Thảo luận Thể loại:Chiến tranh Việt Nam

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Magicknight94 trong đề tài Xếp cả 2 thể thể loại cho Thể loại:Chiến tranh Việt Nam

Nhiều nhân vật trong thể loại này cũng nằm trong thể loại con là Quân lực Việt Nam cộng hòa. Vậy đề nghị loại bỏ thể loại mẹ Chiến tranh Việt Nam trong các bài đó--Docteur Rieux 13:21, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK. Nguyễn Hữu Dng 15:40, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Giai đoạn cuối của chiến tranh Đông Dương?

sửa

Ngay trong câu đầu của thể loại này đã viết là Chiến tranh Việt Nam là giai đoạn cuối và khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương. Nhưng trong bài Chiến tranh Đông Dương thì lại khẳng định đây là cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai cái này mâu thuẫn. Đâu đúng đâu sai?Tran Quoc123 (thảo luận) 08:25, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tranh cãi về Thể loại "nội chiến"

sửa

Tôi đã lùi lại sửa đổi này của thành viên:Que Huong Niem Nho vì sửa đổi này không hề nêu lên lý do xóa bỏ một phần nội dung có nêu trong bài chính tại phần Chiến tranh Việt Nam#Tên gọi. Xin đưa ra một lý do hợp lý để tránh gây tranh cãi và bút chiến về sau.--WikiHealer (thảo luận) 11:31, ngày 31 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi xem Lịch sử Thể loại này thì thấy Thể loại này xưa nay không hề có thể loại Nội chiến. Một IP đem vào không qua thảo luận sau đó có một vài thành viên lùi lại. Thể loại Nội chiến nên xếp đặt cho các cuộc chiến được đồng thuận và rõ ràng là Nội chiến, và có tên là Nội chiến, như Nội chiến Trung Quốc, Nội chiến Hoa Kỳ, Nội chiến Lào, Nội chiến Campuchia v.v. Tôi chưa thấy các truyền thông nào trên thế giới gọi là Nội chiến Việt Nam bao giờ. Hơn nữa theo quan điểm chính thống của Việt Nam và nhiều người, kể cả trên Wikipedia này, thì đó là cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ, đó là cuộc chiến chống xâm lược, và yếu tố Hoa Kỳ là yếu tố chính, quá mạnh và áp đảo để có thể xem đó là một cuộc nội chiến. TBD (thảo luận) 19:17, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thứ nhất rằng Wikipedia không chỉ thể hiện quan điểm chính thống. Một yếu tố phi chính thống chỉ cần có nguồn mạnh đủ thì nó đủ để mà đưa vào Wikipedia cái sự nội chiến đã hoàn toàn đủ đáp ứng yếu tố này. Thậm chí ngay như nguồn BBC bạn bảo này bảo nọ thì thì những nguồn như vầy cũng nhan nhản. Thứ hai IP cũng là con người và nếu ý kiến của họ hợp lý thì ta phải tôn trọng đúng như tôn chỉ của Wikipedia là một bách khoa toàn thư mở được xây dựng dựa trên đóng góp tình nguyện. Và thứ ba là cái nội chiến này đã được đưa vào ngay từ đâu và do Mxn đưa vào. Vì vậy lý do bạn hoàn toàn không thuyết phục được tôi gì nhiều hơn là bạn đang bảo vệ chính kiến của mình. Còn cái gì chống xâm lược này nọ tôi không ý kiến vì nó là một sự kiện gây tranh cãi vài chục năm nay rồi.--WikiHealer (thảo luận) 00:24, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Quan điểm chính thống là một yếu tố để xem xét các Khẳng định đặc biệt và khẳng định kháng chiến chống Mỹ là một cuộc "nội chiến" là một khẳng định quá đặc biệt và hoàn toàn trái ngược các thông tin chính thống. Hơn nữa về bản chất cuộc chiến vẫn đang tranh cãi trong dư luận và giữa các học giả mà bạn ngang nhiên cho vào thể loại này như là một sự thật đã kết luận, đã chứng minh thì tôi thực sự ngạc nhiên. Nếu bây giờ tôi trích dẫn vài sách ở