Thảo luận Thành viên:Hungda/Lưu 4
Phiên chuyển tên hóa học sang tiếng Việt theo đề xuất của Hội hóa học Việt Nam
sửa- Mình thấy có nhiều chỗ không hợp lý. Muốn chuyển có vẻ khó đấy.Ledinhphublxm (thảo luận) 14:24, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Mình đã đưa vài ý kiến. Mời bạn xem thử, nhưng mình thấy chỉ thảo luận thôi chứ không thể đặt thành một quy tắc thống nhất trên toàn vi.wiki được.Ledinhphublxm (thảo luận) 14:52, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC) Thôi thì cứ áp dụng quy tắc trên wiki đi. Không cần phải chuyển.Ledinhphublxm (thảo luận) 02:20, ngày 16 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Tôi thấy hơi lạ, người Nhật gọi nó là hoa xương bồ, mà hoa này không thuộc họ xương bồ mà thuộc họ diên vĩ.
Như vậy tôi nên đặt tên nào cho bài này nhỉ ? Diên vĩ Nhật Bản ? Xương Bồ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:50, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Tên hóa học
sửaMấy hôm anh bận quá, vừa rồi mới có thời gian xem chỗ đó. Anh là "dân ngoại đạo" về lĩnh vực này nên khi xem cũng thấy hơi bối rối. Có một điều đáng ghi nhận là bộ quy định mới của TCVN hiện nay mang tính "Âu hóa" hơn trước đây, đòi hỏi người đọc tài liệu khoa học phải biết chút ngoại ngữ. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ: quy định này không giống với những gì đang áp dụng tại wiki: quy định bài hóa học của wiki hiện nay có thiên hướng "Việt hóa" cách đọc (và do đó khác nhiều với TCVN mới mà em dẫn ra). Với những gì mình thường xuyên tiếp xúc, thì cách ghi theo quy tắc TCVN anh thấy mình có thể nhận biết đa số (không hoàn toàn 100%), nhưng cách làm đó không hoàn toàn theo tinh thần của quy tắc chung trong Wikipedia:Tên bài (hóa học): "người đọc (nghe) dễ dàng nhận biết nhất", đơn cử như "clo" nếu viết "chlor" sẽ là không dễ dàng nhận biết với bạn đọc phổ thông.
Ngoài ra, TCVN và Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam cũng không hoàn toàn thống nhất nhau. Ví dụ, trong khi "Danh pháp" cho phép để ngỏ chấp nhận khả năng viết cả axit lẫn acid, axeton lẫn aceton thì TCVN lại hoàn toàn viết theo chữ "Tây" là acid, aceton <= đây cũng là chữ thuộc dạng "không dễ dàng nhận biết" với bạn đọc phổ thông.
Anh cũng nghĩ đến giải pháp như bạn Ess nêu: không nên hoàn toàn theo TCVN, nhưng còn phân vân, vì nếu không hoàn toàn theo thì chúng ta sẽ phải bàn về từng trường hợp trong số gần 20 quy tắc mà em đã dẫn ra.
