Thảo luận Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam/Lưu 1
Biểu đồ niên đại lịch sử này có thể có một số thông tin chưa chính xác. Nhờ các bác kiểm tra và sửa giúp. Nguyễn Thanh Quang 18:21, 7 tháng 4 2005 (UTC)
- "Nhà Hậu Lê" cũng gọi là nhà Lê. Xem, chẳng hạn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim tính nhà Lê (1428-1788), tức từ Lê Thái Tổ đến Lê Chiêu Thống; trong đó giai đoạn từ Lê Trung Hưng (có chúa Trịnh) lại gọi là nhà Hậu Lê (1533-1788).
- Nếu quả thật thông tin chính xác thì bác có thể chuyển hướng "Nhà Lê" đến "Nhà Hậu Lê". Nguyễn Thanh Quang 01:51, 5 tháng 5 2005 (UTC)
Có lẽ phần "Nhà Lê-Mạc" là thừa, vì nhà Lê trung hưng là đã có chúa Trịnh rồi. Avia (thảo luận) 01:59, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Format
sửaCó ai có khiếu table vẽ lại tiêu bản này cho nó giống như en:Template:History of China được không? (Vì dụ Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh cai trị cùng lúc, ở hai lãnh thổ khác nhau, cũng như VNDCCH và VNCH) Nguyễn Hữu Dụng 16:43, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Hai Bà Trưng & Bà Triệu
sửaCó nên đưa mục về Hai Bà Trưng và Bà Triệu vào tiêu bản này không? Nguyễn Hữu Dụng 15:40, 8 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ nên như vậy. Casablanca1911 03:54, 9 tháng 9 2006 (UTC)
- Vậy thì nên sửa lại phần nội dung về bà Triệu trong bản mẫu này đi. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 06:53, ngày 3 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Màu sắc
sửaCác đoạn màu sắc xám xịt là giai đoạn "buồn", còn các màu tươi sáng thì "vui" có phải không? Tuy là không explicit nhưng hình như mang tính "human" và do đó có "point of view" một chút. Ngoài ý nghĩa màu sắc này ra thì màu cho vào có mang lại thông tin gì thêm cho người đọc không? Tôi thấy nó hơi lòe loẹt. 222.252.81.178 10:17, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Hơn nữa, với màu vào thời điểm tôi viết ra dòng này; tôi thấy khá khó hiểu: những giai đoạn cùng màu với nhau thì ý nghĩa gì? Có cùng đặc điểm? Tôi thấy có chỗ cũng có cùng đặc điểm, nhưng có chỗ chẳng có gì giống nhau hơn các đoạn khác màu (ví dụ: nhà Hậu Trần & nhà Nguyễn)! -> gây ra sự khó hiểu cho người đọc. 222.252.81.178 10:26, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tôi cũng thấy thà để trắng còn đẹp hơn. Cùng lắm dùng duy nhất một màu nền thật nhẹ, vì giữa các ô đã có vạch ngăn rồi.
Nếu thích màu thì nên học tập Tiêu bản:Lịch sử Trung Quốc, họ hoán chuyển lần lượt 3 mầu chính, chỉ vừa đủ để hai ô cạnh nhau không trùng màu, ngoài ra vị trí của các ô có thể hiện quan hệ thời gian.
Tmct 10:31, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Tiêu bản:Lịch sử Trung Quốc có màu để khoanh những vùng có hình dạng kỳ dị (như hình chữ U) và có sự thống nhất là "những màu giống nhau ở các ô khác nhau và tách rời không nói lên chúng có đặc điểm chung". 222.252.81.178 10:36, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Có lẽ bạn nào định tô màu thì nên thống nhất các "rule" cho "bài toán tô màu" (nghe rất có mùi lý thuyết đồ thị) ở đây nhé.222.252.81.178 10:40, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Lại một lần nữa thấy "nghe có mùi";) 134.99.112.242 10:44, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Có lẽ bạn nào định tô màu thì nên thống nhất các "rule" cho "bài toán tô màu" (nghe rất có mùi lý thuyết đồ thị) ở đây nhé.222.252.81.178 10:40, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Xin ý kiến
sửaTôi mới làm một cái tiêu bản mới. Mọi người xem có dùng được không. Cái ít mầu là tiêu bản mới, cái nhiều mầu là tiêu bản cũ. Tmct 15:57, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Cách sắp xếp của tiêu bản cũ có một cái dở là các ô khác nhau tạo ấn tượng rằng chúng tách rời nhau về thời gian (đặc biệt là mầu sắc lại càng nhấn mạnh sự khác biệt giữa các ô). Ví dụ, nhìn qua sẽ có cảm giác là các chính phủ trong chiến tranh Việt nam là các giai đoạn nối tiếp nhau và không thể hiện được chuyện giai đoạn chiến tranh Việt Nam bao trùm lên thời gian tồn tại của tất cả các chính phủ kia. Tiêu bản mới giải quyết được vấn đề này và còn cho phép đưa các sự kiện quan trọng của từng thời kỳ vào tiêu bản.
Tôi không tán thành việc dùng nhiều mầu khác nhau với mục đích không phải để phân cách cho dễ nhìn (với mục đích này thì chỉ cần 2 đến 3 mầu là đủ). Vì các mầu sắc khác nhau tạo ấn tượng trực quan (màu vốn hay được dùng làm biểu tượng), dễ gây chuyện "không trung lập".
Tmct 20:47, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Tôi tán thành dùng cái mới. Nên thêm chiến tranh với Campuchia. Nguyễn Hữu Dụng 16:11, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Nếu ta có thể sửa giống như tiêu bản cho lịch sử TQ thì hay hơn, ví dụ Hậu Lê và Mạc nên ở cùng một hàng, hay Trịnh và Nguyễn, hay VNCH và VNDDCH, để cho biết họ tồn tại cùng lúc và cai quản lãnh thổ khác nhau. Nguyễn Hữu Dụng 20:58, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tôi đã cố thử, nhưng bỏ cuộc vì thấy rất khó mà sắp xếp được đẹp.
- dùng cách này để thể hiện ô Chiến tranh VN trùm lên tất cả các ô VNDCCH, VNCH, CHMNVN.... rất xấu. vì 3 cột này phải cùng hàng, mà tên cột nào cũng dài lê thê.
- Nhà Mạc chỉ nằm trong 1 khúc giữa nhỏ của thời Hậu Lê, phần cuối trùng một đoạn với ô Trịnh, không hoàn toàn ngang hàng, nếu vẽ kiểu TQ thì sẽ có đoạn lên đến 4 cột (Trịnh, Nguyễn, Mạc, Lê trung hưng). Cũng rất xấu.
Trong tiêu bản mới, do các mục con trong cùng một ô không có phân chia rõ rệt nên có thể được hiểu nhập nhằng: có thể theo thời gian, có thể không hoàn toàn theo thời gian. Tmct 22:22, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Mục tiêu của chúng ta là để người đọc thấy dễ hiểu, dễ tra cứu. Không nhất thiết cứ phải màu mè, có khi làm rối hơn. An Apple of Newton thảo luận 01:42, ngày 24 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Tiêu bản mới trông dễ nhìn hơn. Tôi thích nó hơn. Có điều, nhà Triệu để riêng một hàng mà không gộp vào thời kỳ Bắc thuộc. Vậy đã nhất trí coi thời kỳ Triệu là một thời kỳ độc lập của người Việt rồi sao?--Tò Mò 02:55, ngày 24 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Chẳng phải nhất trí hay không. Lý do là trong lịch sử, các sử gia VN lúc công nhận lúc không công nhận. Ngay cả 1 cuốn sử hiện đại cũng tách ra (nói là để phục vụ mục đích tra cứu). Do đó ta cũng tách ra để tiện tra cứu, phần tranh luận công nhận hay không đã có trong bài Vấn đề chính thống của nhà Triệu. Nếu bạn thấy cần thì có thể cho vào ô của nhà Triệu một link tới bài đó. Tmct 09:44, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tôi, một người phải dùng kính khi đọc, nhận thấy bảng ít màu (bảng mới) dễ đọc hơn bảng có quá nhiều màu. Tuy việc có nhiều màu làm cho người đọc dễ phân biệt các phần khác nhau, việc dùng quá nhiều màu làm cho người đọc có câu hỏi là các màu đó có mục đích gì, có liên quan gì đến các bài hay các tiêu bản khác..., đó là không nói đến việc nó làm cho đau mắt. Mekong Bluesman 22:41, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Dung hoà
sửaTheo tôi, vì tiêu bản cũ và tiêu bản mới, cũng như tiêu bản Trung Quốc đều có ít nhiều ưu, nhược điểm, nên ta áp dụng một phương án dung hoà. Về nội dung, theo tôi cũng cần chỉnh lý cho chính xác, nhưng xin nói về phương án dung hòa trước. Xin đi cụ thể như sau:
1. Về màu: đúng là nên dùng tiêu bản mới, không cần nhiều màu mè, chỉ cần dễ coi là được.
2. Nên áp dụng theo cách chia cột của tiêu bản Trung Quốc, cách làm này cho phép nhìn thấy những triều đại cùng tồn tại. Vì có những nội dung nên chỉnh lý mà tôi sẽ nói ở dưới nên những cột này sẽ không bị biến thành những "bao diêm dài" (trông xấu).
3. Xin đi vào nội dung. Cách chia xưa nay, theo quan điểm phong kiến và hiện đại có khác nhau. Ngoài chuyện "đất đai" mà các nhà viết sử cổ "hoài niệm" như tôi từng bàn, còn có sự khác biệt về "thời gian" giữa cổ và kim. Các cụ luôn lấy sự tồn tại của "chính quyền mình", dù chỉ 1 góc đất, vẫn tính là "chính", như nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn trong thời thuộc Minh chẳng hạn. Do đó, theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời thuộc Minh chỉ có 4 năm từ 1414 đến 1417, trong khi thực tế nước ta bị nhà Minh đô hộ 20 năm 1407 - 1427. Theo tôi, ta nên chấp nhận thực tế, như tiêu bản này đã làm, nhưng vẫn xin bổ sung thêm nữa. Cụ thể và cách trình bày của từng giai đoạn:
- Hồng Bàng và An Dương Vương là hai thời kỳ độc lập nhau, không nên gộp An Dương vương vào Hồng Bàng, nghĩa là nên dành cho vua Thục một ô riêng, có chữ đậm để cho thấy ngang hàng với Hồng Bàng
- Nhà Triệu bị diệt năm 111 TCN chứ không phải 110 TCN, nên cần "tiến lên" 1 năm.
- "Bắc thuộc lần I" cũng như "Nhà Tiền Lý và Triệu Việt vương" tôi cho rằng chính xác không cần phải chỉnh lý gì
- Bắc thuộc lần II: Đây chính là chỗ tưởng như đơn giản nhưng lại khá rắc rối xưa nay trong sách vở về cách quan niệm phân chia. Trên thực tế chỉ kéo dài từ 602 đến 905. Sử học hiện đại đã thống nhất gội thời kỳ từ 905 đến 938 là thời kỳ "Tự chủ" (vì độc lập nhưng chưa xưng hiệu). Vì vậy, nên chia ô này thành 2 ô (2 dòng) cùng chữ đậm (tức là ngang nhau, không lệ thuộc nhau). Ô "Bắc thuộc lần II" từ 602 - 905, trong ô này bên dưới có hai dòng nhỏ là 2 vua Mai Hắc Đế và Phùng Hưng. Ô "Tự chủ" gồm 3 dòng nhỏ: 1. "Họ Khúc" (vì có 3 đời, phải như tiêu bản cũ chứ không phải chỉ riêng Khúc Thừa Dụ như tiêu bản mới), 2."Dương Đình Nghệ" và 3."Kiều Công Tiễn". Vâng, dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận rằng Công Tiễn đã ở ngôi Tiết độ sứ - dẫu chỉ 1 năm - như họ Khúc và họ Dương trước đó, nên không thể "lờ đi" được. Nếu lờ Công Tiễn đi, thì Dương Đình Nghệ đã bị giết từ 4-937, đầu năm 939 Ngô Quyền mới xưng vương, khoảng giữa đó là ai?
- Từ "Nhà Ngô" đến "Nhà Lý" tôi thấy không có vấn đề gì.
- "Nhà Trần" nên bỏ "Chống quân Nguyên Mông" đi vì theo tôi không cần thiết. Nếu nêu sự kiện này vào, e rằng các cuộc "chống Tống" của nhà Lý, nhà Tiền Lê bị "thiệt thòi" vì không có mặt.
- Nhà Hồ không cần bổ sung.
- Bắc thuộc lần III: nên kéo dài đến năm 1427, vì sau đó nhà Hậu Lê chỉ bắt đầu từ 1428. Do đó Bắc thuộc lần 3 từ 1407 - 1427, trong đó có "Nhà Hậu Trần" và "Khởi nghĩa Lam Sơn"
- Nhà Hậu Lê từ 1428 - 1788 là một ô lớn, chữ đậm. Trong đó dòng đầu là "Lê sơ". Bên dưới chia 2 cột: Một cột là "Lê Trung hưng", bên cột kia lại có 2 dòng, dòng trên là "Nhà Mạc", dòng dưới là "Trịnh- Nguyễn phân tranh". Cột "Lê Trung hưng" sẽ dài bằng 2 dòng "Nhà Mạc" và "Trịnh-Nguyễn phân tranh" chồng nhau. Nhìn hình thức thì "Nhà Mạc" chỉ cần 1 dòng, "Trịnh-Nguyễn phân tranh" cần 2 dòng (tức là tổng số 3 dòng), bên cột kia 3 âm tiết "Lê - trung - hưng" cũng đẩy thành 3 dòng, ngang hàng. Tôi biết cột "Lê - trung - hưng" này sẽ hơi "lép vế" nhưng không đến nỗi xấu (nói cho vui, vì nhà Lê thời đó cũng lép vế mà!). Như vậy bên dưới "Nhà Hậu Lê" có 4 dòng.
- Xin nêu 1 phương án khác xử lý thời kỳ loạn lạc này: Không nêu tên triều đại mà nêu tên "thời kỳ" mà sử sách gọi: Dưới dòng "Lê sơ" là 2 dòng nhỏ (ngang hàng với Lê sơ, cùng nằm trong "Nhà Hậu Lê"), trên là "Nam Bắc triều", dưới là "Trịnh Nguyễn phân tranh". Thế thôi, không cần ghi tên các nhà Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn.
- Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn và Chiến tranh Đông Dương tôi không có ý kiến.
- Tới "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", tôi thấy không cần ghi thêm 2 dòng nhỏ tên 2 cuộc chiến tranh nữa, lý do tương tự như "chống quân Mông Nguyên" thời Trần. Đây là các cuộc chiến tranh với nước ngoài chứ không phải nội chiến. Nếu thống nhất đưa các cuộc chiến tranh này vào, e rằng lại phải đưa các cuộc chiến chống phương Bắc của nhiều triều đại khác, sẽ làm bảng nặng và khó thu xếp hơn.