VN rồi cho vào thể loại Chiến tranh chống ngoại xâm hoặc Chiến tranh Giải phóng thì bạn có chấp nhận không? Ngoài một số nguồn bảo rằng đó là "nội chiến" ra thì có trăm ngàn nguồn Việt Nam và nước ngoài khác bảo rằng đó là chiến tranh chống xâm lược, nghĩa là không phải nội chiến. Tôi không hiểu vì sao lại có thể đem một Thể loại gây tranh cãi vào đây. TBD (thảo luận) 01:08, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ WikiHealer. Nếu có nguồn thì phải đưa vào không được giải thích kiểu như thế để mà đưa ra. Noverus (thảo luận) 01:29, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nói theo logic "có nguồn" kiểu đó thì tôi có quyền đưa ra? Vì cũng "có nguồn" bảo rằng đó là cuộc chiến chống xâm lược, không phải nội chiến. TBD (thảo luận) 01:42, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thì cứ đưa vào, hù dọa làm cái gì cho mệt mồm thế. Noverus (thảo luận) 01:46, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

2 thể loại đó không thể tồn tại logic với nhau. Vì nội chiến là một cuộc chiến giữa các bên trong nước không có quá nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài. Cả hai cách gọi đó đều đang tranh cãi, có nhiều nguồn khẳng định trái ngược và phủ định nhau, vì vậy không nên đưa cả hai vào. TBD (thảo luận) 01:49, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ngụy biện, bạn thêm vào một thể loại rất không minh bạch là Đế quốc Mỹ đó thôi. Có ai thắc mắc gì không?--Noverus (thảo luận) 01:51, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đây không phải nơi mặc cả. Nếu bạn thấy Thể loại đó không đúng thì bạn giải thích rồi lấy ra. Còn bây giờ đang bàn về Thể loại "Nội chiến". TBD (thảo luận) 01:54, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Lại ngụy biện nữa, bạn cũng đang mặc cả cái nguồn phi nhà nước đó thôi. Noverus (thảo luận) 01:56, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Yêu cầu bạn chấm dứt trò công kích cá nhân. Những gì cần nói tôi đã trình bày khá đầy đủ. Tôi sẽ không trả lời những thảo luận mang tính trolling như vậy. Tôi không trả lời câu nào nữa trừ phi bạn có những lập luận logic, thuyết phục hơn là những đống chữ vô nghĩa trên kia. TBD (thảo luận) 02:05, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Để tôi nói cho mà nghe. Cái chính thống đang đựơc nhắc tới trong thảo luận này chính là những thông tin được nhà nước công nhận còn cái chính thống trong nguồn đáng tin cậy là những thông tin có nhiều người theo. Thí dụ ta có trái đất quay quanh mặt trời là thông tin chính thống còn thông tin mặt trời quay quanh trái đất là không chính thống. Bạn lập luận kiểu hết sức kỳ lạ là cứ gây tranh cãi thì không đưa vào? Có quy định nào nói vậy không? Có giỏi thì show ra cho tôi coi xem. Noverus (thảo luận) 02:12, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bạn cho cái nguồn thông tin chính thống là thông tin "nhiều người theo". Làm thế nào để thống kê thông tin nào nhiều người theo hơn thông tin nào? Thông tin chính thống là các thông tin trên các hãng truyền thông chính thống có tầm vóc quốc gia và quốc tế, trong đó bao gồm các truyền thông chính thống của các chính phủ. Bạn đưa nguồn ra bảo đây là nội chiến rồi cho vào thể loại Nội chiến. Tôi đưa nguồn ra bảo đây là chiến tranh chống xâm lược rồi cho vào thể loại chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng, vậy thì Wikipedia thành trò cười à? Một cuộc chiến tranh làm thế nào có thể vừa là nội chiến vừa là chống xâm