Là người không chuyên về khoa học tự nhiên nên anh chỉ tạm ghi mấy cảm nhận cá nhân về một vài góc cạnh trong số rất nhiều góc cạnh của vấn đề tên hóa học trao đổi riêng với em về việc này.--Trungda (thảo luận) 04:01, ngày 22 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Theo ý tôi những cái Việt hóa quá thông dụng như axít hay clo thì cứ để nguyên vậy đi, dầu sao đây cũng là wiki tiếng Việt chứ ko phải tiếng Anh. Người đọc tự phải có nghĩa vụ học tiếng Việt để đọc wiki tiếng Việt mà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 00:49, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Mình ủng hộ chữ acid, và cũng có dịch 1 2 bài hóa học nên nhận thấy wiki việt hiện giờ đang nhảy lung tung xà beng giữa những cái tên này, tốt nhất nên thống nhất theo TCVN, vì nó đã là tiêu chuẩn rồi, đừng cãi chi cho mệt. Nếu nói nên Việt hóa thì không phải cứ lấy chữ của người ta ra rồi thêm dấu sắc huyền hỏi ngã nặng từa lưa hột dưa là ra chữ của mình. Ví dụ từ acid gốc của nó có nghĩa là chua, tiếng Việt mình có từ "chua", tại sao lúc xưa không dùng luôn từ chua thay cho từ acid, rồi lại đi phiên âm méo mó chữ của thiên hạ để ra chữ của mình. Vậy dùng luôn chữ của họ có gì là không tốt? Như "computer" mình đã cố gắng đá qua hán việt gọi là "máy điện toán". Nói chung cái nào mình không có từ, đành vui vẻ bắt tay với chữ của họ, đừng cố gượng ép làm gì. Mình đã chán phải nhìn những cái tên Mônôlôxốp với Niu Oóc lắm rồi. Tên ngắn thì nghe còn được được, có chất tên của nó dài ngoằng ra, viết sao cho đặng? Theo ý mình, đã dùng thì phải dịch cho sát nghĩa, còn nhắm dịch không ra được vì tiếng Việt không có từ để dịch thì cứ mượn luôn chữ của người, có gì là không đúng? chứ đừng có phiên âm bậy bạ rồi gọi nó là tiếng Việt. majjhimā paṭipadā Diskussion 04:21, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Hỏi ngu tí, thế ban công, xích lô, đề can, vô lê, tăng (trong xe tăng), cà vạt, cà phê, ghita ... thì có phải là phiên âm bậy bạ rồi gọi là tiếng Việt không ? Những cái như Niu Oóc hay Mônôlôxốp nghe chán là đúng rồi, nhưng các chữ như axít, clo, amin hay bazờ thì nó cũng ngắn và cũng thông dụng, chấp nhất làm gì. Những cái gì cũng phải có trường hợp ngoại lệ và những cái bất quy tắc, tiếng Anh cũng có cả lô động từ bất quy tắc. Nói chung mấy cái bất quy tắc này không nhiều và cũng không khó nhớ, phần còn lại mọi người cứ theo một cái chuẩn chính xác nhất cũng được mà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:08, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Vấn đề ở chỗ là những chữ khi xưa 1 là phiên âm theo Pháp 2 là theo Anh, còn những danh pháp hóa học sau này phiên âm không theo 1 quy tắc gì hết, ông thích ghi axit thì ghi, thích thêm sắc thì thêm, ông thì đọc theo tiếng Nga, ông đọc đánh vần như tiếng Việt, ông thì đọc theo tiếng Anh Đức ... nói chung phiên âm tùm lum tà la, thích thì diôxít, điôxít, đioxit thậm chí còn nửa nạc nửa mỡ đisulfua nữa chứ. Vì vấn đề phiên âm quá phức tạp, cho nên khi chưa có 1 quy tắc để phiên âm nhất định tại sao lại không dùng theo 1 tiêu chuẩn đã có sẵng? majjhimā paṭipadā Diskussion 06:42, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Vậy thì mình cứ cải cách theo TCVN đi, đừng để tốn tiền của nhà nước vô ích ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 07:06, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Vấn đề ở chỗ là những chữ khi xưa 1 là phiên âm theo Pháp 2 là theo Anh, còn những danh pháp hóa học sau này phiên âm không theo 1 quy tắc gì hết, ông thích ghi axit thì ghi, thích thêm sắc thì thêm, ông thì đọc theo tiếng Nga, ông đọc đánh vần như tiếng Việt, ông thì đọc theo tiếng Anh Đức ... nói chung phiên âm tùm lum tà la, thích thì diôxít, điôxít, đioxit thậm chí còn nửa nạc nửa mỡ đisulfua nữa chứ. Vì vấn đề phiên âm quá phức tạp, cho nên khi chưa có 1 quy tắc để phiên âm nhất định tại sao lại không dùng theo 1 tiêu chuẩn đã có sẵng? majjhimā paṭipadā Diskussion 06:42, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Vấn đề là tôi đã nói là có những cái không theo quy tắc và có những cái theo quy tắc. Chẳng có gì mâu thuẫn ở đây khi những chữ đơn giản thông dụng thì cứ viết Việt hóa, còn những danh pháp