Thảo luận Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Pq trong đề tài Chiến tranh thế giới thứ hai


Góp ý về màu nền

sửa

Tôi nghĩ màu nền của chủ đề này chưa được hợp lý. Nó có màu xám tối trong khi tông màu của trang wiki là trắng sáng, làm như vậy dễ gây cảm giác chói mắt khó chịu... Tốt nhất là chọn tông màu sáng và có một vài background đẹp và tối để làm nổi bật ý nghĩa chiến tranh là đủ. --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 09:19, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Màu nên này giống enwiki mà, bạn qua đó xem sao --minhhuy*=talk-butions 14:25, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

--Prof MK (thảo luận) 10:11, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)==Bố cục== Cách bố trí các phần trong trang chủ đề còn trống một phần bên trái, nên cần bố trí lại (hoặc thêm vào) để cho bố cục cân đối.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 01:11, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiện giờ chưa thêm được bạn ạ, vì chưa có mục nào thích hợp. Bên en người ta lắp chỗ đó bằng "Các trận đánh chọn lọc", nhưng bên vi thì quá ít. Khi nào nhiều bài hơn rồi làm cũng không muộn. Trước đây tôi định thế đại bằng những bài chất lượng A, nhưng Prof MK nói ko nên nên thôi --minhhuy*=talk-butions 03:18, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã lấp bằng "Bài viết kỳ này" --minhhuy*=talk-butions 14:21, ngày 17 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các nước tham chiến