lược? Vừa "không có nhiều yếu tố nước ngoài" vừa có 60 vạn quân Hoa Kỳ? Lý lẽ "có nguồn là được" vốn không đúng cho các khẳng định đặc biệt, và nó nằm ở trang bài viết chứ không nằm ở trang Thể loại, vốn chỉ là nơi xếp đặt các thể loại chứ không phải là nơi trình bày quan điểm của các bên. Chính vì vậy những Thể loại liên quan đến bản chất cuộc chiến, số lượng thương vong, bên này nói thế này, bên kia nói thế kia thì không nên xếp đặt Thể loại đó như là một sự thật hiển nhiên. Thử tưởng tượng có Thể loại "Trận chiến ABC chết 20.000 quân", "Trận chiến ABC có 29 vạn quân tham gia" (có nguồn), Thể loại: "Trận chiến ABC chết 40.000 quân", "Trận chiến ABC chỉ có 20 vạn quân tham gia" (cũng có nguồn), thế là có nguồn là đưa vào thể loại, như vậy chứa hết các thể loại mâu thuẫn nhau đó? Khi có nhiều nguồn mâu thuẫn nhau và các thể loại mâu thuẫn nhau về logic thì không nên đưa vào, vì trang Thể loại khác với trang bài viết. TBD (thảo luận) 02:27, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế BBC là hãng tin gì? Hãng tin lá cải à, đừng có nói hãng tin Công An Nhân Dân mới đáng tin cậy có tầm vóc quốc tế hơn BBC nhé. Nếu nó đáng tin cậy sao tôi không bao giờ thấy có báo nào của nước ngoài trích dẫn thông tin từ Công An Nhân Dân hay báo Nhân Dân thế? Có giỏi thì trả lời đi, việc đưa hai thông tin trái ngược nhau về logic là điều Wikipedia đang làm rồi để bảo đảm tính trung lập. Không ai khẳng định sự thật hiển nhiên qua thể loại cả, trừ khi nó có câu cú đàng hoàng. Chính vì vậy tôi bảo bạn đang ngụy biện cho đúng ý mình có gì sai. Noverus (thảo luận) 02:34, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thế giới truyền thông chính thống không phải chỉ có BBC. Thế này, Việt Nam cho rằng đây là chiến tranh giữa VN và Mỹ, Mỹ và VNCH thì cho rằng đây là cuộc chiến quốc tế giữa 2 phe tư bản và cộng sản (trích đoạn tranh cãi bản chất Chiến tranh Việt Nam trên bài chính), về pháp lý quốc tế thì đây là cuộc chiến giữa "nước VNDCCH", "nước VNCH", và "nước CHMNVN" trong đó vai chính là Mỹ, như vậy cũng không xem là nội chiến và quan điểm "nội chiến" do đó chỉ là quan điểm thiểu số. Trong bài viết thì quan điểm thiểu số có thể đưa vào để phản biện lại các quan điểm chính thống, nhưng trang Thể loại thì không phục vụ cho việc đó. Vì vậy khi xếp đặt Thể loại thì chỉ nên đưa vào những Thể loại nào rõ ràng và không gây tranh cãi, nếu không thì chỉ cần chút nguồn phản biện thì bất cứ ai cũng có thể đưa vào một Thể loại hoàn toàn mâu thuẫn với Thể loại kia, phá hoại và biến Wikipedia thành trò hề. TBD (thảo luận) 03:01, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trang 282 sách Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập của Gregory Tiến Hưng Nguyễn, Jerrold L. Schecter xuất bản năm 1986, nhà xuất bản C&K Promotions, có thể tìm thấy ở thư viện Đại học California. Bạn giải thích vòng vèo tôi đệch hiểu cái gì, nếu có "chút nguồn phản biện thì bất cứ ai cũng có thể đưa vào một Thể loại hoàn toàn mâu thuẫn với Thể loại kia" thì cứ đưa vào, Wikipedia là trung lập, nó không trung lập thì nó mới chính là trò hề. Tôi sẽ tiếp tục đưa vào sau khi hết khóa. Noverus (thảo luận) 03:24, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đưa vào rồi tồn tại được bao nhiêu phút =)) Mừng Tết Con MÈO! 10:00, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)
  1. Đó là quan điểm của Nguyễn Tiến Hưng, một người thuộc phe Mỹ-VNCH. "Đa số người Mỹ" cũng là quan điểm của ông ta.