khác thì theo hệ thống. Phần lớn các trường hợp thì lấy theo khuôn chuẩn, nhưng không phải chữ nào cũng dập hết theo cái khuôn đó mà cũng có một thiểu số những trường hợp ngoại lệ. Còn cái nào đưa vào ngoại lệ thì lúc đó bàn tiếp. Quan điểm của tôi đây là wikipedia tiếng Việt và tiếng Việt trên hết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:12, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Tôi chẳng lăn tăn gì khi mà các bạn dùng chuẩn TCVN hay chuẩn nào khác. Nhưng công việc Tấm ngồi nhặt thóc chắc chắn phải làm vì có những cái không theo hệ thống nhưng người ta dùng quen quá rồi. Không phải bất cứ cái gì cũng nhét vào khuôn được, có những cái không nằm trong khuôn nào cả. Không ai thích những cái vô nguyên tắc nhưng sự tồn tại của nó là một thực tế. Nói chung, quan điểm của tôi là tiếng Việt trên hết vì đây là wiki tiếng Việt. Những cái nào có thể chấp nhận để kiểu Việt hóa thì cứ để kiểu Việt hóa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:30, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Nhìn cái danh pháp dài mà bạn đưa cho tôi thì tôi bỗng có thắc mắc này: không biết theo chuẩn thì kim loại có chứa 11 proton trong nhân phải được viết là Natri hay Sodium nhỉ ? Trong tên đấy có chữ Trisodium, như vậy thì ta nên viết Natri Sunphát hay là Sodium Sulfate đây ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:36, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Vâng, đúng là trong một số tr/h cụ thể vẫn giữ lại cách phiên cũ như kali, natri, nhưng magiê sẽ là magnesi. Tôi sẽ bổ sung danh mục tên nguyên tố vào Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học). Và trong tr/h bạn hỏi, nó sẽ là natri sulfat. Hungda (thảo luận) 08:02, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Nhưng tình hình cho thấy là phần lớn người biết tiếng Việt đều không quen đọc thêm chữ "xi" ở cuối mà cứ gọi nó là ma-nhê hay ma-giê. Theo bạn viết magnesi liệu có ổn không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:08, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Tôi thấy vẫn ổn mà. Hungda (thảo luận) 08:47, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- T.B.: xin lỗi nãy giờ tôi thiếu kiềm chế nên nói năng có phần thô lỗ và thiếu lịch sự. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:12, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Uống nước và hít thở sâu ;-) Hungda (thảo luận) 08:47, ngày 26 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Nói chung, quan điểm của tôi vẫn là, mọi người muốn chuẩn thì cứ việc áp theo chuẩn mà làm, tôi không có ý kiến gì hết. Nhưng đối với một số chất, nguyên tố hay một số từ có kiểu phiên âm tiếng Việt hay tên viết bằng tiếng Việt thông dụng thì mong mọi người giữ lại, coi như "ngoại lệ". Tôi nghĩ là nếu nói magiê thì nhiều người biết nhưng mangnesi e ít người biết. Tôi biết bạn không muốn Tấm ngồi nhặt thóc, tôi cũng không muốn thế; nhưng khuôn nào cũng không chứa được hết và cũng phải lọt ra ngoài vài trường hợp, tôi nghĩ những ngoại lệ đó cũng chỉ là thiểu số và bao hàm những tên đơn giản và quen thuộc. Cảm ơn vì bạn đã chịu khó nghe những lời than thở đáng chán này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:26, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)
- Tất nhiên là với những nguyên tố có tên quá quen trong tiếng Việt thì sẽ giữ lại, bạn xem danh sách trong Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học) nhé. Riêng trường hợp magnesi/magiê, cách đọc/viết magiê là do ảnh hưởng của tiếng Pháp, theo quy tắc cuối cùng trong đề xuất của Hội HHVN thì tất cả các nguyên tố có đuôi -um đều thống nhất Việt hóa bằng cách bỏ đuôi này đi (-icum sẽ thành -ic). Thực tình ban đầu tôi cũng không thích dùng magnesi, nhưng vì magnesi với magiê thực ra rất gần nhau, không phải kiểu kali với potassium, nên dần cũng chấp nhận được. Cả 2 miền VN mất mấy chục năm mà không thống nhất được danh pháp HH (ở mỗi miền, chưa nói trong cả nước), bên Hội HHVN cũng mất mấy năm mới xong cái đề tài này, họ cũng đã xem xét rất nhiều mặt của vấn đề, bao gồm:
- - Tính chính xác, khoa học và có hệ thống
- - Tính dân tộc (theo nghĩa tôn trọng tiếng Việt) và tính đại chúng
- - Tính quốc tế và hội nhập.
