Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2017/Tuần 37
Gợi ý
sửa- Đồng vị của oxy
- Arctocephalinae
- Quang trị liệu
- Samuel Kaboo Morris
- XFEL châu Âu
- LineageOS
- Sự sống trên Sao Kim
- Axit silicic
- Rừng tảo bẹ
- ý khá hay rằng sự kiện chiếm châu Mỹ làm thuộc địa đầu tiên là do cộng đồng ngư dân đi theo các khu rừng tảo bẹ Thái Bình Dương trong thời kỳ kỷ băng hà gần đây nhất đáng tiếc ko có nguồn. Việt Hà (thảo luận) 19:58, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Nếu bài được chọn thì bỏ nhãn sơ khai. Việt Hà (thảo luận) 17:17, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Bài ngắn, ko rõ ý đặc biệt. Việt Hà (thảo luận) 18:13, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Đề cử
sửa- ...Shahnameh là thiên sử thi dài nhất được viết bởi một người?
- Thiếu nguồn. NHD (thảo luận) 17:36, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...bài được Chibaodoanle nâng cấp toàn diện nội dung trong tuần vừa qua, là một trong số ko nhiều bài có đề tài bên ngoài các bài viết về khoa học tự nhiên trong tháng 9 nói chung và tuần 37 nói riêng. Là một sử thi đặc biệt như vậy, ko thiếu nguồn. Rất mong người dịch/viết bài cập nhật nguồn để bài có thể được chọn. Việt Hà (thảo luận) 17:39, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Xin lỗi vì hôm trước tôi quên thêm nguồn, bây giờ mới thêm nguồn vào.-Chibaodoanle (thảo luận) 17:43, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Bạn có thể rà soát kỹ hơn bài này và nếu được, dịch thêm một vài đầu mục nữa. Tôi sẽ xem lại bài vào thứ 4, cho bản tin BCB lần 2. Việt Hà (thảo luận) 18:28, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Dạ vâng, hiện tại thì chắc đã đủ bài cho thứ hai nên bài này và cả bài Karl V có thể để dành cho thứ 5 vì đến khi đó thì cả hai bài chắc chắn sẽ được hoàn thiện.--Chibaodoanle (thảo luận) 18:46, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
...có một cơn bão xoáy nghịch đã tồn tại hàng trăm năm trên khí quyển của Sao Mộc?
- Ý không đặc biệt vì các bài Sao Mộc hay Đốm Đỏ Lớn từng nói về điều này rất lâu từ trước. Bài khí quyển của Sao Mộc cũng ko được lựa chọn trong tuần trước, và ko được phát triển đáng kể trong nửa đầu tuần này. Việt Hà (thảo luận) 18:05, ngày 6 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Bài này mới được viết từ ngày 2 tháng 9 đến ngày 4 tháng 9 (trong 3 ngày nghỉ lễ ở VN), cho đến lúc comment ở trên là vào ngày 6 tháng 9 thì vẫn chưa được 1 tuần, chưa hiểu rõ ý "tuần trước" với "tuần này" lắm :). Nếu coi "tuần này" bắt đầu từ ngày 4 tháng 9 thì thực sự ngày 4 tháng 9 có sự phát triển đáng kể của bài viết. Nếu coi "tuần này" không có gì phát triển thì suy ra toàn bộ phát triển bài này thuộc "tuần trước", do đó nhận định vào "tuần trước" của một người khác ở đề xuất vào "tuần trước" rằng bài chưa hoàn thiện vào "tuần trước" là mâu thuẫn với nhận định ở đây :) - Trần Thế Trung | (thảo luận) 03:04, ngày 8 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- "Tuần trước" có ai đó đã đề xuất bài này, khi nó còn đang được viết dở, nên bài này chưa được chọn. Ngoài ra sự từ chối lựa chọn bài này vào "tuần trước" còn đến từ việc lựa chọn "câu hỏi" bạn có biết chưa được hay, chưa có ý đặc biệt; tức là đây là sự từ chối cho "câu hỏi" chứ không phải là sự từ chối cho bài (ngoài vấn đề bài chưa hoàn thiện đã nêu). Rút kinh nghiệm, ở dưới đây liệt kê nhiều lựa chọn cho "câu hỏi" để có xác suất "trúng" cao hơn :) Đây là lần đầu mình đề xuất Bạn có biết, qua đây có được kinh nghiệm đề xuất hơn :) - Trần Thế Trung | (thảo luận) 03:14, ngày 8 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Một số lựa chọn khác, mọi người xem lựa chọn nào là phù hợp hơn :)
- ...chưa có một lý thuyết nào giải thích được những đặc điểm quan sát được của khí quyển của Sao Mộc?
- ...ngược lại với Trái Đất, đa số các cơn bão lớn trong khí quyển của Sao Mộc là các xoáy nghịch chứ không phải xoáy thuận?
