Thảo luận Bản mẫu:Đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa
Dự án Hành chính Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
* Ban đầu, đây là Tiêu bản: Các huyện thị Thanh Hóa và nay nó được thêm vào các xã (nhiều). Nên để nguyên như cũ và tạo thêm Tiêu bản: Xã, phường, thị trấn Thanh Hóa thì tốt hơn.
- Tôi bấm vào những chữ màu xanh thì thấy nó đang chỉ đến những nơi khác, như là:
- Đông Hưng ---> huyện Thái Bình
- Đông Hải ---> trang định hướng
- Bắc Sơn ---> trang định hướng
- Trung Sơn --->là thành phố địa cấp thị của tỉnh Quảng Đông
- Kỳ Tân --->là một quận thuộc địa cấp thị Hạc Bích, tỉnh Hà Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Cẩm Giang---> Trung Hoa
- Cẩm Bình ---> Trung Quốc
- Cẩm Châu --->Trung Quốc
- Cẩm Vân ---> diên viên?!...
Lưu Ly (thảo luận) 08:32, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi vãn biết có những địa danh trùng với mục từ khác,để viết long cái nào trùng tôi sẽ sửa--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 08:35, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi đồng quan điểm với Lưu Ly, tiêu bản như hiện nay là quá lớn khi chèn vào một bài viết về một huyện nào đó. Nên giữ nguyên như cũ (chỉ có các huyện thị, không chứa các xã). Các xã thuộc huyện, thị nào đó thì cho vào tiêu bản của chính huyện, thị đó thì tốt hơn. Ví dụ tiêu bản:Thành phố Thanh Hóa, tiêu bản:Thị xã Bỉm Sơn v.v. Meotrangden (thảo luận) 10:07, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Theo tôi nên để thế này, trên góc tiêu bản này có phần ẩn, không ảnh hưởng đến bài viết.123.23.182.114 (thảo luận) 10:16, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Lý do cơ bản không phải ở chỗ ẩn hay không ẩn mà mỗi tiêu bản đều có mục đích làm cho người đọc dễ dàng định vị được là tiêu bản đó hỗ trợ cho mục đích gì và truyền tải thông tin gì là cơ bản chứ không phải là một hộp thông tin trong đó bất kể thứ gì cũng có thể nhồi nhét vào. Một tiêu bản không phải là dể sử dụng cho mọi bài viết mà luôn luôn có những giới hạn cho việc áp dụng nó. Ở đây, tiêu bản này chỉ nên hiển thị các huyện thị, còn trong các tiêu bản cho mỗi huyện, thị sẽ chứa các đơn vị con của nó (xã, phường), làm cho tiêu bản trông đơn giản hơn, không bị rối mắt mà vẫn chuyển tải đủ các thông tin liên quan tới các đơn vị cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa. Meotrangden (thảo luận) 10:46, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Meotrangden nói đúng rồi đấy. Nhìn tiêu bản này hoa cả mắt. Ngoài ra tiêu bản dài còn làm nặng bài viết.--Triều Tiên nhân (thảo luận) 11:02, ngày 26 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Nếu đầy đủ, tiêu bản này sẽ chứa gần 700 tên xã, phường, thị trấn. Tôi đang sửa tiêu bản này (sắp xếp các xã theo thứ tự ABC và cơ bản không còn bị sai link) đồng thời với tiêu bản Các xã, phường, thị trấn của từng huyện/thị xã/thành phố của Thanh Hoá, nhưng không hiểu lỗi gì mà tiêu bản này chỉ hiện lên đến huyện thứ 20, trong khi tỉnh TH có tới 27 đơn vị HC cấp huyện. Theo tôi nên bỏ tiêu bản này, chỉ nên để các tiêu bản cấp huyện mà thôi (riêng tiêu bản của huyện Hoằng Hoá cũng đã có khoảng gần 50 xã, huyện Quảng Xương hơn 40 xã, thì gộp lại làm gì).Hungda (thảo luận) 03:07, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Sửa thêm
sửaĐể khắc phục các lỗi như chị Lưu Ly đã nói, đồng thời cũng đúng với thực tiễn khi chúng ta viết bài về các đơn vị hành chính cấp xã. Tiêu bản nên sửa chữ các link tới các bài viết cho chính xác. Ví dụ như xã Hoàng Sơn của huyện Hoàng Hóa, theo nguyên tắc viết bài về các đợn vị hành chính cấp xã, chúng ta nên viết tên bài chính thành Hoàng Sơn, Hoàng Hóa, Thanh Hóa, như vậy mới tránh khỏi hiện tượng trùng tên bài. Tại trang định hướng Hoàng Sơn sẽ có 1 chuyển hướng tới bài viết Hoàng Sơn, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Tiêu bản này cũng cần phải sửa lại cho phù hợp như vậy sẽ tốt hơn.--Gió Đông (thảo luận) 11:01, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)
