 triệu năm ánh sáng,mà Ngân hà có đường kính tới 0,1 triệu năm ánh sáng? Nó là khoảng cách giưã hai tâm? Vậy khoảng cách giữa hai rìa là bao nhiêu? Đường kính Androneda là bao nhiêu? thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.51 (thảo luận • đóng góp). 09:20, ngày 26 tháng 9 năm 2008

Khoảng cách giữa hai thiên hà gần nhau có thể tích bằng phương pháp hình học từ các khoảng cách của chúng đến người quan sát. Khoảng cách từ một thiên hà đến người quan sát trong Hệ Mặt Trời được xác định bằng phương pháp so sánh độ sáng biểu kiến hoặc kích thước một số thiên thể trong thiên hà đó với độ sáng tuyệt đối hoặc kích thước của các thiên thể tương ứng đã được xác định trong Hệ Mặt Trời Ngân Hà [1]. Các thiên thể đó có thể là các ngôi sao, cụm sao, vùng sao H II. Khoảng cách R đến các thiên hà rất xa được xác định bằng phương pháp chuyển dịch đỏ, R=cz.H.
Các thông tin còn lại bạn sẽ tìm thấy trong b~ài thiên hà Andromeda. Các khoảng cách lớn được tính trung bình, từ tâm thiên thể. Thiên hà Andromeda là một đĩa êlíp, nằm nghiêng với hướng quan sát từ Trái Đất khoảng 14°, vì thế nói về khoảng cách từ rìa Ngân Hà đến rìa thiên hà đó không có ý nghĩa thực tế. Thân. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:02, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiện đây,xin hỏi bạn câu nữa: Người ta tính độ rộng của 1 thiên hà như thề nào? Ví dụ với ngân hà của chúng ta.N Đức - nb (thảo luận, đóng góp) 03:10, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (UTC))Trả lời

 
Ngân Hà của William Herschel
Kích thước thiên hà có thể xác định bằng đo đạt kích thước biểu kiến khi đã biết khoảng cách của nó[2]. Các thiên hà rất xa không thấy nói đến kích thước mà chỉ nói về khối lượng. Về logic mà nói, thì các thiên hà ở rất xa chỉ được quan sát nhờ bức xạ rất mạnh từ hố đen ở nhân thiên hà hoặc từ một số thiên thể có bức xạ rất mạnh (sao siêu khổng lồ, en:cepheids, siêu tân tinh).
 
vùng chưa quan sát được của Ngân Hà
Xác định kích thước Ngân Hà là một quá trình lịch sử thú vị chứ không đơn giản là một nhà thiên văn học nào đó quyết định đo kích thước của nó và đo được ngay. Cản trở đầu tiên không phải là lí do kĩ thuật mà khái niệm về hình dáng của Ngân Hà. Hình dáng Ngân Hà do William Herschel vẽ năm 1785 trông giống một con bạch tuộcCopyright Thaisk?, Mặt Trời nằm gần trung tâm. Immanuel Kant cũng có một nhận định quan trọng gì đó về Ngân Hà, tôi quên mất rồi. Kích thước và hình dạng của Ngân Hà được tổng kết từ việc so sánh với hình dáng các thiên hà ở gần và việc lập bản đồ Ngân Hà. Sau khi bắt đầu ứng dụng các đài thiên văn vô tuyến, nhất là Giao thoa kế vô tuyến chân đế dài việc lập bản đồ có nhiều thuận lợi hơn khi phải quan sát các ngôi sao xa do chất bụi và khí cản trở. Cản trở tiếp theo là vùng trung tâm của Ngân Hà nằm chắn một không gian lớn nằm sau nó. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:26, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
  1. ^ Thaisk sửa, lại nhầm :(
  2. ^ Từ điển Bách khoa toàn thư Thiên văn học, tr. 186, (tiếng Slovak)

Theo dõi bài mới

sửa

Làm thế nào để tạo được mục những bài thiên văn mới ở chủ đề? 222.252.8.34 (thảo luận) 06:35, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trên đầu các tiểu mục, phía phải có nút sửa, bạn bấm vào sẽ đến từng tiểu mục để sửa đổi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:43, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đấy là 222.252.8.34 muốn hỏi làm thế nào để theo dõi các bài mới viết thuộc thể loại thiên văn học kia, anh Thái ạ. 203.160.1.74 (thảo luận) 08:57, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đáng buồn là có ít bài mới trong lĩnh vực này quá :(. Thông thường tôi tìm bài mới trong lĩnh vực thiên văn theo đóng góp thành viên, ví dụ Newone là kiên cường nhất trong việc này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:29, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chủ đề nhìn đẹp mà sắp xếp bất hợp lý quá, hầu hết bài viết chọn lọc dồn vào một mục, cả hình ảnh nữa. Chia lê bị gãy và không được thay đổi luân phiên (hàm mod) --عبقور*=talk-butions 00:27, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hỗ trợ

sửa

Nhờ các bạn tạo liên kết ngôn ngữ các thể loại con của Thể loại:Chòm sao. Cảm ơn.--Cheers! (thảo luận) 06:24, ngày 26 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Các bài mới được mở rộng

sửa

Một số bài mới được mở rộng hoàn chỉnh có khả năng đề cử chọn lọc:

Quay lại trang “Thiên văn học”.