- "Vua Việt Nam" nên để bên dưới như tiêu bản mới là hợp lý. Nhưng nên thêm 1 dòng "Nguyên thủ quốc gia" nữa (cùng cỡ với "vua Việt Nam") vì sau thời phong kiến, cũng nên kê ra danh sách các nhà lãnh đạo các chính quyền đã tồn tại, kế tục nhau ra sao, cho đến hiện nay.
--Trungda 15:57, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Tôi đã sửa theo ý bạn, ngoại trừ ô nhà Hậu Lê.
- phương án 1 cần một quy tắc tô màu khác, vì có ô con nằm trong ô lớn. Quy tắc hiện nay chưa áp dụng được. Tôi sẽ nghĩ cách giải quyết. Hơn nữa tôi đang băn khoăn không rõ làm như vậy có làm ô này trông quá khác với các ô còn lại hay không.
- phương án 2: tôi thấy không cân bằng lắm vì nói đến Lê sơ mà không nói đến Lê trung hưng.
- Tmct 14:21, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Tôi đã sửa theo ý bạn, ngoại trừ ô nhà Hậu Lê.
- Xin chỉnh lại chút nữa:
- 1.Thời Tự chủ: Kiều Công Tiễn chứ không phải Kiều Câu Tiễn. Tôi sẽ viết bài về thời Tự chủ và thời Họ Khúc
- 2.Nhà Hậu Lê (1428-1788) chứ không phải (1428-1778)
- 3.Theo tôi, nếu không muốn mất "Lê trung hưng" thì dùng phương án 1. Nó khác các ô khác cũng không sao, vì đúng là thời này rối ren không giống những thời trước (đã mất lại phục hồi, vừa có vua vừa có 2 chúa)
- --Trungda 16:48, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Tôi đã chỉnh và thêm ô Hậu Lê mới theo cách 1 của bạn Trungda. Ô cũ vẫn giữ tạm để tiện so sánh. Mọi người xem thế nào. Tôi có ý ngại ô mới phá truyền thống "liệt kê" và "đồng màu" của các ô khác. Tùy mọi người quyết định. Tmct 10:54, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Bạn thấy không, ô Hậu Lê mới rất "vừa", không bị lệch, không mất cân bằng, vẫn phản ánh được 2 triều nam -bắc và 1 vua 2 chúa. Nhưng vẫn nên cho cả niên đại vào cho "Hậu Lê" (1428-1788)--Trungda 12:52, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Nhưng nhờ bạn giải thích xem tại sao ô Hậu Lê chia cột mà ô Chiến tranh Đông Dương lại không? Tôi vẫn không hài lòng là ở chỗ này.
- Khi quyết định cấu trúc tiêu bản mới, tôi đã nghĩ, đã không thể hiện được sự song song giữa các sự kiện trong cùng thời đại thì nên bỏ hẳn mục tiêu đó cho nó thống nhất. Thực ra, nếu chia ô để tô màu thì ô Pháp thuộc còn ăn cả sang vùng chiến tranh đông dương, có giải quyết được đâu. Những chi tiết như song song, ăn từ thời này sang thời khác, theo tôi nên để cho bài Triều đại/niên đại lịch sử Việt Nam hay "triều đại VN", còn tiêu bản chỉ nên vừa phải thôi, cái chính là dễ nhìn.
- Tmct 10:54, ngày 6 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Ý kiến
sửaNhững giai đoạn nào tồn tại song song thì chia thành cột nằm cạnh nhau (Ví dụ: VNDCCH nằm thành cột ben phải, VNCH &.... nằm ở cột bên trái; giống như đã có với nhà Mạc song song tồn tại cùng nhà Lê)
Triều đại VN
sửaNgoài ra, xin đề xuất dựng 2 tiêu bản theo 2 tiêu chí:
a. Tiêu bản "Lịch sử Việt Nam" theo kiểu gọi tên thời kỳ, như Hồng Bàng, Bắc Thuộc lần I, Nam Bắc triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, Chiến tranh Đông Dương... (khá giống tiêu bản mới hiện nay, nhưng vì ưu tiên trình bày dòng, cột nên không ghi niên đại nữa cho khỏi đầy)
b. Tiêu bản "Triều đại Việt Nam" theo kiểu "gọi tên triều đại", như "Hùng Vưong", "An Dương Vương", "Nhà Lý, "Nhà Mạc", "Chúa Trịnh", "Nhà Lê trung hưng"... Trong đó có ghi rõ niên đại từng triều.
Sẽ có những "thời kỳ" trong tiêu bản a trùng luôn tên triều đại (như kiểu b) vì không có thực thể khác cùng tồn tại, như "An Dương Vương", "Nhà Trần", "Nhà Lý"...
Xin có mấy ý kiến như trên, mong các nhà quản lý hãy dựng thử một vài tiêu bản để xem thử và cho ý kiến tiếp.
--Trungda 15:57, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Hai tiêu bản trông gần giống nhau thì tôi thấy không ổn lắm. Khi nào dùng cái gì?
- Bạn thử ngó qua trang fr:Chronologie_de_la_France xem bạn có muốn một trang tương tự để phục vụ thông tin niên đại hay không. (Trang này được link từ cuối tiêu bản lịch sử Pháp, trông như thể phiên bản đầy đủ của các thông tin trong tiêu bản).
- Tmct 15:51, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Tiêu bản chính sẽ vẫn là Lịch sử Việt Nam. Tôi cho rằng việc giống nhau là khó tránh khỏi, như đã trình bày, vì có những thời kỳ mang tên giai đoạn lịch sử, có thời kỳ mang luôn tên triều đại, như chúng ta hay gọi: thời Bắc thuộc, thời nhà Trần - ngang nhau. Tôi thấy làm thế cũng gần như tiêu bản của Pháp fr:Chronologie_de_la_France, vì Đông và Tây chẳng qua khác nhau cách gọi: phương Đông thích gọi tên, còn phương Tây thích dùng số đếm: nền Cộng Hòa thứ nhất, triều đại thứ năm... (như tôi từng nhận định trong bài nhà Tần về trường hợp hy hữu ở phương Đông, dùng số đếm gọi các đời vua là Nhị Thế, Tam Thế...). Điểm lại thì thấy xưa nay cũng chưa có cách gọi khác cho việc gộp chung các triều đại thời độc lập thành một thời kỳ có tên, mà nếu chúng ta tự đặt ra thì sợ không quen thuộc, lạ tai quá. Giả sử có nhà chuyên môn nào vào xem thấy sẽ đặt câu hỏi: không biết tên cái thời mà chúng ta gộp mấy nhà "Ngô - Đinh - Tiền Lê" vào lấy từ đâu?
- Đó là tiêu bản chính, xuất hiện trong các bài lịch sử Việt Nam. Tiêu bản này sẽ cho link sang tiêu bản triều đại Việt Nam (có đủ niên đại mỗi dòng), dòng link đặt phía trên. Ngược lại, phía trên tiêu bản "triều đại Việt Nam" cũng cho link với tiêu bản "Lịch sử Việt Nam" (không ghi niên đại). Khi cần xem chi tiết về niên đại thì quay sang tiêu bản 2 và cần xem tổng quát theo thời kỳ thì lại về tiêu bản 1. Khi hai tiêu bản không xuất hiện cùng lúc thì tôi thấy không có vấn đề gì.
- --Trungda 17:36, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Có nên đưa vào Đế quốc Việt Nam hay không? Nếu có, nên đưa vào thời Nhà Nguyễn. Nguyễn Hữu Dụng 16:38, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Đúng. Theo tôi nên đưa vào.--Trungda 17:36, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Ý tôi là triều đại Việt Nam có nên là một trang chứ không phải một tiêu bản hay không. fr:Chronologie_de_la_France không phải tiêu bản mà là một trang được nối vào cuối tiêu bản chính, tương tự như trang Vua Việt Nam hiện giờ.
- Nếu dùng 2 tiêu bản trông gần giống nhau và cùng rất dài, trong khi nhiều bài sẽ dùng cả hai tiêu bản, thì những bài này trông sẽ khá là xấu.
- Theo tôi triều đại Việt Nam nên là một bài (không phải tiêu bản) với thông tin chi tiết về các niên đại. Bài này sẽ được gắn vào cuối tiêu bản "Lịch sử Việt Nam" theo kiểu như đã làm với bài Vua Việt Nam. Bạn thấy có được không?
- Tmct 09:45, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Tôi nhất trí. Tôi sẽ tham gia thảo bài triều đại Việt Nam. Nhưng thú thực là tôi còn hơi do dự về vấn đề tranh cãi của nhà Triệu, vì nó liên quan tới việc soạn bài "Triều đại Việt Nam". Có đưa vào không? Vừa đưa vừa nói 2 chiều (rằng có ý công nhận có ý không)? Và dẫn chiếu tới bài Vấn đề chính thống của nhà Triệu (đang bàn cãi dài dằng dặc)? Chờ ý kiến của bạn--Trungda 12:59, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Chúng ta không thể quyết định có công nhận hay không, kể cả nếu 100% thành viên Wiki thống nhất quan điểm. Vì có sử gia công nhận nên ta đưa vào. Vì có sử gia không công nhận nên ta chú thích rằng vấn đề này chưa được các học giả thống nhất, và liên kết đến bài liên quan. Tmct 14:21, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Các vua quan trọng (giai đoạn đầu) còn thiếu
sửa- Kinh Dương Vương: là dòng dõi thần nông, vua khởi đầu của người Việt. (Theo Lịch triều Hiến chương loại chí, Phan Huy Chú).
- Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, lấy nàng Âu Cơ. (Theo Lịch triều Hiến chương loại chí, Phan Huy Chú).
- Hùng Vương (18 đời).
Lưu Ly 00:34, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Thiếu thì thiếu nhiều, vì đây không phải danh sách Vua Việt Nam, mà là danh sách các thời kì quan trọng trọng lịch sử. Các bác trên đều là các vua Hồng Bàng, có gì đặc biệt đâu. Hơn nữa có tài liệu nói Lạc Long Quân là Hùng Vương I. Nếu liệt kê kĩ vậy thì tại sao các vua thuộc các triều khác hay các nhân vật nổi bật khác không được liệt kê? Thí dụ: Trần Cảnh là người mở đầu cho nhà Trần. hay là Lý Chiêu Hoàng (là vua nữ duy nhất)? hay là Hồ Chí Minh (biểu tượng cách mạng trong suốt thời kỳ chiến tranh Đông Dương)?
- Đã có bài Vua Việt Nam ở cuối làm việc liệt kê rồi. Phần nằm trong các ô là dành cho các giai đoạn đặc biệt, các nhóm đặc biệt, các sự kiện đặc biệt, chứ không phải người. Các bác như Kiều Công Tiễn được liệt kê chẳng qua là vì các "subperiod" đó chỉ có mỗi mình bác ấy.
- Tôi đề nghị bỏ danh sách mới thêm vào ô Hồng Bàng. Lý do: thiếu nhất quán với phần còn lại của tiêu bản.
- Tmct 21:56, ngày 17 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Lịch sử Việt Nam không thể không có phần này. Cho dù đó là truyền thuyết. Nếu sai thì mới bỏ. Còn cứ để vậy mà thảo luận. Lưu Ly 14:05, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Tôi nói là bỏ danh sách mới thêm do thiếu cân bằng với phần còn lại, không nói là bỏ ô Hồng Bàng. Tmct 14:20, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Nếu bỏ luôn Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Họ Khúc, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn...thì tôi không có ý kiến gì vì đằng nào cũng phân chia theo giai đoạn. Còn nếu thấy các vị đó quan trọng (trong giai đoạn nào đó) thì tôi thấy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương có ý nghĩa khác thiết thực hơn, đó là vì là "sử lưu truyền" nên cho nên đến nay rất rất nhiều giả thiết được đặt ra (thật/giả) và chia ra những "giai đoạn nhỏ" để tổng hợp được nhiều nguồn thông tin hơn. Lưu Ly 14:43, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Họ Khúc, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn...khác dòng khác họ, không cùng một triều vua, nên không thể dùng một cái tên chung. Cũng như trong ô Chiến tranh VN không thể gộp VNDCCH, VNCH, MTDTGPMN vào cùng 1 cái tên để gọi. Cũng như trong ô Hậu Lê, không có một cái tên chung cho Nhà Mạc, Nhà Lê, và các chúa. Cũng như trong ô Bắc thuộc lần 2, không thể gộp nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tuy nhiên, Lạc Long Quân, 18 vua Hùng, và Kinh Dương Vương thì hoàn toàn có thể gọi chung bằng 1 cụm từ: các vua họ Hồng Bàng.
- Tmct 15:11, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Theo tôi, nên duy trì 3 dòng này. Kinh Dương Vương, với những người đọc sử, luôn được nhớ là vua đầu tiên. Còn Lạc Long Quân và Hùng Vương luôn là tên gọi tổ tiên trong tâm khảm người Việt từ già đến trẻ thuộc mọi thế hệ (con Rồng cháu Tiên). Ngoài ra, để tránh vấn đề tranh cãi: "Có bao nhiêu đời Hùng Vương?", nên thay dòng "18 đời Hùng Vương" bằng "Các Vua Hùng", như vậy muốn theo thuyết 18 vua Hùng hay 16 vua Hùng đều không sợ bị sai. Tôi đồng ý với bạn Tmct rằng như vậy quả là có thiếu nhất quán, nhưng cũng đồng tình với bạn Lưu Ly rằng các vai trò khởi thuỷ đối với lịch sử Việt Nam của các vị này là rất quan trọng, dù chỉ là truyền thuyết, như Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa. Nên duy trì tiêu bản bên phải.--Trungda 15:09, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Có nên nhấn mạnh truyền thuyết (chưa có chứng tích lịch sử) đến vậy không? Tam Hoàng Ngũ Đế của TQ chỉ có 1 dòng, mà trong tam hoàng ngũ đế có đến 2 giai đoạn với nhiều hoàng/đế không cùng dòng cơ đấy Tmct 15:14, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Nếu đã gọi các vua họ Hồng Bàng thì cũng không khác gì gọi "Nhà Lý" là "Các vua họ Lý". Đã bàn nát nước ra như vậy, theo tôi có thể bỏ 3 dòng dưới, bên trên để nguyên chữ "Hồng Bàng" là đủ. OK, bạn Tmct có lý--Trungda 01:40, ngày 19 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Tôi đợi ít lâu nữa xem những người khác có ý kiến như thế nào. Tmct 11:06, ngày 24 tháng 3 năm 2007 (UTC).
- Đợi nhưng phải xem có ý kiến phản đối hay không chứ. Lưu Ly 00:32, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Lý do tôi thêm vào là do trong thời gian được gọi là "thời kỳ Hồng Bàng" nó mang nặng tính sử lưu truyền nên không thể gộp chung lại, vì có thể 1 phần là giả, một phần là thật.