sửa

Bản "Các nước tham chiến" có vài điểm không hợp lý lắm. 1 là Đế Quốc Việt Nam với chính quyền Trần Trọng Kim không có quân đội cũng như không có Bộ Quốc Phòng. Theo lời Bộ trưỡng Phan Anh trả lời sau này là họ cố tình không có BQP như thế để không tham chiến ở bất cứ đâu. Theo tôi biết là cũng không có tài liệu nào ghi rõ ràng là có quân đội Đế Quốc VN tham chiến ở bất cứ đâu (vì không có quân). Nếu có người VN theo Nhật hay theo Pháp chiến đấu thì đó là lính Lê Dương hay lính tập, lính mộ của riêng Nhật và Pháp và không liên quan đến DQVN. 2 là Việt Minh không phải là một "nước" để xếp vào bản này. Theo tôi biết nếu Việt Minh hay VNDCCH cũng chưa từng tuyên bố là mình theo Đồng Minh hay theo Trục. Nếu coi việc họ đánh Nhật là theo Đồng Minh, vậy việc họ đánh Pháp là theo Trục hay sao ? Theo tôi, việc chiến tranh của VN là cuộc chiến giành độc lập, và nguyên nhân chiến đấu chỉ là chống ngoại xâm, dù là ngoại xâm phe nào, và không phụ thuộc vào tình hình chiến tranh thế giới lúc đó. Chi nên việc thêm 2 "nước" này vào bản, theo tôi là không hợp lý. --92.228.59.207 (thảo luận) 08:13, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đế quốc Việt Nam là chính phủ bù nhìn do Nhật Bản lập lên, phải ko nhỉ? Thế đã đủ tiêu chuẩn chưa nhỉ?--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 08:23, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nội dung đó tôi dựa vào hai bài Đồng MinhTrục, nếu muốn thay đổi bạn phải xin ý kiến người viết đã, đừng quên họ cũng dịch từ tiếng Anh ra--minhhuy*=talk-butions 08:36, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đây là wiki tiếng Việt, không nhất thiết phải cứ theo đúng bên en. Nhưng bạn thấy có hợp lý không ?--92.228.59.207 (thảo luận) 08:39, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi không nói ta theo en mà vấn đề là người viết theo en và bên en có nguồn đàng hoàng --minhhuy*=talk-butions 09:04, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ủa, mà tôi có thấy Việt Minh trong bản bên en đâu ? --92.228.59.207 (thảo luận) 08:45, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Tôi nghĩ qua câu này trong bản Tuyên ngôn độc lập của Bác, thành viên IP có thể kết luận Việt Minh theo phe nào chứ ?--Prof MK (thảo luận) 08:59, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ngay phần mở đầu của bài Việt Minh cũng nêu rồi mà --minhhuy*=talk-butions 09:01, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
@Prof MK: Thật ra tôi đã nghe câu đó trong SGK, nến h vẫn ko hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh như thế nào, vì VN có chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai đâu nhỉ. Oh, mà Prof MK nên lưu ý Hồ Chí Minh nói "dân tộc", ko nói "Việt Minh" nào cả.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 09:08, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Việt Minh lãnh đạo dân tộc kháng chiến nên nói dân tộc ta đứng về Đồng minh chống Nhật cũng nghĩa là Việt Minh chống Nhật.--Prof MK (thảo luận) 10:03, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Việt Minh là tên 1 tổ chức có từ năm 1936 (thân Quốc Dân Đảng Trung Hoa) và sau này được sử dụng lại vì "Hồ Chí Minh chủ trương những người cộng sản sử dụng danh nghĩa Việt Minh" (theo bài viết về VM), một phần là để tranh thủ sự ủng hộ của Quốc Dân đảng Trung Hoa lúc đó đang ở VN. Lúc đó chống Pháp là chính vì đến tháng 3 năm 1945, Đông Dương mới thuộc về Nhật (Trước đây, trong nhiều sách của VN còn ghi là VN "giành độc lập từ Pháp"). Tuyên ngôn dộc lập 1945 là sau khi chiến tranh thế giới đã kết thúc, còn trong thời gian chiến tranh, không hề thấy 1 tuyên bố nào là VN thuộc phe nào, như trên đã nói, cuộc chiến VN là cuộc chiến giành độc lập và chống ngoại xâm dù là ngoại xâm phe Trục hay Đồng Minh. Cuối cùng, rõ ràng nhất là Việt Minh không phải là 1 "nước" để vào bản các nước tham chiến. Còn Đế Quốc VN không có quân đội thì đương nhiên không thể tham chiến, dù theo phe nào. --92.228.59.207 (thảo luận) 09:31, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không biết thành viên IP lấy tài liệu ở đâu mà bảo Việt Minh thành lập năm 1936 và thân Quốc dân Đảng Trung Hoa ! Việt Minh thành lập vào ngày 19/5/1941 khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba hải ngoại đã về nước chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng, tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp - phát xít Nhật. Mặt trận đoàn kết rộng rãi nên mới gọi là Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh. Còn về việc VN giành độc lập từ tay ai, xin tiếp tục trích Tuyên ngôn độc lập của Bác : Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Một bằng chứng nữa tôi xin đưa ra là việc cơ quan tiền thân của CIA là OSS đã gặp gỡ Việt Minh vì có cùng mục tiêu chống Nhật Việt Minh không phải 1 quốc gia nhưng có lực lượng vũ trang và đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật của dân tộc Việt Nam, chính Việt Minh đã khai mạc Đại hội Quốc dân Tuyên Trào ngày 13/8/45 có giá trị như Quốc hội lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.--Prof MK (thảo luận) 10:03, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Prof MK xem bài Việt Minh đi ! Và dù thế nào vẫn chưa phải là 1 "nước"--92.228.59.207 (thảo luận) 10:06, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã sửa lại thành "Thành phần tham chiến", ổn chưa? --minhhuy*=talk-butions 10:08, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