- (xem Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, H:2010, tr.148).
- Về điều mà Sholokhov đang băn khoăn, trong cuốn sách nêu trên có dẫn lại ý kiến của GS Lê Khả Kế: trong 3 từ axit, acid, acide chẳng có từ nào là tiếng Việt cả, chỉ là cách phiên âm khác nhau. Vấn đề là chấp nhận cách phiên chuyển nào thôi chứ không có vấn đề dân tộc (tức vấn đề tiếng Việt - Hungda) ở đây (tr.157). Cuốn sách trên cũng chỉ rõ: Tính dân tộc (ý nói đến tiếng Việt) được thể hiện trong cách đặt từ, bản chất của các yếu tố tạo nên thuật ngữ và sự sắp xếp theo ngữ pháp tiếng Việt, ví dụ viết acid nitric chứ không viết nitric acid vì trong tiếng Việt thì danh từ đứng trước, định ngữ đứng sau. Hungda (thảo luận) 07:22, ngày 28 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Cảm ơn bạn ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 17:26, ngày 2 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Sao bạn tạo quá nhiều bài rất rất sơ khai vậy?, chắc là tạo sẵn rồi nâng cấp sau đúng ko?--Huy Phương (thảo luận) 07:02, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Ok. Tại mình thấy bài quá ngắn, không giống với phong cách viết của bạn nên mới hỏi.--Huy Phương (thảo luận) 07:12, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Có gì đâu, chúc thành viên tích cực của tiếng Việt một ngày cuối tuần vui vẽ nhé. Thân chào bạn.--Huy Phương (thảo luận) 07:17, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Không biết đây có phải là loài mà trong sách báo tiếng Việt gọi là "ngài hoàng đế" không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:38, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Vậy theo bạn có nên đổi tên bài Saturniidae thành "họ Ngài hoàng đế" không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:47, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)
- Đúng là cái tên "sâu bướm hoàng đế cao su" nghe... kỳ kỳ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:49, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC)
Mời bạn tham gia ý kiến bầu chọn bài viết Cố đô Hoa Lư là bài viết chọn lọc. Kien1980v (thảo luận) 08:30, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)
- Ấy chết vậy thì nhầm thật rồi, tưởng phường là nhỏ hơn xã chứ. Đúng là mình hậu đậu thiệt.Trongphu (thảo luận) 03:32, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)
- Số bài đó nhiều lắm bạn xử lý không hết đâu. Chưa kể sẽ bị lùi mãi. Cứ bình tĩnh chờ lúc nào thống nhất rồi làm 1 lần, không cần vội. ~ Violet (talk) ~ 06:18, ngày 19 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Thành viên này là cha đẻ của 1 lốc những bài viết về loài sinh vật với 100% tiếng Anh, không có tí tiếng Việt nào. Một số bài đã được các thành viên wiki Việt dịch sang TV, nhưng nhiều bài khác thì vẫn chưa. Nếu rảnh mong bạn tuần tra khu vực này và xử lý giúp. Cảm ơn bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 20:04, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Thấy bạn chuyên viết về bài xã ở VN, vậy nhờ bạn cải cách bài này để khỏi bị xóa uổng. Thân!Trongphu (thảo luận) 23:13, ngày 26 tháng 9 năm 2011 (UTC)