Tóm lại, đây là cái tiêu bản. Nó không thể hợp lý hoàn toàn cũng như không đầy đủ (theo nghĩa tuyệt đối) vì nó không thể quá ngắn nhưng cũng không thể quá dài. Tuỳ ý mọi người vậy.
Lưu Ly 00:33, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Vậy là có 3 người tham gia thảo luận, không còn ai phản đối bỏ 3 dòng phụ của ô Hồng Bàng. Tôi sẽ xóa. Tmct 11:46, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Về mở rộng của IP 67...
sửaTôi nghĩ các mục mới là cần có, nhưng nên ở tiêu bản khác (từ đây link tới được) vì tiêu bản này hiện coherent và đã dài rồi. Tôi sẽ lấy nội dung từ phần mới thêm để làm tiêu bản {{Các vương quốc cũ ở Việt Nam}}, và {{Các văn hóa cổ Việt Nam}}. Tmct 07:42, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Chưa nghĩa ra nên gắn Chăm Pa, Chân Lạp, Phù Nam vào đây theo kiểu gì. Tmct 08:26, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Đề nghị mở khóa
sửaTôi muốn sửa một chút: cái mở ngoặc (từ 1976) thành (từ 1976) Chắc phải làm tiêu bản nhắc nhở hết hạn khóa cho những chỗ khóa do bút chiến nhỉ. — thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.52 (thảo luận • đóng góp).
- Như vậy tại sao không đăng ký một tài khoản? Mekong Bluesman 17:49, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Cám ơn đã mở khóa. Không đăng ký có nhiều điều tiện lợi mà tôi thích. 203.160.1.52 04:52, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Hôm nay vừa mở khóa thì một thành viên vô danh dùng IP 66.53.208.144 đã làm phá hoại! Mekong Bluesman 23:55, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Lúc mới đọc qua tưởng là Mekong Xanh nói về phá hoại. Nhưng tôi vẫn cẩn thận xem lại cái "phá hoại" này như thế nào thì thấy kinh ngạc! Đó là một sửa chữa rất đáng quan tâm; chúng ta hãy lôi nó ra thảo luận (như những người ham học hỏi) chứ đừng nên sổ toẹt và vứt nó đi như vứt rác.
- Tôi mạn phép ghi lại sửa đổi của thành viên (đáng trân trọng) này ở đây
- Theo tôi cấu trúc này (đặc biệt là những đoạn ở đầu) rất đáng quan tâm; chúng ta có lẽ cũng nên đưa vào. Phần Văn hóa Sơn Vi hay Văn hóa Đông Sơn chẳng hạn?
- 203.160.1.52 04:47, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Nếu không muốn bị tôi (hay một thành viên khác) gọi là "phá hoại" thì, sau khi các sửa đổi bị các người khác revert, hãy đăng ký một tài khoản và thuyết phục cộng đồng về các sửa đổi đó. Khi thuyết phục được mà tôi (hay một người khác) vẫn gọi là "phá hoại" thì tôi phải xin lỗi. Mekong Bluesman 14:27, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Theo như đã thảo luận, phần trước các Hùng Vương, theo định nghĩa, không phải là "lịch sử" mà là "tiền sử". Đoạn đầu về thời đồ đá cũ lại không gì liên quan đến Việt Nam mà chỉ liên quan đến lịch sử nhân loại. Các văn hóa cổ tại Việt Nam đã có trong tiêu bản {{Các văn hóa cổ Việt Nam}}. Phiên bản hiện nay của tiêu bản này là sau nhiều lược thảo luận, cho nên không phải muốn sửa thì sửa ngay. Người tạo ra tiêu bản mới đã được mời thảo luận rất nhiều lần, nhưng không chịu thảo luận mà cứ tự động sửa bài theo ý mình (đã nhắc nhở cả chục lần), cho nên bị xem là phá hoại. Nguyễn Hữu Dụng 22:38, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Tôi nghĩ tiêu bản mà bạn đưa ra hơi quá dài dòng, việc gì cũng ghi ra cả. Theo như đã thảo luận ở trên, hiện nay tiêu bản chỉ giữ những giai đoạn lịch sử và những thay đổi nội bộ quan trọng. Các quan hệ với nước ngoài đều không đưa vào (như chiến tranh chông Mông Nguyên). Nguyễn Hữu Dụng 22:00, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Tiêu bản hiện nay và tiêu bản thử
sửaTiêu bản hiện nay quá dài. Tôi định tăng thêm bề ngang để không còn một vài chỗ thành hai dòng. Tất cả chữ cũng cho nhỏ bớt lại. Ai có ý kiến gì không? Mở ngoặc là (tôi nghĩ) hiện nay màn hình các máy tình thường dùng đều có phân giải lớn, việc tăng bề ngang một chút không ảnh hưởng nhiều tới cấu trúc bài lắm--Sparrow 22:45, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Tôi vừa sửa lại. Các bạn có thể cho ý kiến. Về màu sắc có lẽ nên xem lại, nhưng không khó khăn. Có thể xem so sánh tiêu bản hiện nay và tiêu bản tôi vừa sửa ở đây--Sparrow 23:53, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Lịch sử Việt Nam | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhà Triệu 207-111 TCN | |||||||
Bắc thuộc lần I 110 TCN-541 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu | |||||||
Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602 | |||||||
Bắc thuộc lần II 602-905 Mai Hắc Đế Phùng Hưng | |||||||
Tự chủ 905-938 Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công Tiễn | |||||||
Nhà Ngô 938-968 Loạn 12 sứ quân | |||||||
Nhà Đinh 968-980 | |||||||
Nhà Tiền Lê 980-1009 | |||||||
Nhà Lý 1009-1225 | |||||||
Nhà Trần 1225-1400 | |||||||
Nhà Hồ 1400-1407 | |||||||
Bắc thuộc lần III 1407-1427 Nhà Hậu Trần Khởi nghĩa Lam Sơn | |||||||
| |||||||
Nhà Tây Sơn 1778-1802 | |||||||
Nhà Nguyễn 1802-1945 Giai đoạn thuộc địa 1887-1940 Đệ Nhất Thế Chiến Đệ Nhị Thế Chiến Đế quốc Việt Nam 1945 | |||||||
Chiến tranh Đông Dương 1945-1975 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam | |||||||
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1976 | |||||||
- Tôi nghĩ nên đổi màu dễ chịu hơn một tí, màu này làm tôi đau đầu quá. Tại sao lại mất cái trống đồng đi? Nguyễn Hữu Dụng 21:55, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Một tiêu bản vừa phải
sửa- À, bốn thời "Bắc thuộc": lần 1 (111 TCN-39), giữa năm 40 và 43 là độc lập với Hai Bà Trưng làm nữ hoàng, lần 2 (43-544), lần 3 (602-905 hay 939), lần 4 (1407-1427). Cho "giai đoạn thuộc địa", theo tôi, không nên đưa tên nước Pháp một mình. Bởi vì trong Thế chiến 2, Phe Trục đã chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Sau chiến tranh, Phe Đồng Minh cũng đến và chiếm Việt Nam cho đến khi Pháp quay lại. Vì vậy không nên để tên Pháp một mình, nên đặt tên chung chung. Tôi nghĩ "Giai đoạn thuộc địa" hay "Thuộc địa phong kiến" là hay nhất. Đúng là không nên đặt "Nguyên thủ Việt Nam" ở đầu tiêu bản (trước "Hồng Bàng"), vậy thì nên đặt Văn minh sông Hồng. Về 2 Chiến tranh Thế giới, không chỉ có Đức mà cả tiêu bản lịch sử của Mã Lai, Hung Gia Lợi, Nhật, và ngay cả Hòa Lan cũng có. Vì vậy tiêu bản Việt Nam cũng nên có. Như đã nói, Việt Nam có đưa quân sang châu Âu trong Thế chiến 1 để tham chiến, trong gia đoạn này cũng có vô số các cuộc khởi nghĩa xảy ra. Và Việt Nam đã nằm dưới sự chiếm đóng của Phe Trục trong Thế chiến 2 trong 5 năm. Trong giai đoạn này cũng có khá nhiều sự kiện quan trọng, chắc chắn không thể bỏ được. Hay là Tmct hãy xem bài Viễn chinh Việt Nam, sau đó dịch lại rồi đưa vào bài "Việt Nam trong Đệ nhị thế chiến" thử xem. Còn nữa, trong tiêu bản lịch sử của Mã Lai, hay Nam Dương cũng có nói về "Ngày Độc Lập" hay "Tuyên ngôn độc lập" mà. 67.150.120.252
- Có vẻ tôi đã hiểu ý bạn về mục nói về VN trong các giai đoạn thế chiến. Vậy ta thêm 1-2 mục tương ứng trong ngăn "Nhà Nguyễn" để dành cho các bài đó được không? tên mục là gì theo tôi nên đợi bài mới có tên ổn định rồi bổ sung thêm có được không. Tôi sẽ xem bài Viễn chinh Việt Nam và khi nào có thời gian thì sẽ dịch.
- Theo tôi nên giữ tên giai đoạn là "nhà Nguyễn" (cho đỡ dài) vì Pháp thuộc hay Nhật thuộc thì cũng vẫn trong thời nhà Nguyễn. Tuy nhiên, tôi sẽ nghĩ thêm về việc tách thời thuộc địa ra khỏi giai đoạn này. Ngoài ra, nếu mọi người quyết định tách ra thì tôi cũng không phản đối.
- Về "văn minh sông Hồng đặt trên Hồng Bàng", còn nhiều văn minh/văn hóa khác và đều thuộc thời tiền sử, khó mà liệt kê hết. Vậy, nếu theo gợi ý của Trungda (ở bên dưới) đặt "thời tiền sử" lên trên Hồng Bàng, thì mục thời tiền sử này sẽ include tất cả các văn minh văn hóa cổ kia, bạn thấy thế nào?
- Tmct 16:08, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Hiện nay đang hiển thị 3 tiêu bản Lịch sử Việt Nam. Tiêu bản bên phải quá dài, bên trái màu sắc được nhưng tôi cho rằng có những chỗ "thừa" không nên đưa vào: như Chế Bồng Nga (chỉ tiến vào Thăng Long khi nhà Trần "di tản" chứ chưa từng lật đổ được nhà Trần), phong kiến phương Tây, Đệ nhị thế chiến, còn "nạn đói Ất Dậu", "Mặt trận Việt Minh", "vĩ tuyến 17", sự du nhập của các tôn giáo, nhà du hành vũ trụ Việt Nam... quá chi tiết, thậm chí vụn vặt; đó chỉ là những bộ phận cấu thành của một thời kỳ, không phải một thời kỳ.
Tóm lại, tôi vẫn ủng hộ tiêu bản ở giữa mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi tham gia góp ý kiến để hình thành nó. Tuy nhiên, với một số ý kiến mới hiện nay, trên cơ sở tiêu bản giữa, tôi thấy cũng nên có những bổ sung, chỉnh lý như sau:
1/ Tôi xem sách Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học, thấy các nhà sử học gọi thời kỳ trước Hồng Bàng là "Thời nguyên thuỷ". Tôi cho rằng phía trên Hồng Bàng, nên có 1 dòng Thời nguyên thuỷ, nghĩa là nó bao gồm tất cả các thời Đồ đá, đồ đồng, đồ sắt... hợp lại. Trong "Thời nguyên thuỷ" sẽ chia nhỏ ra "Đồ đá cũ", "Đồ đá giữa" và "Đồ đá mới",... và trong từng thời đồ đá lại chia nhỏ nữa. Tóm lại là trước Hồng Bàng chỉ nên đưa vào tiêu bản này 1 dòng Thời nguyên thuỷ.
2/ Tôi ủng hộ tách thời kỳ Hai Bà Trưng thành một thời kỳ độc lập, như vậy sẽ có 4 thời Bắc thuộc. Tuy nhiên chúng ta nên biết rằng Mai Hắc Đế và Phùng Hưng cũng từng giành độc lập khỏi tay nhà Đường, thậm chí Phùng Hưng còn cai trị lâu hơn. Tuy nhiên như thế thì Bắc thuộc sẽ bị cắt ra quá nhiều.
3/ Sử vẫn coi loạn 12 sứ quân nằm trong Nhà Ngô nên tách riêng là không cần thiết, và nó cũng không dài. Nhà Đinh chỉ được tính từ 968 khi loạn 12 sứ quân chấm dứt, do đó có dòng "gián đoạn bởi thời loạn lạc" làm gì?
4/ Thời Hậu Lê, tôi đề xuất cách trình bày và các nhà quản lý đã xử lý rất thông minh và hợp lý những nhà Mạc, Lê trung hưng, Trịnh - Nguyễn phân tranh, khi click vào đâu vẫn ra bài đó. Việc không có chữ Nam Bắc triều không có vấn đề gì, vì một thời kỳ lịch sử có thể có nhiều cách gọi.
5/ Phía dưới Nguyên thủ Việt Nam, đúng là nên bổ sung 2 dòng Các văn hóa cổ Việt Nam và Các vương quốc cũ ở Việt Nam.
Tóm lại, quan điểm của tôi là giữ tiêu bản giữa, trong đó nâng Hai Bà Trưng thành một thời kỳ, chia ra 4 thời Bắc thuộc, bổ sung thêm 3 dòng Thời nguyên thủy, Các văn hóa cổ Việt Nam và Các vương quốc cũ Việt Nam. Nếu thấy cần thiết, có thể chỉnh lý màu mè cho đẹp hơn nữa. Các tiêu bản còn lại quá dài, quá chi tiết, thậm chí nhiều chỗ không hợp lý.
--Trungda 10:46, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Hy vọng là Trungda muốn giữ tiêu bản hiện hành, tiêu bản mầu xanh ở giữa chỉ khác tiêu bản cũ ở mầu sắc, và cái mầu xanh mới làm tôi đau mắt. Còn tiêu bản hiện hành thì tôi đã sửa để khắc phục nhược điểm "dài" mà tác giả tiêu bản xanh nêu ra, đồng thời đã thêm các mục xem thêm mà IP 67.. và bạn muốn.
- Các ý kiến về thay đổi các giai đoạn, mời mọi người tiếp tục bàn, tôi sẽ theo dõi và sửa tiêu bản hiện hành theo ý kiến được thống nhất.
- Tmct 15:29, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi đồng ý. Tôi không biết nội dung của tiêu bản mới sẽ có những gì nhưng tiêu bản hiên nay có màu ít đau mắt nhất trong 3 dạng được đưa ra tại đây.
- Ngoài ra, tôi muốn nhắc là sẽ có những bài chỉ dài ít hơn 1/2 các tiêu bản này.