  2. Đây mới là một quan điểm trung lập (không như ông NTH vốn thuộc một phe) khách quan từ Mitchell K.Hall, The Vietnam War, Pearson Education, 2007, tr. 3. Trích: American viewed the struggle in Vietnam as part of a new global conflict against communism, while the Vietnamese saw the war against the United States as the latest phase of a long fight for independence Người Mỹ coi cuộc chiến tại Việt Nam là một phần của một cuộc xung đột toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa cộng sản, trong khi người Việt Nam xem cuộc chiến chống Mỹ là giai đoạn mới nhất của một cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập.
  3. Dĩ nhiên sẽ thành trò hề khi 2 thông tin cùng có nguồn nhưng mâu thuẫn nhau đều cho vào thể loại của một bài. Đơn cử: Một cuộc chiến làm sao có thể vừa là chống xâm lăng vừa là nội chiến? Một cuộc chiến làm sao có thể vừa chết 20.000 người vừa chết 40.000 người? Một cuộc chiến làm sao có thể vừa có 80.000 quân tham gia vừa có 50.000 quân tham gia? Một người làm sao có thể vừa sinh năm 1850 vừa sinh năm 1855? Một tổ chức làm sao có thể vừa thành lập năm 1940 vừa thành lập năm 1948? Quá rõ ràng, những thông tin, quan điểm mâu thuẫn nhau về bản chất, về số liệu, về dữ kiện v.v. thì không nên đưa vào trang Thể loại vì nhiệm vụ của nó không như trang chính, nó không phải là nơi trình bày quan điểm các bên như trang viết. Bạn cố tình lẩn tránh không dám nhìn thẳng vào sự thật để bảo vệ niềm tin của mình, và vì cảm tính chính trị mà bất chấp chất lượng và tính hợp lý của Wikipedia, mà cụ thể là ở trang Thể loại, nên mới không nhìn thấy những thường lý (common sense) quá dễ thấy đó.
  4. Bạn có hăm dọa đưa vào lại cũng vô ích. Nếu bạn không thuyết phục được ai chấp nhận cho bạn đưa Thể loại gây tranh cãi đó vào, và làm người khác tin vào cái lý lẽ lạ lùng "có nguồn là đưa vào Thể loại được" của bạn thì dù tiếp tục đưa vào thì chắc chắc lại có bút chiến và Thể loại này sẽ lại bị khóa tiếp. Nếu bạn cố tình tiếp tục thì tôi tin rằng bạn sẽ bị khóa tài khoản vì tội phá hoại. TBD (thảo luận) 03:47, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Quan điểm 'chiến tranh cuốc tế', 'chiến tranh ủy thác', 'chiến tranh ủy nhiệm', 'global war', 'global conflict' chủ yếu là Mẽo và CQSG tuyên truyền bác à. Có nhiều người Mỹ và trí thức Mỹ chân chính nhận định đó là chiến tranh giữa Mỹ và VN. Mừng Tết Con MÈO! 10:03, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Bạn đừng có dọa, tôi làm gì mà phá hoại Wikipedia? Phá hoại luật lệ nào? Chính có những kẻ có tài khoản kiểu bạn mới là phá hoại Wikipedia khí bạn sẵn sàng lào vô bút chiến không sợ gì hết. Bất chấp thông tin như thế nào. Tôi tin tôi thuyết phục được nhiều người trừ bạn ra vì bạn từ ngày có tài khoản cái xu hướng của bạn quá rõ trong lịch sử đóng góp rồi