- Ý nhầm bài đó đây Lộc bổn (tác giả viết bài chắc quên viết hoa chữ bổn.Trongphu (thảo luận) 01:14, ngày 27 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Cho tôi hỏi là trong sách báo tiếng Việt thì cái tên Adenylate cyclase hay Adenylyl cyclase là phổ biến hơn ? Theo Hungda thì đặt tên nào cho bài là đúng nhất ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:52, ngày 13 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Tra các wiki khác thì cũng thấy nhiều wiki dùng đuôi -aza, -asa, trong đó có wiki Nga và 1 số wiki ngôn ngữ Xlavơ. Có phải cách viết -aza trong 1 số sách báo VN là chịu ảnh hưởng từ Nga ? Tôi không theo dõi kỹ và không còn nhớ nhiều nội dung trong thảo luận dài đó nên không rõ bạn có đề cập chuyện này chưa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:27, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
Re
sửaNhất trí về Lãnh thổ, nhưng theo Hungda thì cơ quan lãnh đạo 1 tỉnh thì gọi là chỉnh phủ có ổn không?. Có phù hợp với tiếng Việt. Handyhuy (thảo luận) 09:00, ngày 20 tháng 10 năm 2011 (UTC)
Mời bạn cứu bài này luôn vì bạn chuyên gia về mấy bài hành chính về VN mà. Sau khi sửa xong bạn có thể liên hệ tác giả tạo ra bài đó học cách bạn viết mà làm mẫu. Cảm ơn.Trongphu (thảo luận) 02:24, ngày 22 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Bạn cũng mát tay quá ha, vừa nói cái là bụp liền. Đúng là chuyên gia có khác. Mình lâu lâu dò được mấy bài trúng tủ của bạn thì nhờ bạn viết dùm vì mình đây cũng dốt về mấy vấn đề đó lắm nên cũng pótay.com. Làm vậy vừa lợi cho wikipedia khỏi phải xóa mất một bài và vừa khích lệ thành viên mới viết bài mới và học hỏi. Một công đôi chuyện. Quả thật thấy bài nào cứu được thì mình cũng gắng cứu, chứ xóa đi thì uổng. Kiến thức mà, to nhỏ gì cũng tính.Trongphu (thảo luận) 06:06, ngày 22 tháng 10 năm 2011 (UTC)
chấm câu
sửaCám ơn bạn nhắc-nhở. Tôi sống ở Mỹ và theo quy-phạm tiếng Anh. Tôi cũng biết có sự khác-biệt giữa tiếng Anh (chấm câu trước) và tiếng Pháp (chấm câu sau) như quy-định của LHQ [1] nhưng các tạp-chí khoa-học và tin-học nói riêng đại-đa-số đều lấy tiếng Anh làm tiêu-chuẩn, nên tôi theo đó làm mẫu. Xin bạn tùy-nghi. Tôi sẽ không đổi phần còn lại. Duyệt-phố (thảo luận) 05:32, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)
- So ra thì tiếng Anh, Đức và Bắc Âu chấm câu rồi để ref bên ngoài. Pháp, Tây, Ý, Nga và hình như Nhật nữa thì để bên trong câu. Tiếng Hoa thì lẫn lộn, khi thì bên trong, khi thì bên ngoài. Có lẽ vi.wiki sẽ phải chọn lấy 1, giống như trên đường phố thì phải lái xe bên tay trái hay tay mặt vậy.Duyệt-phố (thảo luận) 02:19, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)
- Anh không căn cứ theo tiêu chuẩn của nước nào (vì khi mới tham gia wiki tiếng Việt rất ít "ngó ngàng" sang các ngôn ngữ khác, cứ thế làm thành quen), chỉ tư duy đơn giản là: nội dung chú thích là nội dung bổ sung cho cái ý đứng ở trước dấu câu (dù là chấm hay phảy hay chấm phảy hay dấu ngoặc), nên nó phải đứng trước dấu câu đó. Đơn cử như: "Nước Vệ có liên tiếp 2 vua bị giết là Vệ Hoàn công (Cơ Hoàn[1], con thứ 2 của Vệ Trang công (Dương)[2]) và Vệ Châu Dụ (Cơ Châu Dụ[3], con thứ 3 của Trang công)"
Rõ ràng trường hợp này:
- Dấu chú thích [1] và [3] có thể nhảy ra sau dấu phảy hoặc để nguyên trước dấu phảy, không khiến người đọc hiểu sai. Chính vì những trường hợp giống cái này phổ biến nên nhiều người nghĩ là không vấn đề gì khi di chuyển dấu chú thích.
- Nhưng còn dấu [2] không thể ra sau dấu ngoặc, vì người đọc sẽ hiểu rằng nó chú thích cho toàn bộ cụm nằm trong ngoặc đó, thì rõ ràng là sai, vì cái ý chú thích bổ sung cho thông tin về Trang công không liên quan gì tới cái ý chú thích bổ sung thông tin về Hoàn công.