- Mekong Bluesman 15:48, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi đồng ý với bạn 67.150.120.252. Phía trên Hồng Bàng, nếu không gọi là Thời nguyên thuỷ, có thể gọi Văn minh sông Hồng cũng chấp nhận được. Nhưng theo ý kiến của bạn 67.150.120.252, trong 4 thời Bắc thuộc thì Bắc thuộc lần thứ I bắt đầu từ 207 TCN, tức là từ nhà Triệu - một vấn đề đang gây tranh cãi - chứ không phải từ 110 TCN. Không biết các bạn nghĩ thế nào?--Trungda 16:53, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Nếu khó chọn thì theo tôi ta nên theo cách chia của chính sử hiện tại. Tôi đã thử sửa rồi: thêm "tiền sử", ngăn "Hai Bà Trưng", 4 lần bắc thuộc, nhà Triệu thuộc lần 1 (theo sử hiện tại và tiết kiệm 1 ngăn). có điều là bây giờ cái tiêu bản trở nên dài quá!!!! Tmct 18:23, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Ngoài ra, bài Bắc thuộc cần sửa để liệt kê các kiểu phân đoạn 2,3,4,5 và nêu 2 kiểu quan niệm nhà Triệu thuộc hay không thuộc giai đoạn Bắc thuộc. Tmct 18:27, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tham khảo tài liệu
sửaXin hỏi bạn nào có trong tay những tài liệu uy tín về lịch sử Việt Nam không. Chúng ta có thể tham khảo phần mục lục của nó.--Sparrow 18:29, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Bạn có thể xem mục lục của Việt Nam sử lược. Nguyễn Hữu Dụng 21:42, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Theo tôi, "nhà Triệu" không nên đặt trong "Bắc thuộc lần I". Bởi vì triều đại này mặc dù thành lập bởi viên tướng nhà Hán, nhưng trong suốt giai đoạn 207-111 TCN, nó thống trị Việt Nam mà chẳng biết gì đến nhà Hán cả. Bắc thuộc lần I đúng nhất là bắt đầu năm 111 TCN và có 4 thời kỳ. Phía trên Hồng Bàng, đúng là nên đặt Văn minh sông Hồng hay Tiền sử Việt Nam cũng được. Tôi cũng đồng ý với Tmct, cái tiêu bản giữa màu xanh làm tôi nhức mắt quá, nhìn một lát là thấy nhức đầu. Tôi nghĩ cái tiêu bản mà có nhiều màu mới hay. Và tôi không tán thành nếu như 2 giai đoạn Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến bị bỏ đâu. Hai giai đoạn này rất đáng giá. Và tại sao không có trang Lịch sử Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau 1976), ai đó có thể viết trang này được không. 67.150.120.252
- Theo tôi không nên có Đệ Nhất Thế Chiến trong tiêu bản, bởi nó không kéo dài và hãy coi như nằm trong thời Pháp thuộc. Nếu chúng ta chia quá chi tiết như vậy thì thời thuộc Đường cũng sẽ bị gián đoạn bởi vài năm trong tay nước Nam Chiếu, hoặc do Mai Hắc Đế, Phùng Hưng làm gián đoạn. Hơn nữa, trong thời Bắc thuộc Nam triều (Lưu Tống - Nam Tề), một số nhà sử học Việt Nam còn nhìn nhận cuộc nổi dậy và giành quyền cai trị Việt Nam của anh em thủ lĩnh người Việt là Lý Trường Nhân - Lý Thúc Hiến (468-485) cũng là một giai đoạn "tự quản" của người Việt nữa...
- Chưa hết, nhà Trần từng có Dương Nhật Lễ làm vua hơn 1 năm... Như thế mà cứ chia nhỏ ra cho "đủ" thì thật dài dòng. Theo tôi, hãy giữ tiêu bản giữa, thêm vài dòng như tôi từng nêu, và thay màu đi một ít. Như vậy là được.--Trungda 14:55, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi cũng không đồng ý nếu bỏ đi 2 giai đoạn Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến đâu. Giống như 67.150.120.252, tôi muốn 2 giai đoạn này có mặt. Nên gọi Giai đoạn thuộc địa (thay vì Pháp thuộc). Có lẽ nên sửa tiêu bản có nhiều màu bên trái và sử dụng nó. 75.16.53.37 00:38, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi vừa chế ra cái mới, xin cho ý kiến
sửaCái này tôi lấy một phần nào từ Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam tiếng Nhật. 67.150.170.202
- Nó vẫn còn giữ một số sự kiện không đáng được nhắc tới, như đã thảo luận ở trên. Nguyễn Hữu Dụng 11:14, ngày 15 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Anh nói cụ thể hơn xem. Tôi chẳng thấy gì dư thừa cả. 67.150.170.202.
- Tuyên ngôn độc lập, Cách mạng tháng 8, WWI, WWII. Nguyễn Hữu Dụng 00:47, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Này này, anh làm ơn nói tiếng Việt thì cho ra tiếng Việt. Tôi rất ghét những ai nói tiếng Việt mà lại xen lẫn tiếng khác trong đó. 67.150.170.202.
- ...Champa, Phù Nam có trong Các vương quốc cổ ở Việt Nam tại bên dưới; 2 vua họ Chế; phần nhà Trần thì tay phải link đến nhà Trần và tay trai nói là 1225 - 1400 nhưng cũng link đến nhà Trần. Các màu không có một hệ thống giúp người đọc (ngoại trừ sự mang nhiều màu vào tiêu bản). Chiến tranh Việt Nam đâu?
- Ngoài ra, "Tôi rất ghét những ai nói tiếng Việt mà lại xen lẫn tiếng khác trong đó" là có nghĩa gì vậy?
- Mekong Bluesman 01:06, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tức là ở phía trên bạn Nguyễn Hữu Dụng viết là WWI và WWII, tại sao lại phải viết thế chớ, đó là tiếng Anh mà, sao không viết là Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Xin nói lại là Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam tiếng Nhật có 2 vương quốc Chăm Pa và Phù Nam đấy. Còn mấy cái như-TNĐL, Cách mạng tháng Tám, 2 Thế chiến-thì có vô số tiêu bản nước khác có như Hung Gia Lợi hay Nam Dương, vậy thì tiên bản Việt Nam nên có. Còn 2 vua họ Chế là của Chăm Pa, bởi vì các ô dính và có cùng màu; còn 2 ô chỉa vào ô "Nhà Trần" là ám chỉ 2 vị này làm vua trong khoảng thời gian đó. Và Chiến tranh Việt Nam nào, chỉ có "Chiến tranh Đông Dương" thôi mà? 67.150.170.202
- "...viết là WWI và WWII, tại sao lại phải viết thế chớ", nhưng có ai không hiểu không?
- "...Tiêu bản:Lịch sử Việt Nam tiếng Nhật có 2 vương quốc Chăm Pa và Phù Nam", hãy thảo luận tại cộng đồng đó tại sao họ có -- trong khi đó, tại cộng đồng này tôi chưa thấy có consensus là nên cho chúng vào tiêu bản.
- Về Thế chiến thứ hai trong tiêu bản en:Template:History of Hungary, Hungary tham gia trực tiếp trong Thế chiến thứ hai, thủ đô Budapest bị phá nặng trong trận Budapest với khoảng 40.000 dân và hơn 10.000 lính bị chết.
- Về Thế chiến thứ hai trong tiêu bản en:Template:History of Indonesia, Indonesia lúc đó là thuộc vào Đồng Minh (dưới quyền của liên quân Anh-Mỹ-Hà Lan) và tham gia trực tiếp trong chiến trường Thái Bình Dương.
- Về hai vua họ Chế, tôi cũng vẫn chưa thấy có consensus cho hai ông này vào tiêu bản.
- "Chiến tranh Việt Nam nào, chỉ có "Chiến tranh Đông Dương" thôi mà?" Xin đọc bài Chiến tranh Việt Nam và rất nhiều bài khác trong loạt bài về Chiến tranh Việt Nam.
- Mekong Bluesman 09:38, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi thấy không đúng Mekong Bluesman, Hung Gia Lợi tham gia trực tiếp Thế chiến 2, nhưng Nam Dương thì không. Bởi vì lúc đó nó là thuộc địa Hòa Lan nên chỉ có Hòa Lan và các đồng minh khác như Mỹ và Úc tham chiến và Nam Dương hầu như nằm lặng lẽ dưới sự chiếm đóng của Trục. Xin hãy xem Viễn chinh Việt Nam, lúc đó Trục xâm lược Việt Nam, tấn công và còn ném bom vào các thành phố như Lạng Sơn và Hải Phòng, chết rất nhiều. Sau đó người Việt cũng đâu chịu yên mà còn nổi loạn lên, đồng minh với Hoa Kỳ để chống Trục như Việt Minh, phe Trục còn lật đổ cả Pháp để thành lập 1 chính quyền Việt Nam bù nhìn cho họ. Tức là Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp của Thế chiến 2 giống như Hung Gia Lợi. Hai vua họ Chế tôi sẽ tính sau. Và tôi biết là có "Chiến tranh Việt Nam", nhưng tôi thấy cái tiêu cũ chỉ đề "Chiến tranh Đông Dương", còn tiêu bản tôi tạo thì tôi chỉ ghi thêm "Nam-Bắc chia cắt trong", vậy thì có gì không ổn. Tôi vẫn cho 100% nên đưa "Chăm Pa" và "Phù Nam" vào. 67.150.170.202
- Tôi thấy về trình bày tiểu bản này rất đẹp. Chỉ cần bỏ những phần không cần thiết như đã thảo luận bên trên thì có thể dùng được.--Sparrow 23:35, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Cảm ơn Sparrow, nhưng tôi vẫn thấy không nên bỏ gì cả. Mấy phần không cần thiết đã thảo luận ở trên thì có vô số tiêu bản lịch sử nước khác có, làm ơn chấp nhận đi mà. 67.150.170.202
- Tôi chấp nhận nó:) Bạn đã bỏ nhiều công thiết kế lại tiêu bản này rất đẹp mắt (đối với tôi)! Rất mong các bạn ủng hộ và động viên bạn.Vương Văn Hường 06:57, ngày 22 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Hy vọng là thế. Cảm ơn! Tôi vừa bỏ "Cách mạng tháng Tám" và "TNĐLập", vậy chắc được rồi. 67.150.170.202
- Ảnh ở đầu tiêu bản thể hiện phong cảnh ở đâu? có thật sự đại diện cho Việt Nam và lịch sử Việt Nam hay không? Theo tôi thì nên giữ ảnh trống đồng hoặc để tranh về chiến thắng Bạch Đằng như Sparrow đã từng đưa vào. (Vì trên sông Bạch Đằng có tới ba chiến thắng lẫy lừng, thể hiện được lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc.)--Ngokhong 14:01, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi có vài ý kiến sau:
- Tiêu bản mới rất khó nhìn vì chữ quá bé.
- Một số mục không cần thiết đưa vào tiêu bản gồm: Chế Mân, Chế Bồng Nga, Đệ nhị thế chiến. Kể cả "Nguyên thủ Việt Nam" cũng không cần thiết.
- Cần giữ mục Cách mạng Tháng Tám như tiêu bản cũ.
- Ảnh phong cảnh chẳng nói lên điều gì đến lịch sử Việt Nam.
An Apple of Newton thảo luận 15:48, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Ảnh ở đầu tiêu bản là Mỹ Sơn thể hiện cho nền văn minh cổ đại rực rỡ ở Miền Trung Việt Nam. Này, cái tiêu bản hiện hành chữ cũng bé vậy. Tiêu bản hiện hành có "Nguyên thủ Việt Nam". Ở phía trên bạn Nguyễn Hữu Dụng nói không nên có Cách mạng Tháng Tám, tiêu bản hiện hành cũng vậy. Này, có phải mọi người đang làm khó dễ tôi, chắc mọi người không thích tiêu bản này nên cứ đổi ý nhanh như chong chóng, phải không? 67.150.170.202
Đồng ý là Mỹ Sơn là Di sản văn hóa của Việt Nam được quốc tế công nhận là Di sản Thế giới, tuy nhiên nó không hoàn toàn thuần Việt. Thánh địa Mỹ Sơn là kiệt tác của người Chăm (tuy hiện là một trong những dân tộc ở Việt Nam) chứ không phải là của người Việt (chiếm đa số ở Việt Nam). Lịch sử Việt Nam cho đến trước thời Lê Thánh Tông không hề chứa trong mình di tích Mỹ Sơn. Do đó di tích này không thể nói lên lịch sử Việt Nam. Nên để dành nó cho lịch sử các quốc gia Chăm Pa thì hơn. Đồng thời bản thân bức ảnh các di tích Mỹ Sơn không thể thấy được, toàn bộ chỉ là những bóng đen không rõ hình thù đường nét. Khiến người xem cứ tưởng là một buôn làng Tây Nguyên lúc gà gáy, chuẩn bị bình minh.--Ngokhong 02:45, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- @ IP 67.150.170.202
- Ơ hay, tôi đổi ý khi nào nhỉ? Anh Dụng nói không nên có không có nghĩa tôi không được nêu ý kiến ngược lại và điều đó chẳng làm khó dễ ai cả vì mọi hoạt động trên Wikipedia cần sự đồng thuận.
- Còn ảnh về Mỹ Sơn không thể là đại diện cho toàn bộ quá trình lịch sử Việt Nam.
- Sao anh lại cho rằng cỡ chữ 2 tiêu bản này bằng nhau?
- An Apple of Newton thảo luận 02:51, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- @ IP 67.150.170.202
"Ảnh ở đầu tiêu bản thể hiện phong cảnh ở đâu?" Đây chắc là câu hỏi có ý tứ thôi (vì ai nhấn vào ảnh thì cũng biết), ý bạn nói là nên thay bằng ảnh khác. Cái này dễ. Các bạn không nên làm căng thẳng quá. Anh Dụng với anh Áp nói vậy thì khó có thể thỏa mãn cả 2 anh cùng lúc. Thôi bạn cứ kệ chi tiết này. "Sao anh lại cho rằng cỡ chữ 2 tiêu bản này bằng nhau?" tạm dịch là "chiều bạn cỡ chữ một chút" (không cần phải đi giải thích câu này đâu, nghe câu hỏi này xong chỉ muốn "bụp" một nhát he he).Vương Văn Hường 06:02, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Thôi được, để hình "trống đồng" hay "trận Bạch Đằng" gì thì tùy mọi người. Tôi cho là chữ 2 tiêu bản này bằng nhau vì tôi nhìn thấy vậy trên màn hình. Bây giờ tôi đồng ý bỏ 2 vị vua họ Chế. Tôi vẫn kiên quyến giữ "Chăm Pa", "Phù Nam" và 2 Thế chiến, làm ơn đi. Để tên "Hai Bà Trưng" có hợp không, hay nên để tên "Trưng Vương" hoặc "Trưng Nữ Vương". Xin cho biết tiêu bản này còn gì không ổn. 67.150.170.202.
- Tôi đồng ý đưa Phù Nam và Chăm Pa vào tiêu bản này. 2 vương quốc này là một phần quan trọng của lịch sử Việt Nam. An Apple of Newton thảo luận 07:58, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Theo tôi, tiêu bản này có những ưu điểm rất lớn, mà các tiêu bản trước chưa thành công, là:
- Đã thể hiện hợp lý những giai đoạn phức tạp (nhiều triều đại song song tồn tại) ở cuối thời Hậu Lê;
- Khá thành công trong việc thể hiện sự góp mặt của Chăm Pa và Phù Nam trong lịch sử Việt Nam (tôi đồng thuận với việc này);
- Thể hiện tương đối hợp lý giai đoạn Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương.
