Thảo luận Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được

Không đề

sửa

Đã dịch xong, xin mời mọi người chỉnh/sửa/duyệt/góp ý. 134.99.39.61 22:41, 17 tháng 10 2006 (UTC)

Về việc chọn lọc nguồn

sửa
Xin hỏi Tmct thế nào là một nguồn có uy tín, chẳng phải Casa và Tmct đã từng tranh luận về nguồn có uy tín. Chẳng phải Tmct đã từng cho rằng chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ là có thể in một cuốn sách ở Mỹ, thông tin từ sách báo ở Mỹ phải chăng là nhiều như rác.Nghilevuong 09:57, ngày 1 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến của tôi:

"Nguồn nào được cho là có uy tín và đáng chọn hay không tùy vào mức độ chuyên sâu và xu hướng phe phái của tác giả đối với chủ đề đang xét"
  1. Đối với sự kiện, nguồn dẫn chứng tốt là nguồn của người trực tiếp tham gia sự kiện hoặc nhà nghiên cứu uy tín có điều kiện nghiên cứu nhiều tài liệu nói về sự kiện đó.
    Ví dụ: Cuốn "Đại thắng mùa xuân" của Văn Tiến Dũng là một trong những nguồn đáng giá nhất cho các sự kiện quân sự và chính trị của phía VNDNCH/MTDTGPMN xaỷ ra trong chiến dịch mùa xuân 1975. Tuy nhiên, dùng cuốn này làm dẫn chứng cho các sự kiện ở phía bên kia thì giá trị sẽ không cao bằng. Đặc biệt, nếu dùng cuốn này làm dẫn chứng cho khẳng định rằng "Nguyễn Văn Thiệu đã đem 16 tấn vàng ra khỏi VN" thì cực kì tệ, với chủ đề 16 tấn vàng thì bài viết của ông nhân viên quản lý vàng tại ngân hàng VNCH hồi đó còn có giá trị hơn.
  2. Báo chí không có giá trị cao bằng sách nghiên cứu. Lí do: (1) Báo chí có thể bị dùng để tuyên truyền. Sách nghiên cứu khả năng lớn là đã ra khỏi khoảng thời gian của cuộc tuyên truyền có liên quan nên ít bị ảnh hưởng (2) báo chí có thể được cung cấp số liệu không chính xác do chưa có hoặc nguồn cố tình làm sai (chẳng hạn số thương vong sau mỗi trận đánh), sách nghiên cứu có nguồn tài liệu phong phú và đầy đủ hơn.
  3. Uy tín của tác giả và nhà xuất bản trong lĩnh vực đang xét là quan trọng. Ví dụ:
    Sách của một giáo sư chuyên ngành sẽ là nguồn uy tín hơn sách của một nhà nghiên cứu amateur
    Để nói về sự kiện lịch sử, các tác phẩm văn học nghệ thuật không phải là nguồn uy tín.
    Báo "Nhân Dân" là nguồn uy tín hơn "An ninh Thế giới".
    Một cuốn sách được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo của nhiều trường đại học thường có uy tín hơn một cuốn sách của một tác giả bất kỳ dù là sách bán chạy.
    Trong khi đó, tài liệu trên web, các tờ báo lá cải.... là những nguồn lờ mờ nhất
    Về mặt trực giác, một người khi đã từng nói dối thì nên nghi ngờ tất cả những gì người này đã nói (trừ khi có lý do đủ mạnh để làm ngược lại), Bùi Tín là một ví dụ.
  4. Khi nhận xét về tính cách của một con người, lời của những người đã trực tiếp gặp và có thời gian sống/làm việc cùng có giá trị hơn những người chưa gặp - kể cả các nhà nghiên cứu. Trăm nghe không bằng một thấy.
  5. Đối với các quan điểm/đánh giá, nguồn tốt là nguồn độc lập hoặc nguồn có "chứng cớ ngoại phạm" đối với việc chủ động tuyên truyền hoặc bị ảnh hưởng nặng bởi tuyên truyền. Vì khó tìm được các nguồn thỏa mãn hoàn hảo tiêu chí này nên ta chỉ cố gắng ở mức tốt nhất có thể. Chẳng hạn:
    1. Nếu có 2 phe phái chính trị đối lập, khi cần nguồn dẫn chứng cho một khẳng định tiêu cực về phe này thì lời của phe kia không phải là nguồn đáng giá, tuy nhiên, đây lại là nguồn tốt cho một khẳng định tích cực. Ví dụ, tôi sẽ không hài lòng với dẫn chứng từ phe VNDCCH để bảo rằng chính quyền VNCH đầy tham nhũng; nhưng dẫn chứng từ Mỹ cho khẳng định này lại được tôi đánh giá cao. Tôi sẽ rất ủng hộ trích dẫn lời của sử gia Mỹ hoặc McNamara nói rằng phong trào đấu tranh của Cộng sản Việt Nam mang tính dân tộc cao.
    2. Tuyên bố của các nhà chính trị về quan điểm của chính ông ta: có tính kiểm chứng được cao nhất. Mặc dù ông ta có thể nói dối.
    3. Tuyên bố của các nhà chính trị tại thời điểm của sự kiện không có giá trị cao đối với việc đánh giá sự kiện. Lí do các chính trị gia thường nói dối khi cần để phục vụ mục tiêu tuyên truyền; họ có thể nói thật nhưng lại chưa ra đủ xa để nhìn đủ rộng để đánh giá tốt.
      Ví dụ về tuyên truyền: Sau trận Lam Sơn 719, Nixon tuyên bố đây là chiến thắng của VNCH và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Sau trận Ấp Bắc, VNCH tuyên bố thắng trận (đến giờ Lý Tòng Bá vẫn cho rằng VNCH thắng trận). Tuy nhiên, các tuyên bố trên chỉ được trích dẫn (nếu có) để làm nguồn cho việc "Nixon tuyên bố VNCH chiến thắng" chứ không dùng làm nguồn cho việc "VNCH chiến thắng". Trong các trường hợp này, quan điểm của các chuyên gia (sử học/quân sự) được đánh giá cao hơn tuyên bố của các chính trị gia.
      Ví dụ về xa và rộng: nhận định của McNamara về bản chất của Chiến tranh Việt Nam khi ông bắt đầu tham gia nó khác với nhận định của ông khi đã ra khỏi nó và có thời gian để nhìn nó rõ hơn, nhận định sau sẽ có giá trị hơn.