Từ các trường hợp như [2] mới thấy rằng, đặt dấu chú thích ra sau dấu câu trong những câu phức, nhiều ý đan xen có thể gây lẫn lộn cho người đọc. Tuy nhiên, cũng "may" là những trường hợp câu phức như anh vừa ví dụ không nhiều (chính người viết có thể tự mình điều chỉnh về dạng giản đơn!), chứ thay đổi toàn bộ chú thích trong các bài viết về 1 dạng thống nhất thì cũng mất rất nhiều công sức :D (em xem trong câu cuối cùng anh vừa viết mà xem, nếu dấu than "!" sau chữ "đơn" mà lại cũng ra sau dấu ngoặc thì có thể hiểu khác, còn để ra sau dấu phảy sau dấu ngoặc nữa thì cực kỳ khó hiểu :D)--Trungda (thảo luận) 08:15, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)
- Còn một trở ngại nữa là: với các bài dịch, nhất là bài dài có quy mô vài chục K, vốn nhìn vào các dấu chấm phảy, nguồn báo chí và dấu ref đã hoa mắt, nếu đòi hỏi dịch giả cất công dịch chuyển từng cụm ref ra trước dấu câu cũng là một vấn đề nữa. Tốt nhất là ta nghĩ sao đúng thì làm như vậy, ít nhất với những bài sẽ làm; còn bài cũ có sức tới đâu sửa tới đó, miễn là thống nhất trong 1 bài, không để đoạn trên "trước" đoạn dưới "sau".--Trungda (thảo luận) 08:31, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)
nói game online
sửahungda bạn có chơi game online nào chưa như gunbound,gunny,pangya
- Lần này xin mời bạn qua cứu vớt dùm hai bài này Vịnh Vĩnh Hy, Đầm Hà (xã) vì mình biết bạn là chuyện gia về xã. Cảm ơn.Trongphu (thảo luận) 05:14, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)
Lụt
sửaBài đó là của tôi :D. Thank bạn đã đọc. Lưu Ly (thảo luận) 00:27, ngày 29 tháng 11 năm 2011 (UTC)
Mỏ
sửaBạn ơi có được viết về các mỏ khai khoáng trên wikipedia không, tỉnh Thái Nguyên có mỏ Núi Pháo, có trữ lượng Volfram lớn thứ hai thế giới và trữ lượng Flo lớn nhất thế giới.[2] Thainguyencc (thảo luận) 07:53, ngày 1 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Mời bạn cứu được thì cứu bài này luôn. Quân Khê, Hạ Hòa. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 18:18, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Nhờ Hungda giúp hiệu đính bài này. Xin cảm ơn nhiều. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:22, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Bắc Kạn
sửaTuy là tỉnh miền núi, đa số là người Tày song vì nhiều lý do nên đại đa số địa danh cấp xã của tỉnh này vẫn được gọi theo Hán Việt giống các tỉnh miền xuôi. Vì vậy, tỉ lệ trùng tên dù không cao song cũng không phải là ít, việc kiểm tra tên xem có trùng không khá mất thời gian và nhiều khi không thể bao quát hết. Và theo tôi xem xét thì các xã của các tỉnh miền núi Đông Bắc khác cũng vẫn được gọi theo Hán Việt nên tôi nghĩ chỉ nên dùng tên không có địa danh cấp trên với các xã Tây Bắc và Tây Nguyên cùng các thị trấn. Thainguyencc (thảo luận) 17:17, ngày 15 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Cho hỏi bạn lấy tài liệu "Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ" ở trang nào thế Thainguyencc (thảo luận) 18:42, ngày 15 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Bài này do bạn tạo mình thấy bạn đã bị nhầm lẫn. Nếu bạn qua bên tiếng Anh đọc thì nó là loài Achatina fulica, nói nôm na là loài ốc sên đất liền Châu Phi. Nó là một loại của Ốc sên thôi chứ không phải là Ốc sên. Bài "họ ốc sên" đây. Thân!Trongphu (thảo luận) 21:36, ngày 18 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Kim Jung-un
sửaVới tình hình mới, tiếp tục có biểu quyết lần hai về tên bài, Thảo luận:Kim Chŏng'ŭn#Bỏ phiếu về tên bài. CNBH (thảo luận) 16:18, ngày 26 tháng 12 năm 2011 (UTC)