Thảo luận Wikipedia:Cách xưng hô

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Nội dung

Lưu ý: Sau khi bàn thảo xong việc này, chúng ta sẽ viết một bài tại Wikipedia:Cách xưng hô để các thành viên khác tiện tham khảo.

Một tiêu chuẩn chung nhỏ về các đại danh từ "thứ bậc"

sửa

Tôi thấy sẵn tiện đây ta nên thống nhất hơn về việc dùng các đại từ thứ bậc. (có thống nhất thì giá trị cuả một từ điển mới cao được) Tạm dùng nghiã sau đây cho dễ: Đại từ thức bậc là các đại từ nhằm xếp vị trí hay đánh giá cho một cá nhân hay tập thể. Có 3 loại:

  1. Đai từ thứ bậc nâng cao: bao gồm các chữ đức, quý, ngài, đấng, bậc
  2. Đại từ thứ bậc hạ thấp: bao gồm các chữ thằng, đồ, con, hắn
  3. Đại từ thứ bậc trung dung: bao gồm ông, bà,....

Các bạn có thể thêm vào danh sách trên. Vấn đề ở đây là xử dụng cho trung lập các đại từ thứ bậc loại không trung dung. Trong tiếng việt có đủ các đại từ và chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn các chữ này ra khỏi một tự điển (vì nó là phần cuả ngôn ngữ) Nhưng nhất thiết phải dùng chúng như thế nào?. Ở đây chỉ xét trưòng hợp đại từ nhân xưng chứ không xét trường hợp đồ vật.

Xin đưa ra vài tiêu chuẩn để các bạn đánh giá; và cái nào được chọn bởi đa số sẽ được dùng:

  • Phương án số 1: Loại hoàn toàn các dại từ không trung dung ra khỏi từ điển. Chỉ ngoại trừ trường hợp giải nghiã chúng (thí dụ hắn đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 sô ít chỉ nam giới) và tuyệt nhiên không dùng chữ này trong bất kì bài naò khác cuả Wiki
  • Phương án số 2: Tương tự phương án 1 nhưng chấp nhận trong trường hợp trích dẫn nguyên văn (chẳng hạn như các câu phát biểu nổi tiếng trong các truyện dân gian hay tác phẩm văn hoc= có thể dùng tới)
  • Phưong án số 3: Áp dụng giống phương án số 2 nhưng cho ngoại lệ là các danh từ chung và không được dùng cho (hay ám chỉ) cá nhân hoặc nhóm cá nhân xác định, và không vi phạm thuần phong mỹ tục hay đạo đức. Thí dụ: được dùng đấng tạo hoá nhưng không được dùng đấng Ala. Được dùng các đấng sinh thành đều yêu thương con cái nhưng không được dùng cha mẹ ông X là các đấng sinh thành

Dĩ nhiên nếu có bạn không đồng ý muốn thay đổi gì thì xin nêu rõ giải thích, thêm bớt. Bây giờ tôi sẽ liên lạc lại tất cả những người đã tham gia cho ý kiến kết thúc trong việc này để mọi người đều đồng ý một cách tương đối các tiêu chuẩn trung lập. Tôi nêu vấn đề ở đây vì thấy cũng cần như trong Đức ngữ chẳng hạn, hầu hết các văn bản (formal) người ta đều dùng thể lịch sự (Hoflichkeit) để viết thay vì dùng du (you, anh) họ dùng Sie (Ngài)