Những điểm theo tôi là nên sửa để tiêu bản hoàn thiện hơn:
- Tuy Chăm Pa và Phù Nam, ở mức độ khác nhau tham gia vàơ lịch sử Việt Nam, nhưng chúng vẫn là những quốc gia độc lập tồn tại song song với nước Việt. Chúng không hoàn toàn thuộc lịch sử Việt Nam. Do đó, nên dùng một đường viền quanh phần tiêu bản thể hiện hai nước này, làm ranh giới với phần thực sự là Việt Nam.
- Khác với trường hợp Chăm Pa, Việt Nam chỉ kế thừa một phần nhỏ (không phải là toàn bộ) di sản của vương quốc Phù Nam, gồm: một phần lãnh thổ Phù Nam qua Thủy Chân Lạp (có thể một phần cư dân ở đó), vài di sản văn hóa của quốc gia này (Óc Eo) nhưng đây lại là những di sản chính của Phù Nam để lại. Cam pu chia cũng là nước được coi là kế thừa lịch sử của vương quốc Phù Nam, vì nó nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của vương quốc cổ Phù Nam. Phần lãnh thổ do Việt Nam kế thừa của Phù Nam cũng chỉ chiếm một phần lãnh thổ của Việt Nam hiện tại. Do đó theo tôi, về quốc gia Phù Nam này nên ghi như sau: Văn hóa Phù Nam (1-627)
- Nên đưa thêm Thủy Chân Lạp vào tiêu bản, và để trong phần tiêu bản cùng với Chăm Pa và Phù Nam (đổi Phù Nam và Thủy Chân Lạp ra ngoài rìa thế chỗ cho Chăm Pa, đẩy Chăm Pa vào trong)
- Theo tôi, tốt nhất là giữ nguyên ảnh Trống đồng ở đầu tiêu bản, như tiêu bản cũ
- Nam - Bắc chia cắt trong Chiến tranh Đông Dương, thì nên đổi là Việt Nam chia cắt trong Chiến tranh Đông Dương (1945-1975), và nên để giống như giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh để thể hiện rõ hơn (nên tạo thành hình chữ T hay chữ I ở giữa, có thể xoay chữ dọc ra), các chính phủ xếp hai bên đối lập. Vì Việt Nam chỉ thực chia cắt thành miền Nam-miền Bắc rõ rệt từ sau Hiệp định genève, còn trước đó các chính phủ kiểm soát các phần lãnh thổ cài răng lược với nhau.
- Để thể hiện rõ giai đoạn Lê trung hưng của nhà Hậu Lê cho cân bằng với giai đoạn Lê sơ thì nên ghi như sau:
- Hậu Lê:
- Lê trung hưng (1533-1788)
(để xóa nhòa ranh giới phân ô thì đổi toàn bộ các vùng thể hiện nhà Hậu Lê thành màu trắng)
--Ngokhong 10:59, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi thấy tiêu bản này có mấy vấn đề:
- Ảnh trên cùng là Thánh địa Mỹ Sơn, một hình ảnh di tích của Chiêm Thành, theo tôi là không tiêu biểu của lịch sử Việt Nam. Nên thay bằng trống đồng hoặc Thăng Long gì đó.
- Chữ tiêu bản nhỏ quá, hơi khó nhìn
- Trong Nhà Nguyễn, chỉ nên "chẻ nhỏ" tới "giai đoạn thuộc địa" là cùng, không nên "chẻ" tới "cấp II" các giai đoạn VN trong các cuộc thế chiến, nghĩa là không nên đề cập tới VN trong thế chiến vào đây.
- Đã có dòng "các vương quốc cổ", không cần đưa các cột "Chăm Pa" và "Phù Nam" vào tiêu bản nữa, diện tích bị thu hẹp làm chữ nhỏ đi, thêm rối. Vả lại, Phù Nam chỉ có 1 phần nhỏ lãnh thổ ngày nay thuộc về VN, nên càng không nên đưa vào.
- Tóm lại là tôi vẫn thích tiêu bản hiện hành hơn. Dễ nhìn, khái quát, không quá cầu kỳ, phức tạp. Như vậy là đủ rồi.
- --Trungda 14:31, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Đơn giản thôi, chữ nhỏ thì chỉnh trên đầu màn hình là bự liền. Nói thế nào đi nữa, tôi vẫn giữ "Chăm Pa", "Phù Nam", và 2 Thế chiến. Đâu phải mỗi mình tôi đồng ý đưa "Chăm Pa" và "Phù Nam" vào. Chăm Pa nằm ngay trên Trung Nguyên VN cũng như Phù Nam, Phù Nam hình thành trên đồng bằng sông Cửu Long, tức lãnh thổ VN ngày nay, giữ 2 vương quốc này không mất gì cả. Tôi vừa cho thêm 2 sự kiện quan trọng trong "CHXHCHVN", được chứ? Nói vậy chứ cái tiêu bản hiện hành vẫn chưa thực sự chính xác đâu: "Nhà Triệu" là 1 triều đại độc lập, không nên để chung với "Bắc thuộc lần I"; "Nhà Mạc" là 1 thời kỳ độc lập, tại sao lại để trong ô "Nhà Hậu Lê". Chưa hết, thời "Lê trung hưng", các vị vua Lê đều là bù nhìn. Chỉ có 2 họ mạnh điều kiển đất nước là "Trịnh" và "Nguyễn", vậy tại sao không ghi thêm rõ ra "Chúa Trịnh" và "Chúa Nguyễn" giống như tiêu bản của tôi. Chưa hết, trong ô "Chiến tranh Đông Dương", "VNDCCH" lại để ở đầu, không lẽ "VNDCCH" tồn tại rồi bị thay thế bởi "QGVN", rồi "VNCH", và cuối cùng "CHMNVN" đổi thành "CHXHCNVN", vô lý. Nói cách khác, tiêu bản hiện hành lẫn tiêu bản của tôi đều có lỗi, nhưng tiêu bản của tôi lại chỉ ra gần như rõ rệt thời gian của các giai đoạn và thời kỳ, và có nhiều màu. 67.150.170.202
- Bạn 67.150.170.202 rất nhiệt tình nhưng dường như bạn chưa hiểu lắm về cách dựng tiêu bản. Bạn có hiểu vì sao trong Nhà Ngô lại có loạn 12 sứ quân và trong Bắc thuộc lần IV lại có khởi nghĩa Lam Sơn và nhà Hậu Trần không? Về bản chất, những dòng nhỏ, "phụ" đó phản ánh rằng dòng "lớn" bị chia cắt hoặc làm gián đoạn bởi dòng nhỏ, bị dòng nhỏ "chống đối" nên mới tạo ra như vậy. Cho nên không thể đưa "chống Mông Nguyên" vào Nhà Trần, không thể đưa Đổi mới hoặc "nhà du hành vũ trụ" vào "CHXHCN Việt Nam", vì đó là những biến cố cùng chiều nhau chứ không "trái dấu" nhau. Nếu tư duy theo cách này, e rằng sẽ phải đưa cả Hồ Nguyên Trừng thời nhà Hồ là người chế ra thuốc súng nữa...
- Bạn có thấy những nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn, Nam Bắc triều trong tiêu bản của bạn là nêu bị lặp không? Xử lý thời Hậu Lê không hề đơn giản. Ở tiêu bản hiện hành, tôi và Tmct đã nghĩ nát nước mới ra cách xử lý như hiện nay, vừa gọn vừa đủ.
- Tóm lại là để "đủ" thì vô cùng lắm, tiêu bản sẽ vô cùng dài
- --Trungda 08:47, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi vừa bỏ "nhà du hành" và "đổi mới". Dù sao đi nữa, tiêu bản của tôi vẫn ghi rõ ra thời gian của từng thời kỳ, nên người khác sẽ không bị nhầm lẫn, vậy thật sự nó còn gì không ổn. 67.150.170.202
- Tôi thấy tiêu bản này tương đối dễ hiểu, xem được mắt, nhưng vẫn thấy hai cái Thế chiến làm chướng mắt vì Việt Nam không tham gia nhiều vào hai thế chiến như mấy nước Âu châu. Nguyễn Hữu Dụng 22:37, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Về nội dung tiêu bản tôi chưa có ý kiến, nhưng về ảnh thì có lẽ hay nhất là hình trận Bạch Đằng. Về mặt ý nghĩa nó là hình đại diện rất hợp lý cho chủ đề lịch sử Việt Nam. Ngoài ra về thẩm mỹ, hình đó rất đẹp và kích thước phù hợp với tiêu bản. Hình trống đồng làm tiêu bản dài thêm vô ích và nó cũng không hẳn là đại diện hợp lý.--Sparrow 23:09, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Bạn Sparrow muốn đổi hình "trận Bạch Đằng" thì cứ tự nhiên. Còn bạn Nguyễn Hữu Dụng, làm ơn đừng để ý 2 Thế chiến đi mà, bỏ đi 2 vua họ Chế là tôi thấy mất nhiều lắm rồi, còn 2 Thế chiến thì anh hãy châm chước. 67.150.170.202
Các vấn đề:
- Có một ô rỗng màu trắng bên cạnh Hai Bà Trưng. Nó đại diện cho cái gì vậy?
- Xin đừng dùng hình ảnh trận Bạch Đằng. Chúng ta không có một hình ảnh thống nhất phổ biến về trận này mà chỉ có bức tranh của ai vẽ chả biết. Liệu đưa vào có ai nhận ngay ra là trận Bạch Đằng không? Mà trận Bạch Đằng xứng đáng đại diện hơn các hình tượng khác ở điểm nào? Trống Đồng là biểu tượng phổ quát ai cũng nhận ra, nếu không đủ đại diện thì lấy cái hình chữ S của Việt Nam còn hơn.
- Có một vấn đề với Phù Nam và Chăm Pa, nếu đưa vào đây mà lại chỉ vẻn vẹn có 1 ô cho mỗi nước thì liệu có coi thường nhau quá không? hai nước này cũng có các triều đại, có lịch sử với các giai đoạn phức tạp có kém gì VN đâu! Sao lại để cho toàn bộ lịch sử của họ chỉ ngang hàng với 50 năm An Dương Vương hay 3 năm của Hai Bà Trưng? Còn nếu không muốn "xem nhẹ" hai nước này, thì xin lưu ý: không chỉ có hai ông vua mà cần phải đưa toàn bộ nội dung của hai tiêu bản lịch sử của hai nước này vào đây!
- Tôi không thấy hai mục thế chiến đủ to để đưa vào, các nội dung đó để trong bài về "giai đoạn thuộc địa" là đủ, vì thực chất VN tham gia hai thế chiến đó rất ít và sự tham gia đó hoàn toàn là do tính chất "thuộc địa" và trọn vẹn trong vai trò gián tiếp của "một thuộc địa".
- Tại sao đặt Cộng hòa miền nam VN xuống dưới VNCH? Chính phủ này được thành lập sau và thay thế chính phủ cũ chăng?
- Tại sao đặt Quốc gia Việt Nam bên dưới và độc lập (khác màu) với giai đoạn thuộc địa? cái thể chế Quốc gia Việt Nam này không nằm trong giai đoạn thuộc địa chắc? Pháp trao trả độc lập cho Bảo Đại sao? Ai làm ơn giải thích. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 45 rồi thì sau đó có còn bị gọi là thuộc địa nữa không?
- Ô Nam Bắc Triều để làm gì trong khi vẫn có cả Lê và Mạc song song? Chẳng phải "Nam Bắc Triều" nói đến chính cái sự "song song tồn tại" đó?
- Tương tự như trên với ô "Trịnh Nguyễn phân tranh".
- Về màu sắc và bố cục, cá nhân tôi thích cái đẹp giản dị. Càng nhiều màu sắc, trông nó càng rối rắm lòe loẹt và tất nhiên sẽ xấu đi. Xin nhắc lại, riêng ý kiến này là cá nhân và mọi người có thể bỏ qua.
Tmct 09:12, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Đề nghị thành viên vô danh không sửa đổi thảo luận của người khác. Nguyễn Hữu Dụng 03:15, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Xin trả lời đơn giản:
- Ô rỗng bên cạnh "HBT" là ám chỉ "Phù Nam" hình thành cùng lúc với "HBT". Bộ anh không thấy ô rỗng có cùng màu trắng với "PN" à? "PN" ra đời năm 1 SCN, còn "HBT" thì 40 SCN.
- Khó hiểu đến nỗi tôi vốn nhìn quen mà vẫn không hiểu thì không ổn đối với người đọc bình thường rồi. Trong các tiêu bản, đây là lần đầu dùng ô méo . Tmct 20:52, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Để hình gì tùy mọi người, nếu khó sử thì có lẽ nên để cả 2 hình "trống đồng" và hình chữ S.
- Rất tiếc không có tài liệu cụ thể về các triều đại và sự kiện của 2 vương quốc này nên chỉ cần đưa tên là đủ.
- Xin mời tham khảo bài Lịch sử Chăm pa và Phù Nam. Ít nhất thì các giai đoạn của Chăm pa đã có liệt kê tương đối đầy đủ tại Tiêu bản:Lịch sử Chăm Pa.Tmct 20:52, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- (không có trả lời cho câu này)
- Đúng, sau khi "VNCH" đầu hành năm 1975, thì bị cộng sản đổi tên thành "CHMNVN" trước khi thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976.
- Sai. Chính phủ CHMNVN thành lập từ năm 1969 và tồn tại song song với VNCH trong 6 năm. Nếu bạn nhầm lẫn như vậy thì nên củng cố lại kiến thức trước khi làm tiêu bản. Tmct 20:52, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Chuyện này ít ai biết, "VNDCCH" ra đời sau khi tuyên bố độc lập năm 45 nhưng chỉ có miền Bắc. Pháp đã quay lại chiếm miền Nam. Năm 1949, Pháp ký hòa ước với Bảo Đại công nhận độc lập của miền Nam và miền Nam trở thành "QGVN" khác với "VNDCCH" ở miền Bắc.
- Lại sai. Pháp không những chiếm cả miền Nam mà còn chiếm cả miền Bắc, quân đội của VNDCCH không chỉ tồn tại ở miền Bắc mà còn cả ở miền Nam (Nam tiến ngay từ 1945), chỉ đến năm 1954 mới rút về Bắc. Pháp đâu có đánh nhau với Bảo Đại mà phải ký hòa ước? hơn nữa không hề công nhận độc lập mà chỉ cho tự trị phần nào và hứa sẽ dần dần cho thêm quyền tự trị. Năm 1949, chính phủ QGVN của Bảo Đại (trên danh nghĩa mà Pháp nói) quản lý toàn bộ Việt Nam chứ không chỉ miền Nam.