nên nhớ là bên en cũng không thấy tên VM trong đó, không biết MinhHuy xem ở đâu ? Và như trên đã nói, VM lúc đầu chống Pháp (theo Đồng Minh), sau đó mới chống Nhật, mục tiêu là giành độc lập và chống ngoại xâm, bất kể ngoại xâm phe nào. Còn nếu nói thành phần chống Nhật thì ngay cả Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng chống Nhật mà, có thể xem là theo phe Đồng Minh không ? --92.228.59.207 (thảo luận) 10:13, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đừng hỏi tôi câu đó, tôi đã bảo là xem ở bài Đồng Minh, bạn không thấy à? --minhhuy*=talk-butions 10:17, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
thì Huy xem thử bài Đồng Minh ben en đi.
Bài Việt Minh phần đó không có chú thích nguồn dẫn nên tôi không tin cậy. Tôi đồng ý với Huy là sửa lại thành "Thành phần tham chiến" hợp lí hơn.--Prof MK (thảo luận) 10:10, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Khi Việt Minh mới thành lập thì Pháp đã thua trận bên Châu Âu nên nếu chống Pháp chỉ là chống bọn thực dân cấu kết với phát xít Nhật thôi. Với lại như Bác đã khẳng định, Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Như vậy có thể khẳng định kẻ thù chủ yếu của Việt Minh và của dân tộc VN từ 41-45 chỉ là phát xít Nhật. Còn về VNQDĐ, họ có lãnh đạo cách mạng Việt Nam đâu mà có tư cách ghi vào danh sách tham chiến ?--Prof MK (thảo luận) 10:19, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trước năm 1945, lực lượng chiến đấu của VM còn mỏng, lúc đó VNQDĐ đã là lực lượng mạnh và tấn công Pháp ở nhiều nơi. Chỉ sau năm 1945, VM mới từ từ mạnh và cụ thể là sau Cách mạng tháng 8, nhất là sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi chiến tranh thế giới đã kết thúc, lúc đó mới có thể nói là VM lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Còn Pháp thì chắc là không cấu kết với Nhật rồi trừ khi chịu thua. Và như đã nói : đến tháng 3 năm 1945, Đông Dương mới thuộc về Nhật. Còn sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, vấn đề đã rõ thì lúc đó nói gi mà không được ? --92.228.59.207 (thảo luận) 10:38, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn IP phát biểu nực cười quá ! Việt Nam Quốc dân Đảng từ sau khởi nghĩa Yên Bái đã bị Pháp khủng bố trắng, làm gì còn lực lượng mà mạnh và đánh Pháp. Sau này chỉ còn 1 số Đảng viên lưu vong chạy sang TQ và phải đến sự kiện "Hoa quân nhập Việt" mới trở về theo gót Quốc dân Đảng Trung Hoa. Còn xin thưa với bạn, kể từ năm 30 trở đi, Đảng Cộng sản VN đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ Xô Viết Nghệ Tĩnh 31, Vận động dân chủ 36-39 và trong suốt Cách mạng tháng Tám. Đó là một sự thật của lịch sử mà tôi nghĩ bạn không nên xuyên tạc.--Prof MK (thảo luận) 12:15, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn MK nên phân biệt rõ và xem lại. Tôi không thích tranh luận ngoài lề nhiều, chỉ ngắn gọn thôi : Nếu bạn nói là Đảng CSVN thì còn có thể nhưng nói Việt Minh thì phải xem lại, nhất là lôi kéo cả Xô Viết Nghệ Tĩnh vào VM thì thật vô lý. Vậy thì theo bạn, nên sửa quách cái phần thành phần tham chiến là Đảng CSVN đi. Mà mình đang nói về VM hay Đảng CSVN vậy ?--92.228.59.207 (thảo luận) 12:54, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn đang giả ngây ngô hay cố tình không hiểu Việt Minh chỉ là một tổ chức mặt trận của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Do đó, nói đến Việt Minh là ngầm hiểu nói về Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi không lôi kéo Xô Viết Nghệ Tĩnh vào VM, tôi chỉ muốn bác bỏ sự xuyên tạc đối với sự lãnh đạo của Đảng CS trong giai đoạn 30-45 mà bạn dám ghi Trước năm 1945, lực lượng chiến đấu của VM còn mỏng, lúc đó VNQDĐ đã là lực lượng mạnh và tấn công Pháp ở nhiều nơi thôi Còn VNQDĐ như tôi đã phân tích, không hề có tác động gì đến Cách mạng VN giai đoạn 1930-45 cả nên sẽ không có tư cách ghi vào thành phần tham chiến.--Prof MK (thảo luận) 22:39, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thứ nhất là về phần cờ rất nhiều sai lầm (Canada, Ấn Độ, Slovakia, vân vân). Thứ hai là chỉ nên thống kê các quốc gia tham chiến chính hay chính thức, nếu không sẽ rất dài dòng và không chính xác. Ví dụ nếu không phải nói các phong trào đòi độc lập của Ấn Độ thân nhật, phong trào của Ayng San ở Myanmar, phong trào của Sukarno ở Indonesia, các phong trào và quốc gia bù nhìn mà Đức lập nên ở Liên Xô, lực lượng kháng chiến Ba Lan vân vân mà vai trò của họ trong cuộc chiến lớn hơn của Việt Minh hay của Trần Trọng Kim rất nhiều. Dung005 (thảo luận) 10:48, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đã sửa lại vài lá --minhhuy*=talk-butions 11:12, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Khó nói vai trò ai lớn hơn ai lắm anh Dũng ạ. Theo em nghĩ nếu đã đưa thì nên đưa vào hết.