Sau khi lựa chọn xong tôi sẽ làm theo quyết định chung. Tôi ủng hộ phương án 3. Võ Quang Nhân 15:49, 11 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi ủng hộ phương án thứ 3, nhưng tôi nghĩ ta nên flexible hơn: khi nói về trẻ em, ta có thể dùng . Đối với những người còn trẻ, có thể ta dùng anh hay . Đối với một số nhân vật được xem là đã làm ra tội ác chiến tranh, ta nên dùng ông ta thay vì ông. Nguyễn Hữu Dụng 17:36, 11 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi thấy khá khó khăn khi đọc và viết về các vấn đề với chữ trung lập được in đậm. Hy vọng sẽ quen dần. Nhìn chung tôi ủng hộ các phương án flexible. Đối với trẻ em thì ko dùng mà nên dùng em ấy, em đó hoặc em X. Đối với những ng bị xử là có tội thì vẫn nên để là ông/ bà hoặc anh/ chị chứ ko thêm chữ ta vào thì lại có ng ủng hộ sự có tội của ông/bà bảo chúng ta mắc lỗi trung lập :D. Vietbio 20:40, 11 tháng 5 2005 (UTC)
Đồng ý flexible. Đối với những người mà mức độ công/tội vẫn còn tranh cãi như Stalin, Mao Trạch Đông thì còn phải giữ đại từ trung dung "ông", chứ đối với những trường hợp quá rõ ràng như Hitler, Pol Pot, hay những thủ lĩnh găng tơ như Al Capone, John Dillinger, tôi nghĩ có thể gọi là "ông ta".
Trung lập là công bằng, cung cấp đầy đủ những ý kiến trái ngược nhau nếu có, nhưng chẳng lẽ không được phân biệt kẻ có tội với người có công? Avia 01:17, 12 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi đồng ý với phương án 3.Vương Ngân Hà 01:22, 12 tháng 5 2005 (UTC)
Khi hành văn tại Wikipedia thì dùng ông, và là hay nhất. Giữa ông, ông ta hai chữ này đồng nghĩa. Nhưng trong văn viết ít người dùng ông ta để chỉ một nhân vật vì hành văn như vậy không hay. Hơn nữa ông ta theo tôi thì chỉ dùng trong văn nói mà thôi. Tôi không hiểu những người tham gia tại đây căn cứ vào đâu để xem một người đã khuất là có tội hay vô tội ? Chuyện đó nên để các người dư thời gian bàn cãi bên ngoài Wikipedia. Nói theo giáo lý thì có tội hay không nên để cho đấng trên phán xét. Kẻ có tội hay người có công chúng ta vẫn nên tôn trọng họ và gọi là ông hay --Nguyễn Dương Khang 15:19, 12 tháng 5 2005 (UTC)

Trong tiếng Mỹ, đối với các bé sơ sinh hay còn "dể thương" người ta vẩn dùng "it" để gọi chung khi không biết hay không muốn nhắc tới "giống" cuả em. Tôi cũng đồng ý nhưng chỉ cho trẻ em. - Đối với 1 từ điển theo tôi không có công hay tội... chỉ có dữ liệu đã xác minh. Do đó chỉ cần nêu dữ liệu là biết được một người có công hay có tội (chỉ mong rằng đữ liệu phải trung thực). - Xin lỗi anh Vietbio nha, tôi có vài tật xấu (vì ngày xưa là giáo viên chuyên toán thích tô đậm các công thức để cho HS dễ nhớ -- thành thói quen cứ méo mó nghề nghiệp. Cái nghiệp sưã mãi cũng khó thôi thì xin thông cảm dễ hơn). Võ Quang Nhân 15:28, 12 tháng 5 2005 (UTC)

Để cho bài viết được trung lập tôi đề nghị tất cả nên dùng ông, bà. Ví dụ, dùng Giáo hoàng thay cho Đức Giáo hoàng. Trừ khi trích dẫn câu nói của một người nổi tiếng nào đó, nên sử dụng nguyên văn. linhbach 03:00, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài viết nên lập thành bảng có cột hàng cho dễ đọc. Một số từ còn thiếu như cha; tía, bọ, ông bô, ba, papa, cậu, bố hoặc mẹ như: bầm, mạ, me, u, mợ... Từ cậu trong bài viết là cựu hơi nặng thường viết là cửu, Từ cha ghẻ, mẹ ghẻ hơi xưa có thể gọi cha dượng, mẹ kế. Một số Đại từ thứ bậc hạ thấp: bao gồm các chữ thằng, đồ, con, hắn có thể có nghĩa thân mật chứ không chỉ có nghĩa hạ thấp. Một số từ trung dung còn thiếu như ngươi, từ ông bà có thể có nghĩa thân mật suồng sã hoặc coi thường chứ không phải ngữ cảnh nào cũng trung dung. Nói chung nếu chia cột hoặc tách ra từng hàng thì người khác mới dễ dàng từ từ thêm vào cho đủ. Từ Hán Việt thường dùng trong trường hợp trang trọng như thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là... sẽ khác với cha Ngô Đình Diệm là... vì vậy hoặc là thân phụ hết hoặc là cha hết không nên trường hợp này thì thân phụ, thân mẫu trường hợp khác thì chỉ cha hoặc mẹ, tôi ủng hộ dùng từ thuần Việt: cha, mẹ, anh trai, em trai, em gái. Ví dụ Nguyễn Sinh Khiêm là anh trai của Hồ Chí Minh thay cho Nguyễn Sinh Khiêm là bào huynh của Hồ Chí Minh.Meem 04:14, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nội dung

sửa

Nội dung trang này là gì? Lưu Ly (thảo luận) 01:00, ngày 7 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang dự án “Cách xưng hô”.