- Đây là những nhầm lẫn nghiêm trọng về lịch sử. Tmct 20:52, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Chứ còn gì nữa, ô "Nam Bắc Triều" ám chỉ "Lê trung hưng (1533-1788)" và "Nhà Mạc" tồn tại cùng lúc ("Nhà Mạc" thực sự chấm dứt năm 1692). Tôi để thêm "Nam Bắc Triều" cho phong phú ấy mà.
- Thế nên thừa.Tmct 20:52, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Vậy cũng hỏi, "Chúa Trịnh" và "Chúa Nguyễn" ngự trị cùng lúc, vậy thì "Trịnh-Nguyễn phân tranh" cũng vậy.
- Không sao, càng nhiều màu càng đẹp.
nếu IP 6x... xóa thảo luận thêm một lần nữa, trang này sẽ được khóa nửa để IP và thành viên mới không thể sửa |
Tmct 20:35, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi đã sửa cái ô méo giữa "Hai Bà Trưng" và "Bắc thuộc lần II", và nới dài chiều rộng của tiêu bản. Nói vậy chứ có vài tiêu bản nước khác cũng có ô méo vậy. Có nên đưa "Nam tiến" vào đây không? 67.150.170.202
Đây là lần cuối cùng yêu cầu người dùng IP 67.xxx.xxx.xxx chấm dứt việc xóa thảo luận, xóa cảnh cáo... |
Mekong Bluesman 14:53, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi đã sửa cái ô méo giữa "Hai Bà Trưng" và "Bắc thuộc lần II", và nới dài chiều rộng của tiêu bản. Nói vậy chứ có vài tiêu bản nước khác cũng có ô méo vậy. Có nên đưa "Nam tiến" vào đây không? 67.150.170.202
- Không nên. Tiêu bản cần ngắn gọn xúc tích, mà cái tiêu bản của bạn đã quá to rồi.
- Ngoài ra có hai điểm quan trọng nhất định phải giải quyết:
- Vấn đề lớn nhất là Chămpa và Phù Nam chưa giải quyết - đây là vấn đề nguyên tắc trung lập. Hoặc phải đưa vào với mức độ chi tiết ngang với Việt Nam (với lý do trung lập: Đại Việt-Chăm Pa ngang nhau), hoặc phải bỏ hẳn ra khỏi khu vực chính (với lý do: khác với Đại Việt, hai nước này bị Việt Nam lấn đất và/hoặc tiêu diệt chứ không được thừa kế).
- Các vấn đề về vị trí tương đối giữa CHMNVN-VNCH, QGVN-Pháp thuộc. Bạn đã dùng nguyên tắc "xếp chồng nghĩa là nối tiếp, song song nghĩa là chia đất" trên các phần khác của tiêu bản. Một khi đã dùng nguyên tắc nào, phải thống nhất với nguyên đó để tránh việc người đọc hiểu nhầm.
- Những vấn đề còn lại chỉ là vấn đề kĩ thuật, có thể chỉnh sửa hoặc xóa bớt. Nhưng nếu hai điểm thuộc dạng nguyên tắc trên chưa giải quyết được thì tôi không thể đồng ý với tiêu bản của bạn.
- Tmct 20:19, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Mọi người làm ơn bỏ qua "Chăm Pa" và Phù Nam" đi, về "Chăm Pa" nếu muốn tìm rõ lịch sử thì tôi đã ghi 192 - 1832. Phần "Chiến tranh Đông Dương", tiêu bản hiện hành thì các chính phủ để chồng lên nhau, vậy thì người khác sẽ tưởng nối tiếp, đó là vấn đề. Còn tiêu bản của tôi thì hơi khó giả thích, nhưng vẫn chỉ ra rõ là "QGVN", "VNCH", và "CHMNVN" đều là miền Nam, còn "VNDCCH" là miền Bắc", tôi cũng để "VNDCCH" song song với "Giai đoạn thuộc địa". Và tôi đọc ở en:Republic of South Vietnam, nó nói rõ ràng "CHMNVN" ra đời năm 1975, tức là sau khi "VNCH" đầu hàng. Còn nữa, mọi người bản tiêu bản của tôi hơi to, vậy sao còn nói chữ nhỏ, nếu phóng chữ to ra thì còn bự hơn. 67.150.170.202
- làm ơn bỏ qua... nguyên tắc ư? Đây không phải cách thuyết phục cộng đồng Wiki.
- "tiêu bản hiện hành thì các chính phủ để chồng lên nhau". Đúng, nhưng tiêu bản này không vi phạm nguyên tắc "chồng nhau nghĩa là nối tiếp". Các ô khác mầu chồng nhau đúng là nối tiếp. Còn các gạch đầu dòng nằm trong 1 ô chỉ liệt kê các mục quan trọng mà không có thứ tự ưu tiên (các gạch đầu dòng hoàn toàn giống nhau về vị thế, không chia ô, không khác màu), trong văn viết thông thường cũng như vậy. Chú ý, đây là gạch đầu dòng chứ không phải đánh số nên không hề có thứ tự.
- "nó nói rõ ràng....". Nghĩa là nó nói sai. Mời bạn đọc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
- "nếu phóng chữ to ra thì còn bự hơn". Nghĩa là phải rút nội dung. Đây là tiêu bản chứ không phải mục từ.
- Xin lỗi nếu tôi nhầm, nhưng từ các thảo luận của bạn về "CHMNVN ra đời năm 1975" và "không có tài liệu về Chăm Pa", tôi bắt đầu có cảm giác bạn không còn nghiêm túc mà đã chuyển sang "cãi lấy được". Thái độ đó không được hoan nghênh tại đây.
- Tmct 21:11, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi nói rồi, tài liệu cụ thể về "Chăm Pa" thì tôi để trong (192 - 1832). Tôi chịu thua đấy, bây giờ mọi người thấy còn gì không ổn thì cứ sửa tự nhiên. Nhưng tôi vẫn muốn là mọi người có thể đưa thêm chi tiết cụ thể (nếu cần), đừng xóa bất cứ chi tiết nào đang có. 67.150.170.202
- "...đừng xóa bất cứ chi tiết nào đang có". Tại sao (trong khi mọi người yêu cầu bỏ các phần không liên quan)?
- Thảo luận này dài quá rồi và mọi người biết là không ai thích cái tiêu bản mới, do đó đã đến lúc chấm dứt nó.
- Mekong Bluesman 10:54, ngày 1 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Tôi đồng ý bỏ "Chăm Pa" và "Phù Nam". Lúc đầu tôi để 2 vương quốc này vào vì bắt chước tiêu bản lịch sử nước khác. Như, "Phù Nam" không thuộc về nước nào cả. Nhưng Tiêu bản:Lịch sử Thái Lan và Tiêu bản:Lịch sử Cam Bốt có "Phù Nam" vì là tiền vương quốc. Tôi vẫn giữ 2 Thế chiến vì 2 sự kiện nổi bật thế giới này có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp ở Việt Nam, mọi người hãy thử đọc VN thời Thế chiến 1 và VN thời Thế chiến 2. Nói vậy chứ đâu chỉ mình tôi mà còn có bạn Vương Văn Hường cũng chấp nhận tiêu bản này. 67.150.170.202
Mới
sửaTiêu bản này được không? 67.150.170.202
Bắc thuộc
sửaMâu thuẫn: Trong bài Bắc thuộc nói VN chịu 3 lần bắc thuộc, nhưng trong tiêu bản lại nói 4 lần? Newone 11:06, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Nó đã được sửa thành 4. NapoleonQuang
Nên đưa "Nam Kỳ quốc" vào, vì đó là tiền thân của "Quốc gia VN". 67.150.170.202
- Theo như Tmct nói, tiêu bản nhiều màu tôi tạo trước đây chỉ để "Phù Nam" và "Chăm Pa" vỏn vẹn 1 ô vậy là coi thường quá vì 2 nước này cũng có lịch sử tương đương VN. Vậy tôi nói tiêu bản hiện hành cũng có lỗi này. Trong thời "Bắc thuộc" có vô số các cuộc khởi nghĩa xảy ra (ví dụ:Khởi nghĩa Chu Ðạt, Khởi nghĩa Lê Ngọc), vậy mà tiêu bản chỉ có "Bà Triệu", "Mai Hắc Đế" và "Phùng Hưng"-nghĩa là quá sức coi thường những cuộc khởi nghĩa kia trong khi chúng cũng được ghi trong lịch sử VN.
- Có 1 số nói "Nhà Ngô" chấm dứt 965 và sau đó là "Loạn 12 sứ quân", vậy nó không nằm trong "Nhà Ngô". "Bắc thuộc lần IV" cũng có lúc nói bắt đầu năm 1414, sau khi "Nhà Hậu Trần" sụp đổ.
- Thời "Lê trung hưng" nên tạo ra thêm 2 ô song song để đặt triều đại "Chúa Trịnh" và "Chúa Nguyễn", vì 2 họ chúa này mói là người nắm quyền lực thực sự ở VN lúc đó.
- Nên đưa 2 Thế chiến và "Nam Kỳ quốc" vào.
- Cuối cùng, "CHXHCNVN" chỉ là tên nước đầy đủ giống như "VNDCCH", vậy mà lại để trong 1 ô chính vậy thì các chính phủ trước bị thiệt thòi vì bị đặt giống như là phần phụ của "Chiến tranh Đông Dương". Vậy nên ghi "Xã hội Chủ nghĩa" ở trước "CHXHCHVN". Còn nữa, từ 1976 đến nay đã hơn 30 năm, có rất nhiền sự kiện đã xảy ra. Vì thế nên ghi tiếp tục các thời kỳ sau đó là: "Thời bao cấp" và "Đổi mới"-giống như thế này:
— thảo luận quên ký tên này là của 96.229.179.106 (thảo luận • đóng góp).
Thời bao cấp (1976 - 1986) |
Đổi mới (1986 tiến tới) |
Tôi không đồng ý với 1,4,5. Lí do: tiêu bản chỉ để liệt kê những thứ quan trọng nhất, không phải là danh mục. Tmct 11:55, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Có rất nhiều thành viên không đồng ý với nhiều cố gắng thay đổi tiêu bản về lịch sử Việt Nam trong thời gian gần đây (đặc biệt là từ các IP vô danh). Yêu cầu các thành viên muốn làm sửa đổi tìm được sự đồng ý của cộng đồng trước khi sửa bài. Mekong Bluesman 17:26, ngày 26 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Nếu đồng ý với 2 và 3 vậy thì sửa đi.
- Theo như Việt Nam lược sử thì thời "Tự chủ" bắt đầu khi "Nhà Ngô" được thành lập.
- Bị hố rồi, tất cả các cuộc khởi nghĩa trong thời "Bắc thuộc" đều quan trọng nhất ngang hàng với nhau-nếu không, tại sao chúng cũng được ghi lại. Chúng ta chẳng có gì khẳng định là "KNBT", "MHĐ" và "PH" quan trọng hơn tất cả cuộc khởi nghĩa kia.
- 2 Thế chiến là 2 sự kiện quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến VN, VN có tham chiến trong 2 Thế chiến và cũng nhờ 2 cuộc chiến này mà có vô số các cuộc khởi nghĩa chống Pháp xảy ra cũng như VN giành được độc lập.
- "Nam Kỳ quốc" phải có vì đó là chính phủ cai trị Nam Việt Nam tương đương với "VNDCCH" ở miền Bắc và là tiền thân của "QGVN"
- Tôi phải nói lại lần nữa, tên "CHXHCNVN" chỉ là tên nước-giống như "Đại Việt", "VNCH" hay "Đại Nam"-chứ không phải là giai đoạn. Giai đoạn 1945-1975 sách sử VN luôn gọi là "Kháng chiến chống Pháp" và "Chống Mỹ", ít nói đến các chính phủ và người ta cũng thường hay gọi "Bắc VN" và "Nam VN", rất ít gọi "VNDCCH" và "VNCH". Thế cho nên giai đoạn sau chiến tranh phải là "Thời bao cấp" và tiếp đó "Đổi mới"-"CHXHCNVN" chỉ để phụ. 96.229.179.106
Chà, thảo luận đã dài mà tiêu bản còn dài hơn! Tôi nghĩ mục đích của tiêu bản là để đưa người đọc đến các bài khác cùng chủ đề. Và vì không gian tiêu bản hạn chế nên chúng ta chỉ giới hạn những bài quan trọng. Đó là lý do tại sao có bài Bà Triệu mà không có các khởi nghĩa khác. Cùng là khởi nghĩa nhưng khởi nghĩa của bà Triệu được nhiều người biết hơn, sử sách chép nhiều hơn và do đó bài Bà Triệu quan trọng hơn. Điều này cũng áp dụng tương tự cho một số bài khác. Bạn vô danh ở trên định lập lại công bằng cho tất cả các triều đại, sự kiện... trong tiêu bản này kà điều không thể. Ngay cả tiêu bản của bạn hiện nay, liệu nó đã thực sự đầy đủ và công bằng chưa? Dù không đồng ý với bạn, nhưng cũng cám ơn vì nhiệt tình và đã tạo ra một tiêu bản rất đẹp. Nếu có thể, trong thời gian tranh luận, bạn sửa lại hình thức của tiêu bản cũ. Chúc các bạn thảo luận vui vẻ đến khi đồng thuận được một tiêu bản hoàn chỉnh nhất có thể.--Sparrow 03:25, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Ý kiến cuối cùng của tôi. Trong tiêu bản 2, ngoại trừ phần "Cận Kim" ra, tôi có có thể sửa hay bỏ bất cứ gì ở những phần khác. 96.229.179.106 19:03, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Thành viên:96.229.179.106 Tiêu bản hoàn chỉnh cuối cùng này nhìn được không?. 96.229.179.106 08:05, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Tôi tán thành dùng tiêu bản này. 75.31.20.81 09:00, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Tôi cũng ủng hộ sử dụng tiêu bản này thay cho tiêu bản hiện hành. 69.234.194.88 18:36, ngày 25 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Tiêu bản này vẫn chưa khắc phục các phản đối đã nêu trên. Còn nữa, nó lại thêm phần "trước thiên chúa giáng sinh", một sự kiện không liên quan gì đến lịch sử Việt Nam. Nguyễn Hữu Dụng 02:02, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Tôi cũng thấy tiêu bản này sử dụng được đấy; mặc dù nó hơi dài, nhưng chiều rộng của nó vẫn nhỏ Tiêu bản:Lịch sử Trung Quốc. NapoleonQuang (thảo luận) 09:47, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Tôi vừa rút gọn tiêu bản lại đến mức tối đa, vậy được không?
- Còn phần "trước thiên chúa giáng sinh", tôi đã xem rất nhiều TBLS các nước khác, thấy hầu như tất cả ở phần đầu đều viết "cổ đại", "thượng cổ", hay "thời tiền sử"-thế thì nghe nhàm tai quá, chán chết đi được. Vậy thì chúng ta nên "đổi mới", tìm tên khác lạ mắt nhưng vẫn cùng nghĩa. Nên tôi lấy tên đó, nó cũng đúng vậy vì tất cả các sự kiện trong phần đó đều xảy ra TCN. Trong TBLS Iran cũng đặt tên TCN và SCN.