Một tác giả Mỹ khác:
"Now, in looking back on the Vietnam War, he confessed that he and his fellow policy makers in the Kennedy and Johnson administrations had “been wrong, terribly wrong.” The war in Vietnam had been a civil war, not a war of foreign agression.[1]"
Bạn thảo luận nãy giờ tỏ ra phải cái nào không phải đúng ý Đảng, ý Nhà nước là bạn bác bỏ bảo nó này nọ. Bất kể tôi đưa ra ý kiến và nguồn như thế nào. Việc các bên tuyên bố số liệu và tính chất khác nhau có gì quá lạ. Trận Khe Sanh Mỹ bảo Cộng sản chết 10 nghìn, Cộng sản tuyên bố chết 4 nghìn Wikipedia vẫn đưa vào đấy thôi. Người sinh vừa năm này vừa năm kia có gì lạ? Tính lịch sai, ghi sơ yếu lý lịch sai hay điều gì đó trong lịch sử. Không phải thông tin nào cũng đưa vào, chỉ có thông tin đựơc xuất bản và có tác giả uy tín là có thể đưa vào. Khi hai thông tin trái ngược nhau thì nó phải cùng được thể hiện, có vậy thôi. Tôi chỉ biết có thế. Noverus (thảo luận) 04:27, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi đã trích dẫn nguồn gì từ Đảng và Nhà nước Việt Nam đâu, bạn không nên quy kết chính trị như vậy. Bạn vẫn cố tình đánh lạc hướng vấn đề. Vấn đề không phải ở chỗ có hay không những nguồn tin cậy nói lên quan điểm của một số người cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là "nội chiến", bạn mất thời gian trích dẫn để làm gì vậy? Vấn đề là đó không phải là quan điểm chính thống và không tranh cãi để có thể đặt Thể loại, cũng có rất nhiều nguồn khác cho đó là cuộc chiến quốc tế hoặc cuộc chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Mà các thể loại đó là mâu thuẫn logic với nhau về bản chất, không tồn tại chung với nhau. Có những thể loại có thể tồn tại chung với nhau. Có những thể loại không thể tồn tại chung với nhau (tôi đã nêu ví dụ bên trên). Vấn đề "có nguồn tốt là được", các quan điểm, dữ liệu, thông số của các bên đều có thể được đưa lên là cho bài chính chứ không nằm trong Thể loại. Bạn vẫn nhầm lẫn hoặc cố tình đánh đồng giữa bài viếtThể loại. Giữa bài viết thì tất cả các nguồn đều được thể hiện, và khi đọc thì độc giả biết đó là quan điểm của phía đó, của nguồn đó, chứ không phải là quan điểm của Wikipedia. Còn Thể loại là quan điểm của các thành viên Wikipedia xếp đặt các Thể loại, không liên quan gì đến nguồn, không thể có chuyện khôi hài "Thể loại:ABC" và "Thể loại:Không ABC" cùng có thể tồn tại song song với nhau, dù cả hai đều có nguồn. TBD (thảo luận) 04:48, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bạn chọn lọc nguồn sao cho nó phù hợp với ý bạn và nó giống nguồn Đảng nguồn Nhà nước thì khác gì đưa nguồn Đảng ra đây
Các nguồn tôi đưa ra đã quá thỏa độ tin cậy mà Wikipedia cần thiết rồi. Bạn suốt ngày cứ sàm sàm nó không đáng tin cậy, bạn có giỏi thì chứng minh nó không đáng tin cậy đi?