- Chấp nhận dẫn chứng. NHD (thảo luận) 17:59, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...năm 2006, một nhà thiên văn học nghiệp dư người Philippines đã thấy một cơn bão màu trắng, đã tồn tại trên khí quyển của Sao Mộc từ năm 2000, chuyển sang màu đỏ?
- Đã kiểm chứng. NHD (thảo luận) 17:59, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...có vành đai tối màu trên khí quyển của Sao Mộc bị biến mất rồi lại hiện ra một cách lặp lại theo chu kỳ từ 3 đến 15 năm?
- ...thành phần cấu tạo các phân tử chính trong khí quyển của Sao Mộc có tỷ lệ tương tự như của Mặt Trời?—Earth and MoonTalk 15:32, ngày 8 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ... bầu khí quyển của Sao Mộc đặc trưng với các dải vành đai, đới màu sắc đậm nhạt khác nhau và các cơn bão xoáy?—Earth and MoonTalk 15:32, ngày 8 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Trong các ý này thì ý số 2, 4, 5 là được hơn cả. Cần kiểm chứng lại chú thích ở các chú thích này để xem xét. Việt Hà (thảo luận) 10:35, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
@Bạn Trần Thế Trung thân mến, hiện nay mục Bạn có biết trên Wikipedia tiếng Việt giới thiệu lên trang chính của tuần tiếp theo các ý hay (đương nhiên rồi), lạ (ko mấy người từng biết) trong các bài mới hoặc bài được mở rộng đáng kể trong tuần trước đó, với mục đích thu hút độc giả đọc bài. "Tuần" theo lịch, không phải theo cách tính từ ngày nọ đến ngày kia đủ 7 ngày. Một bài được viết vào chiều tối chủ nhật của tuần này, hoàn toàn có thể lên trang chính BCB trong buổi sáng ngày mai, tức thứ 2 của tuần kế tiếp, nếu được chọn.
Quy định này thực ra cũng ít nhiều bất cập. Tuy nhiên lực lượng của Wikipedia chúng ta (lượng bài viết, người kiểm tra có thể giúp thẩm định và chọn ý), ko đủ mạnh. Nếu mạnh, giới thiệu luôn lên trang chính khi bài hoàn thành, mỗi ngày lập 1 bản tin cũng được. Hiện nay tôi đang nghĩ đến phương án, do Wikipedia giới thiệu 2 bản tin BCB mỗi tuần (thứ 2 và thứ 5), thay vì như hiện nay (cứ cuối mỗi tuần mới chọn ý lập bản tin, và phân bổ bài lên bản tin ko hẳn bài cuối tuần trước sẽ lên bản tin cuối tuần sau, mà bố trí tùy nghi cho các bản tin cân đối), nên đẩy sớm lên hơn một chút (rà soát lập bản tin mỗi nửa tuần một lần) thì việc cập nhật bài lên trang chính sẽ nhanh hơn.
Về trường hợp bài Khí quyển Sao Mộc tuần 35 làm chưa xong nên tuần 36 ko được chọn. Trong tuần 36 này bài có sửa thêm nhưng chưa thực sự được nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên Wikipedia cũng ko quá câu nệ điều này, bài hay, hoàn thiện xuyên 2 tuần, vẫn có một số trường hợp tôi chọn bài (như khi trong tuần quá ít bài mới, ý của bài được chọn hay). Tuy nhiên lựa chọn kiểu này thường ưu tiên sau cùng, vì như trên đã nói về tiêu chí hay và lạ, do thời gian mở rộng đã khá dài, bài nhiều người từng biết từng đọc, thì ý có thể hay nhưng ko còn lạ nữa. Việt Hà (thảo luận) 10:26, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...trong cuộc tranh cử chọn ngôi vị Vua La Mã Đức (Hoàng đế La Mã Thần thánh), Karl von Habsburg đã đút lót cho 7 vị Tuyển đế hầu khoản tiền tương đương 115 triệu Đô để họ bỏ phiếu cho mình?
- Nguồn yếu (NXB Lulu Press là NXB tự in). NHD (thảo luận) 17:42, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...Karl von Habsburg được Jakob Fugger, người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ ủng hộ về mặt tài chính, và nhờ đó đã lật ngược thế cờ và đã vượt qua vua Pháp trong cuộc tranh cử ngai vị Hoàng đế La Mã Thần thánh?
- Cùng nguồn. NHD (thảo luận) 17:45, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...dù không biết tiếng Đức, Karl von Habsburg vẫn được quảng bá là "người Đức" trong chiến dịch tranh cử ngôi vị Vua La Mã Đức?
- Thiếu nguồn, lỗi chú thích. NHD (thảo luận) 17:46, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...được bầu làm vua Đức nhưng Karl von Habsburg lại nói rất kém ngôn ngữ này?
- Thông tin không có trong nguồn. NHD (thảo luận) 17:53, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...Karl V là người đầu tiên cai trị một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn trên nó?