- Còn vấn đề gì nữa thì xin cho biết. 96.229.179.106 05:00, ngày 2 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Lưu ý, do một người có thể dùng nhiều IP, IP có thể do chính các thành viên không đăng nhập sử dụng. Do đó, các ý kiến "ủng hộ" của các IP không có giá trị khi xác định mức độ ủng hộ của cộng đồng.
Tôi không ủng hộ tiêu bản này. Quá to, quá dài, nhiều phần không liên quan, chẳng hạn: "Thiên Chúa giáng sinh" không phải là một mốc trong lịch sử Việt Nam. Tmct (thảo luận) 17:10, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Lòi đuôi chuột rồi nhé, nếu nói vậy thì 1 người cũng có thể đăng nhập nhiều lần bằng cách lấy nhiều tên khác nhau, rồi lần lượt dùng tên này tên kia đăng nhập nêu ý kiến để cho thấy là nhiều người có ý kiến nhưng thự chất chỉ là của 1 người.
- "Thiên Chúa giáng sinh":tôi đã nói ở trên rồi. Tôi có xem rất nhiều TBLS các nước khác, thấy hầu như cái nào phần đầu cũng để "Cổ đại", "Thượng cổ" hay "Tiền sử". Như vậy chán chết đi được, nghe nhàm tai quá. Vậy thì bây giờ chúng ta phải "đổi mới" chứ, tìm tên nào khác lạ nhưng vẫn cùng nghĩa. Và tôi đã lấy tên đó, nó cũng đúng vậy vì tất cả các sự kiện đó xảy trước Công nguyên-nghĩa là trước thiên chúa giáng sinh.
- Tiêu bản này chỉ dài hơn tiêu bản hiện hành bằng 2/3 gang tay. Nó không to mà chỉ dài, nhưng dài chắc không sao; chiều rộng có tăng vì ở phần "Nhà Hậu Lê" có 5 sự kiện xảy ra cùng lúc, nhưng so với TBLSTQ, chiều rộng của nó vẫn nhỏ hơn, tôi cam đoan.
- Tại sao không nói cụ thể ra tất cả vấn đề khác của tiêu bản này để tôi xem và sửa, mà cứ nói úp úp mở mở, tôi chẳng biết đâu mà lần. Làm ơn viết lại ý kiến. 96.229.179.106 (thảo luận) 08:10, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Dường như bạn 96.229.179.106 có khá nhiều quan điểm giống bạn 67.150.170.202 đối với tiêu bản lịch sử Việt Nam - từ ý tưởng đưa các thông tin vào tiêu bản đến cách thuyết phục. Về tiêu bản này, chúng ta đã bàn luận nhiều, rất nhiều ở phía trên. Xin nêu vài ý kiến thống nhất quan điểm với Tmct:
- Quá dài, quá to, mà chữ lại nhỏ, không dễ nhìn
- Đưa những giai đoạn quá nhỏ và không tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam (thế chiến)
- Có sự trùng lặp (thời Hậu Lê: xin hãy đọc thảo luận ở trên, tại sao tôi và Tmct lại chọn cách xử lý như tiêu bản hiện hành)
- Những dòng thuyết minh đầu ô, như "Trước thiên chúa", "kỷ nguyên...", "chia cắt..." là không cần thiết, làm dài cho tiêu bản. Những dòng đó nên đặt cho các Phần hay Chương của cuốn sách lịch sử theo quan điểm của người viết để người đọc phân biệt.
Tóm lại là tiêu bản cần ngắn, gọn, khái quát và dễ hiểu, dễ nhìn.--Trungda (thảo luận) 15:02, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Sửa đổi của Thành viên:Paris
sửaNhờ một bảo quản viên mở khóa giúp tiêu bản này để tôi sửa lại. Hiện nay mã tiêu bản rất nhiều lỗi.--Paris (thảo luận) 02:02, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Mời Paris tạo một tiêu bản thử trước; nếu được mọi người đồng thuận thì sẽ dùng. NHD (thảo luận) 02:21, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Đợi tôi sửa khoảng 15 phút nữa rồi sẽ cho vào trang thảo luận này. Tôi cũng không can thiệp vào nội dung tiêu bản, chỉ đơn giản bỏ các khoảng trắng lỗi, và trình bày lại một chút.--Paris (thảo luận) 02:42, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Lịch sử Việt Nam | ||||||
Bắc thuộc lần I | 207 TCN - 40 | |||||
Nhà Triệu | 207 - 111 TCN | |||||
Hai Bà Trưng | 40 - 43 | |||||
Bắc thuộc lần II | 43 - 541 | |||||
Khởi nghĩa Bà Triệu | ||||||
Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương | 541 - 602 | |||||
Bắc thuộc lần III | 602 - 905 | |||||
Mai Hắc Đế Phùng Hưng | ||||||
Tự chủ | 905 - 938 | |||||
Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công Tiễn | ||||||
Nhà Ngô | 938 - 968 | |||||
Loạn 12 sứ quân | ||||||
Nhà Đinh | 968 - 980 | |||||
Nhà Tiền Lê | 980 - 1009 | |||||
Nhà Lý | 1009 - 1225 | |||||
Nhà Trần | 1225 - 1400 | |||||
Nhà Hồ | 1400 - 1407 | |||||
Bắc thuộc lần IV | 1407 - 1427 | |||||
Nhà Hậu Trần Khởi nghĩa Lam Sơn | ||||||
Nhà Hậu Lê | 1428 - 1788 | |||||
| ||||||
Nhà Tây Sơn | 1778 - 1802 | |||||
Nhà Nguyễn | 1802 - 1945 | |||||
Pháp thuộc | 1887 - 1945 | |||||
Đế quốc Việt Nam | 1945 | |||||
Chiến tranh Đông Dương | 1945 - 1975 | |||||
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam | ||||||
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
từ 1976 | |||||
Xem thêm | ||||||
Vua Việt Nam • Nguyên thủ Việt Nam Các vương quốc cổ • Niên biểu lịch sử |
- Mời các bạn cho ý kiến, về mầu sắc, kích cỡ tiêu bản...
- --Paris (thảo luận) 03:19, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Đầu tiên, tôi nghĩ Paris không nên dùng tấm hình Bạch Đằng Giang để làm hình tiêu đề, vì nó vi phạm bản quyền rõ ràng, tác giả của bức tranh còn sống sờ sờ vậy mà giấy phép là {{PD-old-70}} (tôi đã đề nghị xóa nó trên Commons). Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 20:09, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Thứ hai, là nên bỏ hết cờ ra tiêu bản có vẻ hơi lạm dụng cờ (cuối triều Nguyễn cũng có dùng cờ đấy, không cho vô lại là không công bằng...).
- Nhắc mới nhớ: không thấy lá cờ Liên bang Đông Dương ở đâu hết?
- Magnifier (♋•♍) 21:02, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Đầu tiên, tôi nghĩ Paris không nên dùng tấm hình Bạch Đằng Giang để làm hình tiêu đề, vì nó vi phạm bản quyền rõ ràng, tác giả của bức tranh còn sống sờ sờ vậy mà giấy phép là {{PD-old-70}} (tôi đã đề nghị xóa nó trên Commons). Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 20:09, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Tôi thì nghĩ dùng cờ hay không dùng cờ không phải là một việc quan trọng. Các thứ quan trọng đối với tôi là:
- Có các font chữ (dùng cho năm) quá mờ nhạt làm khó đọc
- Có thể là máy tính của tôi đã quá cũ nhưng tiêu bản này có vẻ hơi rộng.
- Mekong Bluesman (thảo luận) 21:43, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tôi thì lại ủng hộ cách để các chữ số năm mờ nhạt thế này, vì cái quan trọng là các sự kiện lịch sử chứ không phải năm. NapoleonQuang (thảo luận) 05:22, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Cảm ơn các bạn đã góp ý. Tôi xin trả lời:
- Hình đại diện hiên hay chưa có. Nhờ các bạn tìm giúp hình khác.
- Việc dùng quốc kỳ là hợp lý! Nó không ảnh hưởng đến kích thước tiêu bản. Qua quốc kỳ có thể thấy sự liên hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Cộng hòa Xã hội hay Quốc gia Việt Nam với Việt Nam Cộng hòa. Còn có thêm nữa như Magnifier nói hay không thì chờ mọi người thảo luận.
- Chữ số của năm mờ nhạt nhưng không khó đọc. Tiêu bản chỉ để đưa người đọc tới các bài chứ không phải biên niên sử. Tôi nghĩ không cần thay đổi.
- Về chiều rộng tiêu bản, với nội dung như hiện nay vẫn có thể thu nhỏ thêm một chút. Nhưng tôi thử so sánh với một số tiêu bản infobox thì thấy như vậy là hợp lý, trừ với một số máy tính cũ mà ngày càng ít dần.
- Còn màu sắc, tôi thấy cần thay đổi, nhưng không biết lịch sử Việt Nam có màu nào biểu tượng không? Các triều đại cần khác biệt như thế nào... ?
- Tôi sẽ thay sửa lại khi mọi người đã thống nhất về nội dung.Cám ơn các bạn!--Paris (thảo luận) 06:07, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Về màu thì tôi nghĩ chỉ không nên làm màu quá mạnh, quá sáng làm đau mắt người đọc và chú ý là màu nền và chữ viết trên màu nền đó phải dễ đọc
- Chiều rộng của tiêu bản nên được làm càng ngắn càng có thể vì như Paris đã biết là nhiệm vụ của tiêu bản là giúp người đọc đến các bài khác, đừng để nó dùng nhiều mà đẩy hay ép nội dung của bài viết; hơn nữa, một người có một máy tính cũ không phải là một cái "tội phạm" mà bắt buộc họ phải chịu hậu quả của một tiêu bản lấy 1/3 màn hình của họ
- Bất cứ gì chúng ta viết trên một trang (viết trực tiếp vào trang đó hay viết qua một tiêu bản) là chúng ta muốn người đọc có thể đọc được, hãy làm các chữ số mờ nhạt đó dễ đọc hơn cho những người phải đeo kính khi đọc
- Khi đã dùng các quốc kỳ thì Paris đừng quên cái quốc kỳ của Liên bang Đông Dương
- Mekong Bluesman (thảo luận) 14:00, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Hình biểu tượng lịch sử Việt Nam thì chọn hình này hay hình này là hay nhất. NapoleonQuang (thảo luận) 01:52, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Tôi thích màu sắc như ở tiêu bản cũ. Nó đơn giản, trung tính, vừa đủ để phân biệt các giai đoạn, lại luôn đủ tương phản với mầu chữ để dễ đọc.
- Màu sắc như tiêu bản mới vừa phức tạp hơn mức cần thiết, vừa tối tăm thế nào ấy, vừa khó hiểu về cách chọn màu, ví dụ: tại sao chiến tranh mầu vàng, bắc thuộc mầu xanh, một số triều đại mầu xám? Lưu ý là mầu sắc có ý nghĩa của nó.
- Theo như Paris giải thích ở trên, thì tiêu bản cũ dở ở chỗ nó có các khoảng trắng lỗi. Paris có thể giúp bỏ các khoảng trắng lỗi đó được không? Sau đó chúng ta sẽ thử việc thu nhỏ + làm mờ các con số.
- Về phân biệt mầu sắc, để có sự trung lập của màu sắc đối với các giai đoạn, tôi chỉ ủng hộ 1 tông cho mầu nền, luân phiên thay đổi giữa Trắng và 1 mầu nhạt khác.