Khôi hài quá tay ở cái mà bạn nói là không thể có hai cái khác nhau ở cùng một bài được, vậy tôi hỏi ngắn gọn thôi: cái quay định nào trên Wikipedia buộc phải làm thế. Ví dụ như bài Jesus ở Wikipedia tiếng Anh vừa có thể loại Savior gods (Chúa Cứu thế) vừa Self-declared messiahs (Người tự tuyên bố là Chúa trời) thì có sao đâu. Thể loại chính là cách viết tắt nội dung bài viết để người đọc tiện theo dõi nên việc tôi xếp không hề sai trái gì. Bạn có muốn thêm kháng chiến chống abc cứu nước gì đó bạn cứ thêm, tôi không phản đối. Chưa từng thấy ai tách biệt Bài viết ra khỏi thể loại, thật vô căn cứ hết sức. Mà cái quan điểm chính thống của Đảng thành quan điểm chính thống chung trong giới sử học từ bao giờ vậy? Ý nghĩ đó bạn tự nghĩ ra à?--Noverus (thảo luận) 04:58, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nguồn chính thống là nguồn chính thống, trong giới sử học thế giới vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về chiến tranh ở Việt Nam, nhưng đó không phải là vấn đề đang bàn trong đề tài Thể loại này. Bạn có vấn đề về đọc hiểu tiếng Việt hay sao mà tôi vừa mới nói ở trên bạn lặp lại y hệt vấn đề tôi đã giải thích. Vấn đề không phải là nguồn có tin cậy hay không, mà vấn đề là cách đặt Thể loại và trình bày các quan điểm trong bài là khác nhau. Bạn cố ý đánh đồng giữa quan điểm trong bàiThể loại. Quan điểm trong bài là các quan điểm của các nguồn, còn Thể loại là do thành viên thiện nguyện trong Wikipedia đặt. Trên bài, 2 quan điểm mâu thuẫn với nhau đều có thể tồn tại. Nhưng Thể loại thì 2 thể loại mâu thuẫn với nhau không thể tồn tại. Ví dụ cụ thể: Trên bài Chiến Tranh Việt Trung có thể có các quan điểm khác nhau như: Theo VN và một số sử gia thì TQ có 70 vạn quân và chết mấy vạn quân. Theo TQ và một số sử gia thì TQ chỉ có 30 vạn quân và chết vài ngàn quân. Theo VN thì VN thắng. Theo TQ thì TQ thắng. Nhưng Thể loại thì không thể có chuyện có những mâu thuẫn kiểu đó. Bài đó không thể vừa có Thể loại:Chiến tranh Tự vệ của Trung Quốc vừa có Thể loại:Chiến tranh chống phản động Bắc Kinh xâm lược. Hay Thể loại:Chiến tranh TQ thắng và Thể loại:Chiến tranh VN thắng. Hoặc Thể loại: Chiến tranh có ABC số quân và Thể loại:Chiến tranh có XYZ số quân. Hay Thể loại:Chiến tranh có ZYZ số người chết và Thể loại:Chiến tranh có ABC số người chết. Tôi đặt dấu hỏi vào trình độ đọc hiểu tiếng Việt của bạn, khả năng trolling của bạn, liệu bạn có đang nghiêm túc hay không hay đang đùa chơi trolling, và nhận thức cũng như khả năng đọc hiểu của bạn. TBD (thảo luận) 05:32, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vụ có nguồn là đưa vào thể loại được là ở đâu ra thế hả con rối Norvelus? Có giỏi thì lên google kiếm nguồn "Tổ quốc ăn năn" của ráo xư Nguyễn gia Kiểng hay mấy ông cựu chính quyền Bảo đại Quốc gia việt nam bảo kháng chiến chống Pháp là "lội chiến", rồi vô bài Chiến tranh Đông Dương mà pót thể loại:lội chiến vào thử coi đi ra có lành lặn ko. =)) Mừng Tết Con MÈO! 10:29, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)

Đã lùi lại phiên bàn trước khi có dấu hiệu bút chiến -- ClanKeytalk-butions 02:13, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ chờ 2 tuần, xem cái cách giải quyết của bạn có hiệu quả tới khi nào. Noverus (thảo luận) 02:14, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nếu cả hai thể loại đều thiên về quan điểm một phía, quá khác biệt và đối lập với nhau thì không nên cho 2 thể loại đó vào cho trung lập. Tôi cũng đồng ý là thể loại khác với viết bài. Một bên xem là chiến tranh GPDT, muốn bên tuyên bố đó là nội chiến, như vậy cả 2 thể loại đều không cần đưa vào cho các thể loại được trung lập và cân đối, cân bằng. Các quan điểm đó đã có trên bài bách khoa. