Thảo luận Bản mẫu:Lịch sử Trung Quốc

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi 27.66.47.69 trong đề tài Bản mẫu

Võ Tắc Thiên

sửa

Võ Tắc Thiên gián đoạn nhà Đường, không phải nhà Tùy. Nguyễn Hữu Dng 08:20, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sai sót cơ bản này mà không ai để ý nhỉ?
Thời Đế quốc nên chăng thay bằng thời Phong kiến? Rungbachduong 08:28, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sai sót này mới bị thành viên vô danh thêm vô thôi. Nguyễn Hữu Dng 08:31, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thời "Đế quốc" chắc đúng là nên đổi thành "Phong kiến". 96.229.179.106 04:19, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản mới

sửa

Tôi thấy tiêu bản mới này chữ nhỏ, khó nhìn, màu sắc đơn điệu; chữ bé mà khoảng trống còn thừa lại rất nhiều không được tận dụng; tóm lại là không đẹp bằng tiêu bản cũ.--Trungda 15:58, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu bản này màu nhợt nhạt quá, nhất là số liệu về năm, trông rất khó nhìn. NAD thảo luận 12:47, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Vẫn đỡ hơn tiêu bản trước, chẳng có số năm nào cả. Còn chuyện khó nhìn thì càng tốt, vì nếu để bản văn màu đen thì nhìn rất rõ nét và làm lu mờ những liên kết đến các bài mà quan trọng hơn. 96.229.179.106 (thảo luận) 02:19, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
"khó nhìn thì càng tốt"?? Bó tay! Vậy có nên viết bài có những câu không dễ hiểu thì tốt hơn là những câu dễ hiểu??--Trungda (thảo luận) 03:36, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng là bó tay với kiểu suy nghĩ như vậy. NAD thảo luận 03:38, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Tất cả hãy xem trang này TBLSTQ, những cái màu đen đã làm lu mờ những phần quan trọng. 96.229.179.106 (thảo luận) 07:13, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi có thấy chữ đen làm lu mờ gì đâu? Dễ nhìn hơn. Nhưng chữ vẫn bé quá, trong khi còn bao nhiêu khoảng trống. Để "cho thoáng" và "dễ thở" hơn hay sao?--Trungda (thảo luận) 07:22, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi (cày cục mất hàng giờ vì ko thạo) sửa tiêu bản này cho dễ nhìn hơn, các ô và chữ đọc rõ hơn. Tuy nhiên, theo tôi vẫn nên cho hẹp chiều ngang của khung viền ngoài cùng lại vì không cần thiết phải rộng đến thế, song chưa biết làm thế nào--Trungda (thảo luận) 09:05, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu bỏ các chữ "nhà" đi, thành Kim, Liêu, Tây Hạ.... thì sẽ gầy thêm được khoảng 1-1,5 cm. Tmct (thảo luận) 10:03, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên các triều đại không làm cho tiêu bản này rộng thêm mà tên của hai chính thể "hiện đại" đã làm chuyện đó. Một cái là cộng sản, hay "Trung Cộng", nhưng gọi mình với một tên dài là "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"; cái kia theo chế độ cộng hòa, và có thể gọi là "Trung Quốc", nhưng có một tên dài khác là "Trung Hoa Dân quốc (tại Đài Loan)". Bỏ tất cả các từ "nhà" trong tiêu bản này, do đó, cũng không giúp ích. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:59, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Có, nếu chịu khó xuống dòng thêm 1-2 cái và làm cho 2 cái tên dài đó thành những cái cột. Tmct (thảo luận) 15:02, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi bỏ cái chữ (thuộc Mông Cổ) và (thuộc Mãn Châu) đi vì điều này vô lý và không cần thiết.thảo luận quên ký tên này là của 113.168.103.110 (thảo luận • đóng góp).

Đúng. Các triều Bắc Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu, Hậu Đường, Hậu Tấn, nhà Liêu, nhà Kim... cũng có nguồn gốc "ngoại tộc" nhưng khi vào cai trị phần lớn trung nguyên thì đều được sử sách Trung Quốc thừa nhận là triều đại của mình, không gắn với những chữ "thuộc Tiên Ti" hay "thuộc Sa Đà", "thuộc Nữ Chân"... Vì vậy việc thêm mấy nội dung trong ngoặc về Mông Cổ hay Mãn Châu là không cần thiết.--Trungda (thảo luận) 08:47, ngày 5 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 6 tháng 11 năm 2015

sửa

KazamaShun92 (thảo luận) 12:57, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC) Bạn muốn sửa như thế nào, xin mời trình bày tại đây. Tuanminh01 (thảo luận) 13:02, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên viết lại bản mẫu này theo bên Wiki tiếng Trung. --KazamaShun92 (thảo luận) 13:06, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Là như thế nào? Xin bạn nói thật rõ ràng cụ thể, tôi có thể sửa giùm bạn nếu bạn liệt kê chi tiết. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 13:10, ngày 6 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 8 tháng 12 năm 2015

sửa

Please change the link "Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc" to "Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)", just as the English version and Chinese version. 122.90.102.147 (thảo luận) 10:09, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

   Đã sửa. Tuanminh01 (thảo luận) 10:35, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 11 tháng 7 năm 2018

sửa

đài loan là của đài loan. Chả liên quan cứt gì trung khựa cảthảo luận quên ký tên này là của 116.109.47.154 (thảo luận • đóng góp).