- Tmct (thảo luận) 09:36, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Dài
sửaTôi có ý kiến là tiêu bản dài quá, là tiêu bản ngang ở dưới cùng thì không nói, là tiêu bản bên phải bài mà dài thế này là rất vướng. Tiêu bản cũng không nên có cờ làm gì, càng đơn giản càng tốt. PS: Phần Tmct gắn ở Tiêu bản:Thử xem ở IE6.0 không bị lỗi. RBD (thảo luận) 20:07, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)
- Cảm ơn Rungbachduong đã xem thử hộ.Tmct (thảo luận) 20:21, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)
- Có nên dùng mẹo "ẩn" không? Ta có thể ẩn hết những phần không tô đậm, và chỉ hiện ra những đoạn đó khi người đọc ấn vào chữ "hiện" cho giai đoạn đó. NHD (thảo luận) 20:13, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Vậy thì chắc nó sẽ to ngang hơn do cần thêm chỗ cho chữ "Hiện". Ngoài ra, tôi thấy một loạt chữ "hiện" liền tù tì ở bên phải có vẻ không đẹp lắm. Nhưng nếu Dụng có thời gian làm thử thì cứ thử xem, biết đâu trông nó lại đẹp. Tmct (thảo luận) 20:21, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)
- Ta có thể dùng dấu "+" thay vì chữ "hiện". NHD (thảo luận) 20:30, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Nhà Triệu
sửaNhà Triệu không nằm trong giai đoạn Bắc thuộc (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim nói thế), hãy tách nó ra. Bắc thuộc lần I bắt đầu năm 111 TCN, sau đó nên thêm Thi Sách vào (vì ông có khởi nghĩa giống Hai Bà Trưng). 71.107.90.144 (thảo luận) 05:10, ngày 22 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Nhà Triệu (207-111 TCN) |
Bắc thuộc lần I (111 TCN-39 SCN) Thi Sách (39) |
Tiền sử
sửaTheo đề nghị của bạn Lý Toét, tôi thay Văn minh sông Hồng bằng Thời tiền sử (Việt Nam) vì Văn minh sông Hồng khái quát thời từ Tiền sử tới tận thế kỷ 15, trong khi Thời tiền sử (Việt Nam) mới phản ánh đúng giai đoạn thời gian từ tiền sử tới trước Hùng Vương.--Trungda (thảo luận) 11:10, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Đổi nhà Lý thành nhà Hậu Lý
sửaNhư chúng ta thấy, nhà Tiền Lê trị vì có 29 năm trong khi nhà Hậu Lê thì dài gấp mười lần như thế nhưng rất ít tài liệu gọi triều đại sau này là nhà Lê. Chính vì vậy mà theo tôi chủ đề nhà Lý không phải để nói đến triều đại do Lý Thái Tổ lập ra, nên để nó thành trang định hướng, tránh nhầm lẫn với các triều đại nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế, nhà Hậu Lý của Lý Thái Tổ và nhà Lý bên Trung Quốc.Kien1980v (thảo luận) 00:05, ngày 30 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Đã đổi nhà Hậu Lê thành Lê sơ và Lê trung hưng trong bản mẫu. ASM (thảo luận) 06:08, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
sai sót nghiêm trọng
sửaĐế quốc Việt Nam do Đế quốc Nhật dựng lên và đã giải tán sau Cách mạng tháng Tám, rồi sau đó Pháp mới trở lại để có Chiến tranh Đông Dương. Như vậy thứ tự sắp xếp phải là: Pháp thuộc - Đế quốc Việt Nam - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chiến tranh Đông Dương - xxxxxx. VNDCCH có trước chiến tranh Đông Dương. Vì vậy đề nghị sửa lại: Ghi VNDCCH vào dưới Đế Quốc Việt Nam. Bỏ Đế Quốc Việt Nam ra khỏi phần Chiến Tranh Đông Dương. Khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra thì Đế Quốc Việt Nam không còn tồn tại nữa, đã tự giải tán từ Cách mạng tháng Tám rồi. 68.90.188.150 (thảo luận) 06:14, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý với IP, nội dung bài Đế quốc Việt Nam đã phản ánh điều đó. Nó không còn vai trò gì trong chiến tranh Đông Dương nữa rồi!--Huy Phương (thảo luận) 06:34, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Xem Lịch Sử thì thấy sửa sai lầm là từ thành viên ASM, mình cũng đề nghị gỡ bỏ việc chỉ có ban quan trị mới đc độc quyền sửa trang này, khi sửa bị sai thì cộng đồng trơ mắt ngó. Thảo luận thì cố tình lờ đi. Biến bản mẫu LSVN thành 1 chuyện hài hước. Bất cứ đứa con nít nào cũng biết Đế quốc Việt Nam là do Đế quốc Nhật Bản dựng lên và sau Cách mạng tháng Tám, trong Chiến tranh Đông Dương nó đã không còn nữa đã giải tán từ lâu. Nó không tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương nhưng vẫn cho vào. Thật khó hiểu! Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập trước khi có Chiến tranh Đông Dương trên kia lại không thấy đâu, chỉ thấy mỗi 1 "Đế quốc Việt Nam". 68.90.188.150 (thảo luận) 20:11, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Thì kêu ổng ASM nhét thêm VNDCHCH vào phần trước chiến tranh, trong chiến tranh thì bỏ phần đế quốc VN đi, nhắn tin báo cho ổng một tiếng!--Huy Phương (thảo luận) 01:04, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Xem Lịch Sử thì thấy sửa sai lầm là từ thành viên ASM, mình cũng đề nghị gỡ bỏ việc chỉ có ban quan trị mới đc độc quyền sửa trang này, khi sửa bị sai thì cộng đồng trơ mắt ngó. Thảo luận thì cố tình lờ đi. Biến bản mẫu LSVN thành 1 chuyện hài hước. Bất cứ đứa con nít nào cũng biết Đế quốc Việt Nam là do Đế quốc Nhật Bản dựng lên và sau Cách mạng tháng Tám, trong Chiến tranh Đông Dương nó đã không còn nữa đã giải tán từ lâu. Nó không tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương nhưng vẫn cho vào. Thật khó hiểu! Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập trước khi có Chiến tranh Đông Dương trên kia lại không thấy đâu, chỉ thấy mỗi 1 "Đế quốc Việt Nam". 68.90.188.150 (thảo luận) 20:11, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi đồng ý với các bạn. Tôi cũng nghĩ nên khóa nửa thôi. Hoặc nếu khóa hết chỉ có BQV được phép sửa thì khi sửa nên thảo luận thật kỹ. BQV thì vắng, cộng đồng thì đông. Nhìn thấy sai rành rành mà không sửa được thì thật vô lý. TBD (thảo luận) 02:01, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Xin lỗi, đúng là tôi nhầm. Giai đoạn CTDD bắt đầu diễn ra thì ĐQVN đã giải thể rồi, cảm ơn Dung005 đã sửa lại. ASM (thảo luận) 06:06, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Mở khóa
sửaCó thành viên đề nghị mở khóa để cải tiến bản mẫu này, xin các thành viên quan tâm cho ý kiến nếu đạt sự đồng thuận tôi sẽ tiến hành. Lê Thy (thảo luận) 08:27, ngày 8 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Tôi ủng hộ mở khóa bản mẫu này. Romelone (thảo luận) 10:26, ngày 8 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Bản mẫu được QBV Apple khóa ngày 26/10/2007 sau nhiều lần bút chiến. Đây là một trang quan trọng, có tính khái quát, được sử dụng nhiều trong các bài viết lớn về lịch sử Việt Nam. Phiên bản hiện nay ổn định và hiện tại không có đề nghị thay đổi lớn, do đó thiết nghĩ không cần mở khóa. Chỉ nên xem xét mở trong trường hợp cần thay đổi kết cấu hoặc bổ sung, sửa đổi nhiều.--Trungda (thảo luận) 09:13, ngày 12 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Tiêu bản này thiếu "Cộng hòa tự trị Nam Kỳ". Theo tôi phải bổ sung vào. Romelone (thảo luận) 20:43, ngày 15 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Thỉnh cầu sửa đổi
sửaNhờ bảo quản viên giúp sửa phần An Dương Vương thành Âu Lạc cho khái quát hơn. Thanks. Greenknight (thảo luận) 03:03, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 23 tháng 12 năm 2015
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
1.Phần "Xem thêm" trong Template cần bổ sung 2.Bổ sung bài "Hậu phi Việt Nam" 3.Để thông tin được đầy đủ, phong phú, chi tiết hơn I Love Triệu Đà (thảo luận) 17:51, ngày 23 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- hậu phi không có ảnh hưởng tầm quốc gia. Xuân (thảo luận) 16:32, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 5 tháng 5 năm 2016
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Hãy sửa font chữ Nhà Hậu Lê to lên cho bằng font chữ Bắc thuộc lần IV
Vì nếu để như hiện tại có cảm giác Nhà Hậu Lê là giai đoạn thuộc Bắc thuộc lần 4 vì font chữ nhỏ 1.54.67.244 (thảo luận) 21:18, ngày 5 tháng 5 năm 2016 (UTC)
Sửa mức khóa
sửaBản mẫu này bị khóa sâu quá, có lẽ nên nới ra chút. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 14:55, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)
- Đã đổi thành bán khóa. Tuanminh01 (thảo luận) 15:15, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)
Xu hướng dân tộc hoá
sửaTôi thấy rằng từ giai đoạn đầu đến tận nhà Hậu Lê chỉ nói về vùng đồng bằng sông Hồng, Băc Bộ còn những vùng khác của các quốc gia Chăm Pa, Phù Nam, Chân Lạp thì không thấy nói đến. Trong khi đó, bên bản mẫu lịch sử Trung Quốc thì có nói đến các vương triều không định đô tại Trung Nguyên. Tôi nghĩ chúng ta nên sửa đổi bản mẫu này.Hoà Hảo (thảo luận) 02:22, ngày 28 tháng 7 năm 2018 (UTC)
Đề xuất thay đổi bản mẫu
sửaNhững thay đổi chính:
- Chia thành 3 giai đoạn: Cổ đại, Phong kiến và Cộng hòa
- Tích hợp tên gọi quốc gia (trừ những giai đoạn bắc thuộc).
- Tách nhà Triệu khỏi mục Bắc thuộc lần I, tuy nhiên vẫn để cùng màu với các mục bắc thuộc do những tranh cãi về triều đại này.
- Đổi Hai Bà Trưng thành Trưng Nữ Vương
- Thêm mục Nam Tiến từ thời Lý đến cuối thời Lê
- Thêm Nam Bắc Triều, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn vào mục nhà Lê-Mạc
- Thêm Liên bang Đông Dương vào phần Pháp thuộc
- Thêm Việt Minh vào phần cộng hòa
- Thêm quốc kỳ từ Long Tinh kỳ nhà Nguyễn
Điểm trừ có lẽ là quá to
Thêm mẫu mới ngày 7/8/2020 chỉnh sửa về cách trình bày để giảm kích thước
Adungtran (thảo luận) 00:17, ngày 6 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Lịch sử Việt Nam | |
---|---|
Cổ đại
| |
Thời tiền sử Hồng Bàng thị 2879 TCN-258 TCN • Xích Quỷ 2879 TCN-2524 TCN • Văn Lang 2524 TCN-258 TCN Âu Lạc 257 TCN–208 TCN • An Dương Vương 257 TCN-208 TCN | |
Nam Việt 204 TCN–111 TCN • Nhà Triệu 207 TCN-111 TCN Bắc thuộc lần I 111 TCN-40 Lĩnh Nam 40–43 • Trưng Nữ Vương 40-43 Bắc thuộc lần II 43-541 Khởi nghĩa Bà Triệu 248 Vạn Xuân 544–602 • Nhà Tiền Lý 541-602 Triệu Việt Vương 548-571 Bắc thuộc lần III 602-905 Khởi nghĩa Mai Hắc Đế 713-722 Khởi nghĩa Phùng Hưng 779-791 Tự chủ 905-938 Họ Khúc 905-923 Dương Đình Nghệ 923-937 Kiều Công Tiễn 937-938 | |
Phong kiến
| |
Nhà Ngô 938-968 Loạn 12 sứ quân 944-968 Đại Cồ Việt 968–1054 • Nhà Đinh 968-980 • Nhà Tiền Lê 980-1009 | |
Đại Việt 1054–1400 • Nhà Lý 1009-1225 • Nhà Trần 1225-1400 |
Nam Tiến ↓ |
Đại Ngu 1400–1407 • Nhà Hồ 1400-1407 Bắc thuộc lần IV 1407-1427 Nhà Hậu Trần 1407-1414 Khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 | |
Đại Việt 1428–1804 • Nhà Hậu Lê 1428-1527 • Nhà Mạc 1527-1592 Nam-Bắc triều 1533-1593 • Nhà Lê trung hưng 1533-1789 Trịnh-Nguyễn phân tranh Chúa Trịnh 1545-1787 Chúa Nguyễn 1558-1777 • Nhà Tây Sơn 1778-1802 | |
Việt Nam 1804–1839 Đại Nam 1839–1945 Nhà Nguyễn 1802-1945 Liên bang Đông Dương thuộc Pháp 1887-1945 Đế quốc Việt Nam 1945 | |
Cộng hòa
| |
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1976 Quốc gia Việt Nam 1949-1955 Việt Nam Cộng hòa 1955-1975 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam 1969-1976 | |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1976-nay | |
Lịch sử Việt Nam | ||
---|---|---|
Cổ đại
| ||
Thời tiền sử Xích Quỷ 2879–2524 TCN? Văn Lang 2524–258 TCN? |
Hồng Bàng thị 2879-258 TCN? Các bộ tộc Bách Việt Lạc Việt • Âu Việt | |
Âu Lạc 257–208 TCN? | An Dương Vương 257-208 TCN? | |
Nam Việt 204–111 TCN | Nhà Triệu 207-111 TCN | |
Bắc thuộc lần I 111 TCN-40 | ||
Lĩnh Nam 40–43 | Trưng Nữ Vương 40-43 | |
Bắc thuộc lần II 43-541 | Khởi nghĩa Bà Triệu 248 | |
Vạn Xuân 544–602 | Nhà Tiền Lý 541-602 Triệu Việt Vương 548-571 | |
Bắc thuộc lần III 602-905 | Khởi nghĩa Mai Hắc Đế 713-722 Khởi nghĩa Phùng Hưng 779?-791 | |
Phong kiến
| ||
Tĩnh Hải quân 866–968 | Tự chủ 905-938 Họ Khúc 905-923 Dương Đình Nghệ 923-937 Kiều Công Tiễn 937-938 | |
Nhà Ngô 938-968 Loạn 12 sứ quân 944-968 | ||
Đại Cồ Việt 968–1054 | Nhà Đinh 968-980 | |
Nhà Tiền Lê 980-1009 | ||
Đại Việt 1054–1400 | Nhà Lý 1009-1225 | Nam Tiến ↓ |
Nhà Trần 1225-1400 | ||
Đại Ngu 1400–1407 | Nhà Hồ 1400-1407 | |
Bắc thuộc lần IV 1407-1427 | Nhà Hậu Trần 1407-1414 Khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 | |
Đại Việt 1428–1804 | Nhà Hậu Lê Lê sơ 1428-1527 | |
Nhà Mạc 1527-1592 Nam-Bắc triều 1533-1593 | ||
Lê trung hưng 1533-1789 Trịnh-Nguyễn phân tranh Chúa Trịnh 1545-1787 Chúa Nguyễn 1558-1777 | ||
Nhà Tây Sơn 1778-1802 | ||
Việt Nam 1804–1839 Đại Nam 1839–1945 |
Nhà Nguyễn 1802-1945 | |
Liên bang Đông Dương thuộc Pháp 1887-1945 Đế quốc Việt Nam 1945 | ||
Cộng hòa
| ||
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1976 |
Việt Nam Độc lập Đồng minh 1941-1951 | |
Quốc gia Việt Nam 1949-1955 Việt Nam Cộng hòa 1955-1975 | ||
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam 1969-1976 | ||
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1976-nay | ||
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 29 tháng 9 năm 2020
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Kenjimaruvn (thảo luận) 14:16, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC) tại sao trong thẻ về lịch sử Nga lại có Việt Nam?
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 14 tháng 11 năm 2020
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
2001:EE0:1A0:52C5:A413:ED6C:32F5:4FC9 (thảo luận) 10:00, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 15 tháng 2 năm 2021
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Nên dùng bản đồ này thay cho vì chất lượng cao hơn. Đạt (thảo luận) 10:09, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC) Đạt Ngọc Lý (thảo luận) 20:41, ngày 24 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 24 tháng 3 năm 2021
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
2402:800:61A7:AB85:D1CF:111C:981C:8AB (thảo luận) 14:03, ngày 24 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 20 tháng 4 năm 2021
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Thay đổi dấu gạch nối "-" thành gạch ngang "–", phù hợp chính tả. 📖 19. 19:26, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 17 tháng 3 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
2402:800:62D6:BA90:BDD0:C2CC:BB5C:3FFA (thảo luận) 13:55, ngày 17 tháng 3 năm 2022 (UTC)
- Bạn muốn sửa bản mẫu làm gì vậy? – I am I (thảo luận) 13:56, ngày 17 tháng 3 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 22 tháng 5 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Humperdoo (thảo luận) 00:40, ngày 22 tháng 5 năm 2022 (UTC)
- Bạn nên ghi yêu cầu sửa đổi của mình. My Things 04:29, ngày 25 tháng 5 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 24 tháng 7 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Kích thước phông chữ. 27.67.24.161 (thảo luận) 15:41, ngày 24 tháng 7 năm 2022 (UTC)
27.67.24.161 (thảo luận) 15:41, ngày 24 tháng 7 năm 2022 (UTC)
Từ chối Không nội dung. ...D (thảo luận) 14:06, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 23 Tháng 12 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này thành Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
1.123.161.173 (thảo luận) 10:20, ngày 23 tháng 12 năm 2022 (UTC)
- Từ chối Ko có lý do để sửa đổi – 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 𝕾𝖙𝖗𝖆𝖎𝖌𝖍𝖙 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 REPLY 05:19, ngày 24 tháng 12 năm 2022 (UTC)