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 17:42, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nhấn mạnh lại quan điểm là tôi kịch liệt phản đối việc đưa thể loại "nội chiến" vào bài này trừ khi vụ này đưa ra Hội đồng Trọng tài quyết định. Khác gì xúc phạm những anh hùng thương binh liệt sỹ để hy sinh bỏ mình vì tổ quốc. đây là cuộc chiến có đông quân (600.000) nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Vn, cuộc chiến có đông quân ngoại bang thứ 2 là lần chống Mông cổ lần thứ 2 với 500.000 quân, bảo đây là nội chiến thì khó ai nuốt trôi, ko ai chịu đc. Mừng Tết Con MÈO! 09:57, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)

Xếp cả 2 thể thể loại cho Thể loại:Chiến tranh Việt Nam

sửa

Nhân ngày đầu năm mới của "ta" tôi góp đôi lời với các bạn có những quan điểm đối lập nhau ở thể loại CTVN này. Tôi đang tự hỏi các bạn hình như chẳng bao giờ quan tâm đến nguồn và quy định xếp thể loại bài viết cả, như ở bài CTVN này ngay trong phần mở đầu cũng đã có nhiều nguồn nói về bản chất của nó, có nguồn cho rằng nó là cuộc nội chiến, có nguồn cho rằng nó là cuộc chiến tranh giành độc lập. Vậy thì tại sao cứ phải tranh cãi nhau làm gì? cứ theo quy định mà xếp nó vào cả hai thể loại: Thể loại:Nội chiến Việt NamThể loại:Chiến tranh giành độc lập Việt Nam. Cả hai thể loại này đều nằm trong thể loại mẹ Thể loại:Chiến tranh trong lịch sử Việt Nam là xong, có gì đâu mà phải tranh cãi nhiều. Các bạn cứ làm việc không theo nguồn và quy định mà cứ làm việc theo quan điểm cá nhân mình thì còn cãi nhau dài dài. S&O (thảo luận) 20:45, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đồng ý như vậy. Có các nguồn uy tín đánh giá là nội chiến và giành độc lập thì cứ xếp vào cả hai thể loại. --Goodluck (thảo luận) 22:42, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Quan điểm đó tôi đã phản đối và đã giải thích cặn kẽ, trình bày đầy đủ các vấn đề cần nói trong trang thảo luận Thể loại:Chiến tranh Việt Nam. Tương tự như vấn đề tranh cãi trong 2 bài Một cơn gió bụi, Phụ nữ Việt Nam, một lần nữa bạn S&O lại bàn lạc đề khi không đọc kỹ các tranh luận trong trang Thảo luận và đã vội post những vấn đề đã được giải thích nhiều lần trong trang Thảo luận vào đây. Nguồn là dành cho bài viết, xin đừng đánh đồng gán ghép quan điểm trong bàiThể loại. Quan điểm mâu thuẫn hoàn toàn có thể tồn tại trong bài. Ví dụ "ông A nói chiến tranh này là ABC", "ông B nói chiến tranh này không ABC" có thể tồn tại trong bài. Nhưng Thể loại mâu thuẫn không thể cùng tồn tại. Ví dụ không thể vừa có Thể loại:ABC mà cũng vừa có Thể loại:Không ABC. Đã là chiến tranh giành độc lập thì không phải nội chiến, và nếu là nội chiến thì không phải là chiến tranh gàinh độc lập. Tốt nhất là không đưa những thể loại gây tranh cãi như vậy vào, cả hai! TBD (thảo luận) 06:26, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thực ra trong quy định tại Wikipedia:Thể loại, không có một dòng quy định nào cho rằng những thể loại mâu thuẫn không thể cùng tồn tại như bạn khẳng định, vì thế đối với các thể loại mâu thuẫn nhau theo tôi vẫn có thể xếp vô được, vì suy cho cùng thể loại là một cách tóm tắt cô đọng của bản chất nội dung bài viết, sao lại bảo tôi bàn lạc đề, tôi đang tìm giải pháp cho việc tranh cãi xếp thể loại của các bạn đây. S&O (thảo luận) 06:45, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Để đánh giá bản chất cuộc chiến ko đơn giản. Nó có thể thay đổi tùy theo sự tham gia hay từ bỏ của một bên tham chiến nào đó. Tóm lại, cứ có nguồn uy tín là xếp vào thể loại được. Cứ căn cứ theo nguyên tắc mà làm.