Liệu ta có nên chuyển mục thảo luận dài này vào Thảo luận Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được không nhỉ? Tmct 14:11, ngày 1 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Tmct, đây là vấn đề cần bàn bạc thấu đáo vì nó sẽ có lợi cho sự phát triển của wikipedia tiếng Việt, nếu có nhiều người cùng bàn thì lại càng tốt. Không nên xem đây (mục cần chú thích) là sự tranh cãi nhằm phân định thắng thua trong một tình huống cụ thể của bài thảo luận chiến tranh Việt Nam mà hãy tích cực một lần để sau này có thể dùng làm cơ sở thuyết phục các thành viên khác đặt biệt là các thành viên tích cực sửa đổi hoặc tích cực tranh luận như AE, Huy Phúc Ninh Bình, Đào Công Khải ... họ chưa quen với việc cần chú thích (cho quan điểm của họ) mà chỉ quen trình bày quan điểm, thuyết phục quan điểm và rồi cãi nhau. Tmct cắt dùm thảo luận này sang Thảo luận Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, có một số ý của Tmct tôi đồng tình nhưng cũng có một số ý tôi chưa thấy là đủ, khi nào rãnh tôi sẽ tranh luận bổ sung. Theo tôi có 3 vấn đề cần bàn: cần chú thích, chất lượng nguồn chú thích và sự hạn chế của nguồn chú thíchNghilevuong 05:18, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế nào là có uy tín, và uy tín với mọi người hay chỉ một số người?

sửa

Thông tin kiểm chứng được thi có, nhưng có uy tín hay không phải bàn kỹ vì rất khó xác định : cũng như món ăn, có người thích có người không, không thể vì mình thích món ăn này lại chê món người khác thích.58.186.184.6 03:10, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thông tin không thể kiểm chứng được

sửa

Thể loại này có ít nhất một bài: Chết. Newone 11:23, ngày 5 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm một bài nữa: Đa vũ trụ

Và một bài chưa biết có thể kiểm chứng được hay không: Phản vũ trụ. Newone 03:59, ngày 12 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thông tin kiểm chứng được nằm ở mấy quyển sách, nguồn về chết, vũ trụ, phản vũ trụ xem bài viết có miêu tả lại đúng như sách, nguồn ghi không chứ đâu cần phải chết thử hay lên vũ trụ thử để mà kiểm chứng Newone?. FlaVia 04:11, ngày 12 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu là bài viết về các món ăn, ví dụ như chuột sâm, rãi yến... thì nếu người ta nói vị của nó rất đắng, mà tôi lại nghĩ là nó ngọt, người khác lại bảo là nó mặn... thì biết tin như thế nào? Thành viên:Newone 10:33, ngày 7 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một ví dụ