Gạch câu nói tục của bạn, bạn không phải lo cho họ đâu, Trung Quốc muốn thu hồi Đài Loan, còn Đài Loan họ phòng thủ bảo vệ chủ quyền của họ trước Trung Quốc. Ngomanh123 (thảo luận) 08:24, ngày 11 tháng 7 năm 2018 (UTC).Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 22 tháng 12 năm 2018

sửa

Ở phần đóng khung gồm các thông tin liên quan đến triều đại, có phần nghi "Tiền tệ-->xu". Chữ xu này khg có ý nghĩa gì cả. Từ thời tiền Hán trở đi chỉ có loại tiền tệ mà người ta gọi là "五銖 Ngũ Thù". Loại tiền này bị nhà Đường phế bỏ. Vậy, chữ "Xu" trong bản tiếng Việt là không đúng. Nếu cho rằng "xu" và "thù" có quan hệ lịch đại về mặt ngữ âm thì cũng không đủ để xác nhận "xu" là tiền tệ thời Tào Nguỵ hay bất cứ thời đại nào. Có lẽ nên theo bản tiếng Trung mà gọi là "Ngũ thù". Trân trọng.

78.243.172.38 (thảo luận) 22:08, ngày 22 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

Sai sót

sửa

Nhà Thanh sụp đổ năm 1912 chứ đâu phải 1911

Bản mẫu

sửa

  Ý kiến Bản mẫu này hình như được cập nhật theo enwp nhưng xin thông báo là bản mẫu bên đó đã được lùi sửa về phiên bản cũ (xem thảo luận). Nếu không có phản đối thì trong vòng 1 tuần nữa tôi cũng sẽ khôi phục về phiên bản cũ. – Hankiz tl 21:54, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bản mẫu

sửa

@Be be nhat: Tôi cho rằng, do vấn đề thời gian, bản mẫu cũ (như hiện hữu, có thể nói là độc nhất vô nhị, gần như không có bản mẫu nào cùng loại trình bày như thế) mang tư duy thiết kế khác với một bản mẫu thanh bên mà tôi mong chờ. Một bản mẫu dạng này, theo góc nhìn của tôi, sẽ phải là một bảng tóm tắt gọn nhẹ nhất về những "bài viết lớn" liên quan tới bài viết chính, thuộc cùng một mảng "Lịch sử Trung Quốc", chứ không phải là một bảng timeline chi tiết các triều đại (chỉ cần mở ngoặc giai đoạn tồn tại là đủ). Bỏ qua chuyện màu sắc và tính cồng kềnh, tôi bị vướng một cái cảm giác rằng khi viết Wikipedia mà đi sâu vào cái gì đó quá chi tiết thì sẽ là không tốt, nên mới chọn bản mẫu tối giản kia. OK, cái này đến từ cách nghĩ, cách tiếp cận, hình dung về nhiệm vụ của bản mẫu này (Tôi không rõ có luật lệ, hay lời khuyên biên tập nào liên quan tới vấn đề này không, chỉ đơn giản là "cảm giác", nó mang tính cá nhân, cảm tính). Tôi không phản đối bạn lùi, nhưng chỉ giải thích rõ để bạn thấy tôi sửa bản mẫu có lý do, chứ không phải cố tính làm mất thẩm mỹ bản mẫu. Tóm lại, tôi vẫn cho là bản mẫu bị lùi là tốt hơn, không mong giữ được, vì một chút khác biệt là điều không được tồn tại ở Vi Wiki. 27.66.47.69 (thảo luận) 05:45, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@27.66.47.69: Tôi   Đồng ý nên đã lùi lại. Nếu bạn @Be be nhat: phản đối, có thể mở thảo luận tìm đồng thuận. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:23, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ai gảnh :))) Cái wikipedia này còn lắm quy trình, lắm tranh cãi hơn cả chính phủ VN :))) Tui chỉ tham khảo bản tiếng Trung, tiếng Anh, và cả phần "Biểu mẫu" phía trên và đưa nó về dạng của nó lúc trước. Minh Nhật (thảo luận) 08:27, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Be be nhat: Chính xác thì Wikipedia tiếng Anh cũng có thảo luận về vấn đề này, bạn có thể tham khảo trong phần thảo luận bên đó. Tuy nhiên, đó là một cuộc thảo luận chưa ngả ngũ. Tôi thì cũng không chắc chắn tới như đinh đóng cột rằng phiên bản giản đơn kia là chuẩn xác nhất, vì dường như khác biệt đến từ cách tiếp cận của từng người. 27.66.47.69 (thảo luận) 08:29, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Lịch sử Trung Quốc”.