--Goodluck (thảo luận) 06:53, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quy định và nguyên tắc Wikipedia về dẫn nguồn không hề nói có nguồn là cho vào Thể loại được, vì vậy khi xếp Thể loại chỉ còn cách dựa trên sự hợp lý, logic, và bản chất Wikipedia. Bản chất Wikipedia là: Bài viết là nơi trình bày các quan điểm của các bên, nói cách khác là Wikipedia không có khẳng định cái gì cả, mà nó chỉ trình bày quan điểm của ai đó, và vì vậy nó cần nguồn, cái nguồn ở đây là để biết ai có quan điểm như vậy (nguồn uy tín là để đủ tin được là có thật là ai đó nói vậy hay không). Wikipedia không phải là nơi công bố cuộc chiến tranh này giành độc lập hay là nội chiến, mà nó là nơi cho biết ai nói đó là chiến tranh giành độc lập, và ai nói đó là nội chiến. Đó là bản chất và tinh thần của Wikipedia. Đó cũng là bản chất của một Bách khoa mở, khác hẳn với Bách khoa biên soạn vốn là sách công bố và khẳng định. Chính vì thế Bách khoa mở mới cần nguồn, vì nó là nơi trình bày quan điểm của các bên. Còn trong Thể loại, đó là một khẳng định và công bố chủ quan từ thành viên Wikipedia, bạn không thể dẫn nguồn cho nó, bạn cũng không thể nói rõ là ai nói chủ đề này thuộc Thể loại đó. Vì vậy Thể loại được đưa vào lâu nay trên Wikipedia nói chung là những Thể loại sự thật khách quan và không tranh cãi. Ví dụ "Thể loại:Chiến tranh liên quan tới ..." "Thể loại:Thành lập năm ...", "Thể loại:Lịch sử ..." "Thể loại:Nữ chính khách", "Thể loại:Chính khách Việt Nam" hoặc những nội chiến hoàn toàn đúng nghĩa của nó, chỉ có 2 bên trong đánh nhau như 12 sứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh v.v. Là những Thể loại sự thật khách quan, không phụ thuộc vào cảm tính, quan điểm, judgement của cá nhân. Dĩ nhiên một số trường hợp có thể ngoại lệ nếu Thể loại + Bài viết ít tranh cãi và không có khả năng gây bút chiến cực cao như bài này. TBD (thảo luận) 07:04, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ý kiến của bạn của có phần đúng khi cho rằng việc xếp thể loại là thường do các các thành viên Wikipedia tự xếp vì Wikipedia không có một quy định cụ thể nào cho việc xếp thể loại. Tuy nhiên bạn cũng nên hiểu, việc xếp thể loại không phải là công bố chủ quan từ thành viên Wikipedia như bạn nói vì họ không thể xếp thể loại linh tinh được mà họ phải bám sát vào bản chất nội dung bài viết để xếp. Việc xếp thể loại vừa mang tính quan điểm cá nhân của thành viên nhưng đồng thời nó cũng phải dựa vào nội dung bản chất của bài viết thì họ mới có thể xếp được. S&O (thảo luận) 07:25, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trang thể loại không chỉ thuần tuý liệt kê các trang con không thôi, mà còn có phần mô tả thể loại. Tại sao chúng ta không thể thêm một đề mục chú thích trong đó giải thích các sắp xếp thể loại theo quan điểm của các nguồn?-- tl(+) 07:58, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vì thể loại thì phải tuyệt đối khách quan và đã chứng minh chứ ko fải là chỗ bình chọn, đánh giá cá nhân hay cảm nhận về bản chất của cái j đó. Wiki cũng ko có bất kỳ luật nào bảo có nguồn là cho vào thể loại được, làm sao dẫn nguồn cho nó đc? một số bác gán luật cần dẫn nguồn trong bài viết qua thể loại . Ko thể dùng ý kiến cá nhân làm thể loại nếu ko thì 'bà nói gà, ông nói vịt' thì gà vịt đều được vào thể loại hết sao? Thế thì một con vật vừa có thể là gà vừa là vịt =)) Mừng Tết Con MÈO! 09:51, ngày 3 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Quay lại trang “Chiến tranh Việt Nam”.