--Prof MK (thảo luận) 12:15, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy nếu đưa thì phải đưa vào hết. Ví dụ như Pháp phong trào kháng chiến có ba phong trào (Force française libre của De Gaulle lưu vong, Forces françaises de l'intérieur ở bản địa, Francs-tireurs et partisans của những người cộng sản) ta cũng phải đầy đủ, Nam Tư cộng sản của Tito và Nam Tư bảo hoàng cũng phải đầy đủ, Hy Lạp cộng sản và Hy Lạp bảo hoàng, Ba Lan lưu vong - Ba Lan cộng hòa - Ba Lan cộng sản vân vân, nếu lập luận theo kiểu này thì danh sách trên còn rất nhiều thiếu sót. Dung005 (thảo luận) 12:37, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
OK. Đồng ý với ý kiến anh Dũng.--Prof MK (thảo luận) 12:45, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nói thì dễ, kiếm đâu ra cờ đưa vào? Nếu là nói Pháp hay Ba Lan phe Đồng Minh thì xem như bao gồm các tổ chức hoạt động bên trong rồi, chia ra gây rắc rối tra cứu, không có cờ và khó nhét vào vì đất quá hẹp--minhhuy*=talk-butions 12:51, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi mới bắt đầu thảo luận về vai trò của VN; sẽ qua những nước khác nữa. Nói chung là chỉ nên ghi những quốc gia tham chiến chính thôi. Còn thành phần thì nhiều lắm và không cần thiết.--92.228.59.207 (thảo luận) 12:59, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lần này thì ủng hộ IP --minhhuy*=talk-butions 13:01, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
vậy thì Việt Minh và Đế quốc Việt Nam nên bỏ ra, cả ở trang Khối TrụcKhối Đồng Minh, vì cũng như Dung05 đã nói, vai trò của VN nhỏ hơn những thành phần khác. Ngoài ra, cũng không có tuyên bố nào rõ ràng khi còn chiến tranh. --92.228.59.207 (thảo luận) 13:10, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thế thì Minh Huy lại thích đùa với lịch sử rồi. Từ bao h chúng ta lập luận kiểu không có cờ thì không cho vào :D Và cũng chưa hiểu sức mạnh của Wiki rồi khi cái gì cũng có :D Hơn nữa ví du chẳng hạn Cuộc tổng khởi nghĩa Warsava Hồng Quân đứng yên vì để Đức quốc xã diệt fe cộng hòa dọn đường cho phe cộng sản. Nội chiến Nam Tư, nội chiến Hy Lạp, nội chiến Trung Hoa đều bắt nguồn từ những thành phần tham chiến khác nhau của WW2. Một là đầy đủ hoàn toàn. Hoặc phải khái quát mang tính tổng kết hoàn toàn. Không nửa nạc nửa mỡ. Và còn một lỗi rất lớn là chính phủ thân nhật ở Nam Kinh chứ không phải Đài Loan (vốn thuộc địa Nhật) mới dùng cờ đó. Dung005 (thảo luận) 13:06, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý tôi không phải không có cờ thì không đưa vào, nhưng trường hợp này bất lực, anh thử đưa vào mà không có cờ xem có nhận ra nứoc nào không?\--minhhuy*=talk-butions 13:09, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi muốn nói là tất cả các thành phần tôi đều có thể có cờ tại Wiki. Dự án cứ thảo luận xong về danh sách. Khi nào xong báo tôi. Việc cờ tôi lo. Dung005 (thảo luận) 13:11, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng là tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ có các quốc gia mà còn có nhiều tổ chức. Thâm chí, một quốc gia có hai, ba tổ chức theo các phe khác nhau. Ở Ba Lan là phe lưu vong thân Anh (của Sikorsky và Bur Komorovsky) và phe cộng sản thân Liên Xô (của Berout), ở Pháp là phe Tự do đứng về phía Đồng Minh (của Charles de Gaulle) và phe Vichi đứng về phía Đức (của Henri Philippe Pétain), ở Hy Lạp và nhiều nước khác cũng vậy. Do đó, tôi đề nghị lấy thời gian khởi điểm chiến tranh (từ 1 tháng 9 năm 1939) làm mốc đánh dấu sự tham gia phe này hay phe kia và phải là sự tham gia với đầy đủ trách nhiệm chứ không phải là hình thức. Ví dụ: có đưa quân tham chiến thành những đơn vị độc lập và có sự chỉ huy của công dân nước đó. Nên tách các tổ chức tham gia thành một danh sách riêng và dùng cờ của tổ chức (nếu có), không dùng cờ của quốc gia cho các tổ chức vì có thể gây nhầm lẫn.
Việt Minh đứng về phía đồng minh nhưng chỉ với danh nghĩa tổ chức, chưa phải với danh nghĩa quốc gia. Chính phủ "Đế quốc Việt Nam" của Trần Trọng Kim tham gia phe Nhật chỉ là về hình thức. --Двина-C75MT 04:01, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Nên để Huy sửa lại là thành phần tham chiến nghe hợp lí hơn nhưng vẫn khẳng định Việt Minh tham chiến theo phe Đồng Minh. Nhưng mà vậy 1 đống nước Mỹ, La-tinh có tuyên chiến mà không đưa quân có tính họ không nhỉ nếu như theo ý kiến bác Tâm là phải có quân ?--Prof MK (thảo luận) 04:29, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chiến tranh thế giới thứ hai

sửa

Chào dự án, dự án xem lại bài Chiến tranh thế giới thứ hai đi, có lẽ là bài quan trọng nhất đấy--Павел Корчагин (thảo luận) 15:41, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhờ các TV gỡ giúp chủ đề này ra khỏi Thể loại:Bài viết chọn lọc và sửa bản mẫu đầu trang, đưa sang Thể loại:Chủ đề chọn lọc.pq (thảo luận) 05:00, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chiến tranh thế giới thứ hai”.