- Thiếu nguồn. NHD (thảo luận) 17:54, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Ý này đã có nguồn, nhưng có lẽ bài nên để đến thứ 5--Chibaodoanle (thảo luận) 18:40, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Thiếu nguồn. NHD (thảo luận) 17:54, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Nhìn chung bài này còn mắc nhiều lỗi chú thích. NHD (thảo luận) 17:54, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ... có ba loại phun trào chủ đạo ở núi lửa trên vệ tinh Io của Sao Mộc?
- ... có những cột khói từ núi lửa trên Io là "tàng hình", đôi khi chỉ quan sát được khi Io nằm trong bóng tối của Sao Mộc?
- ... các cột khói từ núi lửa trên Io được chụp ảnh lần đầu tiên một cách tình cờ khi tàu Voyager 1 thực hiện định hướng quang học?
- ... sự thoát nhiệt từ núi lửa trên Io dẫn đến việc Io ngày càng tiến gần vào Sao Mộc?
- Tôi thấy 2, 3, 4 là thú vị hơn 1. NHD (thảo luận) 17:34, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Trong 3 ý DHN lưu ý thì cá nhân tôi thấy ý 3 là hay hơn cả. Ý 4 xếp thứ nhì. Bài này nếu chọn, nên dời đến BCB lần 2, để tránh trên 1 bản tin có 2 bài liên quan đến Sao Mộc (dự kiến bản tin lần 1 là bài về Khí quyển Sao Mộc). Việt Hà (thảo luận) 20:00, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Menkauhor Kaiu là vị pharaon cuối cùng còn xây dựng một ngôi đền Mặt trời dành cho Thần Ra ?
- Chấp nhận dẫn chứng. NHD (thảo luận) 17:29, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...vợ của Lee Nak-yeon từng sử dụng một địa chỉ giả để được cử về làm giáo viên tại một ngôi trường ở Seoul và điều đó đã gây trở ngại khiến đảng đối lập không chịu tham gia bỏ phiếu chồng bà làm Thủ tướng Hàn Quốc. Việt Hà (thảo luận) 17:17, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- vợ của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon từng sử dụng một địa chỉ giả để được cử về làm giáo viên tại một ngôi trường ở Seoul, gây trở ngại cho sự nghiệp chính trị chồng bà sau này?
Tôi hiểu dụng công của DHN muốn diễn đạt gọn gàng trong sáng ý hơn. Tuy nhiên câu này lại ít nhiều gây hiểu lầm, rằng bà vợ của Thủ tướng gây cản trở cho sự nghiệp chính trị của người chồng đã là thủ tướng của bà, trong khi thực ra sự vụ của bà trước khi chồng bà ứng cử, và gây cản trở cho cuộc bầu cử này. Tôi thử diễn đạt lại thế này, bạn DHN xem xét nhé:
- ...sử dụng một địa chỉ giả để được cử về làm giáo viên tại một ngôi trường ở Seoul, người vợ của Lee Nak-yeon từng gây trở ngại cho sự nghiệp chính trị của chồng bà khi ứng cử Thủ tướng Hàn Quốc? Việt Hà (thảo luận) 20:11, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...trong 3 đồng vị bền của oxy có trong khí quyển Trái Đất, đồng vị 16O chiếm tới 99.759%? Việt Hà (thảo luận) 18:19, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...trong thành phần đồng vị của oxy của không khí trên Trái Đất, 16O chiếm tới 99.759%? Việt Hà (thảo luận) 20:14, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Quang trị liệu
sửa- quang trị liệu được ứng dụng trong điều trị cả trầm cảm theo mùa và trầm cảm không theo mùa? Việt Hà (thảo luận) 18:40, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...nghiên cứu sự sống trên Sao Kim, một vài nhà khoa học đã suy đoán rằng các vi sinh vật ưa sống trong điều kiện khắc nghiệt có thể tồn tại ở những tầng axit bên trên của bầu khí quyển Sao Kim? Việt Hà (thảo luận) 18:44, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...rừng tảo bẹ được công nhận là một trong những hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên Trái Đất? Việt Hà (thảo luận) 19:58, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Đã kiểm chứng. NHD (thảo luận) 22:45, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...trong rừng tảo bẹ mỗi tầng có những sinh vật cộng tác, biến đổi tùy thuộc mức độ phụ thuộc vào môi trường, và tập hợp các sinh vật này có thể biến đổi cùng với hình thái học của tảo bẹ? Việt Hà (thảo luận) 19:58, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- ...rừng tảo bẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của con người hàng ngàn năm nay? Việt Hà (thảo luận) 19:58, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)
- Đây là một bài khá hay, dịch khá tốt. Tiếc rằng tôi đọc lướt vài lượt, ko am hiểu đề tài, khó chọn ý hay. Mong các bạn góp sức thêm. Nếu cần, để giữa tuần rảnh rang hơn tôi sẽ xem lại bài. Giờ hơi khuya rồi (gần 3g sáng). Việt Hà (thảo luận) 19:58, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)