- Tên dài dòng thì tôi không đồng ý với Gió Đông. Nguyên tắc theo tôi là cố gắng ngắn gọn nhất khi có thể và chỉ kéo dài cho đến khi đạt tới mức không bị trùng lặp là đủ. Ví dụ bài về xã Hoàng Sơn của huyện Hoàng Hóa chỉ cần có tên gọi là Hoàng Sơn, Hoàng Hóa là đủ nếu Hoàng Sơn bị trùng với ít nhất là 1 địa danh khác nhưng không trùng tên cấp huyện. Chỉ trường hợp có 1 địa danh khác nào đó cũng trùng cả địa danh cấp trên (trùng cả tên huyện). Ví dụ giả sử tồn tại 2 xã như sau: xã Hoàng Sơn (thuộc huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và xã Hoàng Sơn (thuộc huyện Hoàng Hóa, tỉnh Nghệ An) thì mới cần kéo dài tới cấp thứ ba. Spine (thảo luận) 17:13, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)
- Đồng ý với Spine--hổng ghét đâu (thảo luận) 18:46, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Đang hạn chế phát triển những tiệu thế này. Xem thảo luận tại đây.--▐ Trình Thế Vân thảo luận 13:27, ngày 28 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Như ở các tiêu bản tỉnh đồng dạng khác mà bạn Tân đã tạo ra, tôi thấy là đã đầy đủ về tên gọi và các cấp hành chính. Tôi đề nghị hai điều:
- Nó cần được thường xuyên tu sửa vì ở Việt Nam, cấp xã/phường là cấp hay thay đổi nhất (ít nhất 10% số xã thay đổi tên gọi, tách nhập trong 5 năm gần đây vì việc tách/nhập cấp này do tỉnh/thành phố trực thuộc TW quyết định). Cấp quận/huyện tuy ít hơn nhưng cũng đáng kể (việc tách/nhập cấp này trở lên do Quốc hội quyết định).
- Cần thay đổi tên gọi chính để tránh trùng lặp trên Vi.Wiki vì khi tham gia Tổng Điều tra dân số tháng 4 năm 2009, tôi thấy có đến 13% số xã trùng tên đôi, trong đó 18 xã trùng ba, 9% số huyện trùng với tên xã. Số địa danh hành chính trùng tên nhân vật khong được thống kê.
- + Một số tỉnh khác cũng có huyện trùng tên kiểu như 10 tỉnh cùng có huyện tên là Châu Thành (Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng). Đối với các huyện này đành phải có tên tỉnh trong ngoặc để dùng trang đổi hướng: Châu Thành(Tiền Giang) hoặc Châu Thành (Tây Ninh)... Các xã trùng tên của các huyện khác nhau cũng nên xử lý như vậy.
- + Có nhiều tên xã trùng với tên huyện: ví dụ, xã Yên Lạc, huyện Yên Định (thanh Hoá) trùng tên với huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) thì chỉ cần đặt tên Yên Lạc (xã) và Yên Lạc (huyện) là đủ. tỉnh Quảng Bình có huyện Quảng Ninh trùng với tên tỉnh Quảng Ninh thì cũng chỉ cần Quảng Ninh (huyện) và Quảng Ninh(tỉnh)
- + Các địa danh trùng với tên nhân vật cũng cần sửa: chia Trần Văn Thời thành Trần Văn Thời (huyện) và Trần Văn Thời (nhân vật), Dương Minh Châu thành Dương Minh Châu(huyện) và Dương Minh Châu (nhân vật) .v.v...
Sam-2MT 03:24, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC) Minh Tâm-T41-BCA thảo luận
Theo tôi, những trường hợp tên cấp xã thuộc dạng không phổ biến thì không cần kèm theo "(xã)", "(thị trấn)" hay kèm theo tên đơn vị cấp huyện. VD: Các xã thuộc huyện Hoằng Hóa (đều bắt đầu bằng chữ "Hoằng"), Thiệu Hóa, Nga Sơn... Riêng trường hợp Yên Lạc như bạn Tâm nêu trên, nên ưu tiên mục từ "Yên Lạc" cho huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), còn xã cùng tên thì nên đặt kèm theo tên huyện, chẳng hạn "Yên Lạc, Yên Định" mà không nên để "Yên Lạc (xã)" vì thực tế có tới 5 xã Yên Lạc tại VN. Khi đặt tên các mục từ về ĐVHC cấp xã, các bạn nên tham khảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, cũng như các thống kê của Tổng cục Thống kê thay đổi địa giới hành chính.Hungda (thảo luận) 05:11, ngày 27 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Tôi sửa lại bản mẫu này không có chủ định phân biệt miền xuôi-miền núi, mà do nếu để như cũ thì với 27 đơn vị cấp huyện sẽ không thể hiện đủ trên bản mẫu (chỉ đến số thứ tự 20). Tuy nhiên thấy bản mẫu này quá khổ quá!!! Có lẽ các bạn không nên lạm dụng nó. Hay là chia thành 2 tiêu bản? Nếu chia làm 27 tiêu bản nhỏ theo huyện thị thì lắt nhắt wa' Hungda (thảo luận) 16:13, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Ở đây và ở đây cũng có bản mẫu khá dài, hi hi. Hungda (thảo luận) 02:07, ngày 7 tháng 5 năm 2010 (UTC)