Trong bài Bảy kỳ quan thế giới mới có ai đó viết rằng "Kênh truyền hình Al-Jazeera tiếng Anh cho biết, số du khách tới Ngọc Sơn đã tăng gấp đôi kể từ khi có cuộc bình chọn do New7Wonders phát động" và đưa ra dẫn chứng từ taiwantoday, nhưng tôi đọc trên dó lại không thấy thông tin nào nói về lượng du khách tăng, cũng không nhắc gì đến Al Jazeera cả. Vậy thì việc đưa nguồn ra chưa đủ, mà còn phải đưa ra trích dẫn để người đọc tìm mới được. Tuy nhiên, đối với trường hợp nguồn là sách in hoặc sách không phổ biến miễn phí (phải trả phí mới đọc được) thì hơi khó nhỉ? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 05:10, ngày 4 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Fringe theory

sửa

Cái này dịch là "lý thuyết ngoài luồng" hay "khoa học ngoài luồng" được không nhỉ? RBD (thảo luận) 20:22, ngày 23 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về các nguồn như Human Right Watch, Amnesty International.... khi dùng làm nguồn

sửa

Các nguồn trên là các tổ chức phi chính phủ, không phải cơ quan thông tấn báo chí. Một tổ chức khác là NGO Monitor (tổ chức theo dõi các tổ chức phi chính phủ) đã đánh giá như sau:[1]

Amnesty has almost no professional researchers, many of the "factual" claims in these reports were provided by "eyewitnesses," whose political affiliations and credibility can be only guessed,
Amnesty hầu như không có nghiên cứu viên chuyên nghiệp, nhiều tuyên bố về "thực tế" trong các báo cáo của tổ chức này được cung cấp bới các "nhân chứng" mà người khác chỉ có thể đoán chừng về uy tín cá nhân và các mối quan hệ chính trị của họ.

Cũng trong bài báo link ở trên, một giáo sư khuyến nghị về HRW:

Their reports should not be given automatic credibility by journalists, diplomats, academics, and individuals genuinely committed to the universality of human rights principles. Rather than publicizing their reports and endorsing their campaigns, the publications of Amnesty and similar groups need to be subjected to the same type of independent questioning as is done for reports issued by governments and other political organizations.
Không nên nghiễm nhiên coi các báo cáo của họ có uy tín như báo cáo của các nhà báo, nhà ngoại giao, nhà giáo dục và các cá nhân thực tâm đóng góp cho sự phổ biến của các quyền con người. Thay vì công bố rộng rãi các báo cáo và ủng hộ các chiến dịch của họ, các ấn bản phẩm của Amnesty và các tổ chức tương tự cần được xem xét và đặt câu hỏi một cách độc lập như việc vẫn được làm đối với các báo cáo của chính và các tổ chức chính trị khác.

Do đó, chúng ta không nên lấy tin tức từ các tổ chức này một cách thản nhiên như khi dẫn CNN, BBC.... Khi buộc phải dẫn nội dung từ các tổ chức trên, đề nghị mọi người lưu ý ghi rõ là "Theo tổ chức XYZ". Lưu ý rằng: theo quy định về nguồn uy tín, các tổ chức này không thuộc diện đó do không phải cơ quan xuất bản, về nguyên tắc đó, họ là không phải nguồn đáng tin cậy. Tmct (thảo luận) 11:39, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chưa lùi

sửa

Trang này lùi lại đi ThiênĐế98. 2001:EE0:56B0:830:6DA1:B846:DB51:FEE3 (thảo luận) 16:16, ngày 30 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 4 tháng 8 năm 2020

sửa

2001:EE0:4999:6EE0:6189:56D6:D109:210F (thảo luận) 11:25, ngày 4 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đây là một quy định chính thức đã được thông qua. Bạn muốn sửa nội dung nào mời nêu yêu cầu và thảo luận tại đây trước. ~ Violet (talk) ~ 11:28, ngày 4 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 24 tháng 1 năm 2021

sửa

103.249.23.180 (thảo luận) 13:36, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dịch máy

sửa

Vừa hiệu đính xong. Tôi thấy bản cũ do Ctmt dịch vào 10 năm trước rất chất lượng và dễ hiểu, mạch lạc, đọc đến đâu hiểu đến đó. Không hiểu sao vào tháng 7 năm 2020 đã bị một bản dịch máy đè lên. Hiệu đính rất vất vả vì phải ngồi soi từng chữ một, (nói thật là) xóa đi dịch lại còn nhanh hơn. Đó là còn chưa kể gần 20 năm qua, bản chất quy định này không có thay đổi, hay nói chính xác hơn là không thể thay đổi được, chỉ có thêm một số chỗ thôi. Nếu vậy thì chỉ cần dịch bổ sung thêm đúng những chỗ đó là được. Bản dịch tay từ thời sơ khai của dự án đã dịch đúng hết rồi, khi dịch máy đè lên bản cũ đã gây ra các lỗi dịch sai và câu cú tối nghĩa như sau.

