Thảo luận Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Lưu Ly
Tôi muốn hỏi: có phải chỉ ở Việt Nam mới có Nhạc sĩ nhạc trẻ; Nhạc sĩ nhạc vàng; Nhạc sĩ nhạc đỏ; Nhạc sĩ hùng ca; Nhạc sĩ hải ngoại; nhạc sĩ tiền chiến hay không? Bởi nếu nước khác cũng có thì cần thêm chữ Việt Nam sau mỗi thể loại con này Lưu Ly (thảo luận) 12:43, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Hùng ca có thể nước khác cũng có, nhưng mấy loại còn lại là đặc sản VN rồi. Ví dụ nước khác cũng có nhạc sĩ trẻ sáng tác cho giới trẻ, nhưng cái niệm "nhạc trẻ" trong tiếng Việt không chỉ tới trường hợp đó. Nước khác cũng có nhạc sĩ, ca sĩ lang thang ở hải ngoại, nhưng trong tiếng Việt "nhạc hải ngoại" thì chỉ nói tới mấy nhạc của mấy anh thuyền nhân lưu vong người Việt thôi.--203.160.1.56 (thảo luận) 12:53, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Tạm thời tôi để yên vậy dù chúng đang lộn xộn về thể loại, nhất là những "đặc sản VN". Lưu Ly (thảo luận) 13:09, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Bác Lưu Ly, nhạc sĩ không chỉ là "composer". Đó chỉ là định nghĩa thường ngày của một bộ phận dân chúng. Trong từ điển lẫn giới nhạc sĩ người ta không gọi như thế. Do đó interwiki bài này đúng là Vietnamese Muscians. Và dĩ nhiên tất cả Ca sĩ, Nhạc công, Nhạc trưởng Việt Nam đều là tập con của Nhạc sĩ Việt Nam. Adia (thảo luận) 03:00, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- "Ở Việt Nam, người ta quen gọi NS là những nhà soạn nhạc; còn những nghệ sĩ chơi các nhạc cụ gọi là nhạc công". Nên theo cái "quen gọi" hay theo 1 cái gì đây nhỉ Lưu Ly (thảo luận) 03:05, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Thể loại:Ca sĩ Việt Nam cũng là con của Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam nhé. Lưu Ly (thảo luận) 03:10, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Cái "quen gọi" thì khó mà biết được đúng hay sai. Nên đi theo cái có nguồn và mang tính bách khoa như từ điển hay bách khoa toàn thư thì hơn. Còn Thể loại:Ca sĩ Việt Nam đã cho vào Thể loại:Nhạc công Việt Nam (tập con của Nhạc sĩ Việt Nam rồi).
- Hiện tại thì gần như tất cả các nguồn em có, đều coi "nhạc sĩ" là "người hoạt động âm nhạc". Có một anh cũng là nhạc công, thạc sĩ âm nhạc, khi nói chuyện cũng phản đối cách hiểu nhạc sĩ là người sáng tác. Tiếc là ở VN thì nhiều định nghĩa bị lẫn lộn, "nhà văn" lại chỉ để chỉ người sáng tác văn xuôi, "nhạc sĩ" lại chỉ dành cho người sáng tác, thậm chí là người viết ca khúc. Bao giờ mấy cái định nghĩa hẹp này nó đi vào từ điển, thì lúc đó chúng ta mới nên dùng. Adia (thảo luận) 03:16, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- OK. Hãy dùng "các nguồn em có" để kiểm tra giúp nhưng sắp xếp thể loại của tôi giúp nhé :d. Lưu Ly (thảo luận) 03:19, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- "Ở Việt Nam, người ta quen gọi NS là những nhà soạn nhạc; còn những nghệ sĩ chơi các nhạc cụ gọi là nhạc công". Nên theo cái "quen gọi" hay theo 1 cái gì đây nhỉ Lưu Ly (thảo luận) 03:05, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)