Bản dịch cũ Bản dịch máy
Việc cung cấp dẫn chứng cho một nội dung là nhiệm vụ của người đưa nội dung đó vào bài hay muốn giữ nó trong bài. Gánh nặng chứng minh nguồn thuộc về người biên tập thêm hoặc khôi phục nội dung
hãy xem xét việc gắn tiêu bản {{cần dẫn nguồn}} vào cuối câu đó xem xét thêm một thẻ thông báo cần chú thích như một bước tạm thời
Các bài viết của độc giả không bao giờ được dùng làm nguồn. Không bao giờ sử dụng làm nguồn bình luận blog mà độc giả để lại.
nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ, và tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy Các nguồn chuyên gia tự xuất bản có thể được coi là đáng tin cậy khi được sản xuất bởi một chuyên gia về chủ đề đã thành lập, có công việc trong lĩnh vực liên quan trước đây đã được xuất bản bởi các ấn phẩm độc lập, đáng tin cậy.
nếu thông tin đang quan tâm thực sự đáng được nói đến, thì nhiều khả năng là nó đã được công bố bởi một nơi khác rồi nếu thông tin trong nguồn phù hợp để đưa vào, một người khác có thể sẽ công bố nó trong các nguồn đáng tin cậy độc lập
Nội dung đó không quá vụ lợi (self-serving) nội dung không tự phục vụ quá mức
Nội dung đó không chứa các tuyên bố về các bên thứ ba nó không liên quan đến khiếu nại về bên thứ ba
Các khẳng định đặc biệt đòi hỏi các nguồn đặc biệt Yêu cầu của bạn
Một số thành viên có một khuynh hướng đáng sợ, đó là: nên gắn thẻ 'cần dẫn nguồn' cho dạng thông tin suy đoán kiểu như 'tôi đã nghe ở đâu đó rằng' Dường như có một sự thiên vị khủng khiếp giữa một số biên tập viên rằng một số loại đầu cơ ngẫu nhiên 'Tôi nghe thấy nó ở đâu đó' thông tin giả sẽ được gắn thẻ 'cần một trích dẫn'

—  Băng Tỏa  00:12, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Kateru Zakuro: Đọc cái này chưa hả Hậu? Chưa đọc thì đọc đi để tự kiểm điểm đi nhé. Dịch máy xong biến quy định thành một mớ rác thì thà cứ để nguyên bản cũ còn hơn. —  Băng Tỏa  15:59, ngày 19 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 18 tháng 11 năm 2021

sửa

180.217.149.4 (thảo luận) 23:26, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

  Từ chối Không thấy nói là muốn sửa cái gì. —  Băng Tỏa  14:20, ngày 25 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 12 tháng 12 năm 2021

sửa

49.216.179.240 (thảo luận) 20:02, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 23 tháng 5 năm 2022

sửa

2001:EE0:4F4E:E820:65E3:34B8:9DFB:BFD6 (thảo luận) 00:51, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 29 tháng 6 năm 2023

sửa

2405:4803:D34E:A3C0:6830:F550:B1CD:D590 (thảo luận) 03:47, ngày 29 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời

  Từ chối Không có tác vụ để thực hiện. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 04:55, ngày 27 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 7 tháng 11 năm 2023

sửa

2402:9D80:41F:6E2A:0:0:81C8:F182 (thảo luận) 01:25, ngày 7 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời

  Từ chối Không thấy nói là muốn sửa cái gì.  Băng Tỏa  11:18, ngày 17 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Lead mới

sửa

@Thuyhung2112: "Nội dung của nó được xác định qua thông tin đã xuất bản": bạn nên viết lại thay vì dịch suông. Tôi đọc còn không hiểu thì sao người mới hiểu được. –  Băng Tỏa  09:58, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa: Thôi xong, bạn gửi "ping" qua thì tôi mới nhìn kỹ lại và chỉnh sửa cho đúng. Lỗi ấy giống y hệt kiểu dịch của bản dịch máy ngày trước, cảm giác xấu hổ vô cùng. Cảm ơn bạn đã nhắc, tôi sẽ chú ý hơn trong những lần dịch sau. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:28, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Thuyhung2112: Bài bách khoa nếu dịch không thoát, độc giả không hiểu thì vẫn có thể đi mua sách hoặc google tài liệu đọc thêm. Nhưng bộ quy định, hướng dẫn WP là độc nhất vô nhị, người mới đọc không hiểu thì mãi mãi sẽ không hiểu, dĩ nhiên sẽ không làm theo được. Có khi viết dễ hiểu rồi chưa chắc mọi người còn theo được. Bạn qua thảo luận DHN sẽ thấy thi thoảng vẫn có người phải qua đó hỏi về cách thẩm định nguồn. Tôi thấy dịch WP mà dịch hay là cả một nghệ thuật. Bí kíp của nghệ thuật này nằm ở việc nắm bắt được tinh thần cốt lõi của quy định r viết lại (giống công việc dạy học hơn là biên dịch đơn thuần). –  Băng Tỏa  12:34, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quay lại trang dự án “Thông tin kiểm chứng được”.