Bảng dnb

sửa

Mời bạn Thái Nhi vào thảo luận về độ nổi bật. Theo mình thì dựa theo các bức thư BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU của 166 trí thức, và khoa học gia trong nước và Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan của 100 trí thức, và khoa học gia ngoài nước. Ngoài ra của Bức thư của Committee of Concerned Scientists (Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm) về vụ án Nhã Thuyên Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm, cho thấy không biệt phải trái, vấn đề đã được rất nhiều người Việt trong và ngoài nước, cả người ngoại quốc cũng đã quan tâm, đã lên tiếng nói, cho thấy là đã đủ độ nội bật rồi. Yêu cầu bạn xóa bảng. DanGong (thảo luận) 16:09, ngày 26 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đấy là mấy chả làm chính trị thì mới có thư phản đối chớ 166 tay đó thì biết cái gì về chuyên môn văn học mà đánh giá. DanGong chuyên bốt các bài chống phá cộng sản nên cần phải xem xét thành viên này không có sự trung lập, chỉ viết nhằm bêu xấu chính quyền việt nam chớ mấy cái việc này nhỏ như con thỏ ai quan tâm. Chatualphamagabokituse (thảo luận) 16:50, ngày 26 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã góp ý kiến. Đề nghị bạn không mang mình ra làm đề tài tranh cãi trong này, như vậy mới trung lập với đề tài. Cũng xin cảm ơn trước các bác khác, tránh bàn chuyện cá nhân ở đây. Chính mình cũng đã nói là không cần phán xét ai đúng ai sai. Cũng không cần thiết là phải bao nhiêu người quan tâm mới đủ độ nổi bật. Vấn đề chỉ đơn giản là khi nhiều trí thức Việt trong và ngoài nước, cả những trí thức quốc tế cũng đặt ra vấn đề thì chúng ta cộng đồng Wiki Việt đã chấp nhận là đủ độ nổi bật chưa? DanGong (thảo luận) 18:09, ngày 26 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Việc chỉ mang tính chất nhất thời, cũng giống như việc 100.000 chữ ký gửi tổng thống Mỹ. Vì vậy tôi cho rằng yêu cầu đòi xóa bàng chưa đủ thuyết phục. Thái Nhi (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ bạn Thái Nhi hiểu sai chữ nhất thời rồi. Đây không chỉ đơn giản là việc xe cán chó, hay chó đái bánh xe, xảy ra rồi thôi. Ở đây nó đánh dấu một bước tiến trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Các nhà trí thức Việt Nam đã không im lặng như trong Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm khi cụ Trần Đức ThảoTrương Tửu bị đuổi không cho tiếp tục dạy. Hoặc không im lặng khi có những người vào hùa đấu tố 2 cụ nói trên như việc làm của giáo sư Nguyễn Lân, họ không những cho đó là "vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo" và "đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện..." mà còn "vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật". Cho nên theo mình nó có tính cách lịch sử, người Việt bây giờ đã biết đoàn kết mở miệng lên tiếng phản đối những vi phạm quyền lực để bảo vệ lẫn nhau. Việc tẩy chay xe buýt ở Montgomery (Busboykott von Montgomery) đã trôi qua, nhưng đã đi vào lịch sử. Chuyện này tuy không lớn lao như vậy nhưng cũng đáng giữ lại wiki Việt để không còn một vụ Nhân Văn - Giai Phẩm thứ 3 xảy ra nữa. DanGong (thảo luận) 12:58, ngày 27 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu sai bạn ạ. Vì tôi không đánh giá vụ việc này là "một bước tiến trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam" như bạn. Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm đã trải qua một thời gian để lịch sử đánh giá, còn vụ này thì chưa. Với tôi, không phải cứ liên quan đến các nhà nhân quyền ở Việt Nam thì là đủ nổi bật. Ngay chính bạn cũng thừa nhận việc này là "không lớn lao" đây. Điểm khác giữa tôi và bạn chỉ là vấn đề giữ hay không giữ. Với tôi, tôi bỏ phiếu "không giữ". Thái Nhi (thảo luận) 13:20, ngày 27 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan

sửa

Xin xem thêm thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan DanGong (thảo luận) 10:44, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Theo tôi thêm bản mẫu bài đang bị đưa ra biểu quyết và mời có ý kiến, tại sao lại phải tạo nội dung trùng ở hai bên? Én bạc (thảo luận) 09:12, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chừng nào người đọc trang thảo luận này, có thể đọc trang Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan, ngay cả sau khi nó đã kết thúc, thì cũng được. Vấn đề là có thể có người hứng thú muốn đọc cả những thảo luận về bài. DanGong (thảo luận) 10:44, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời
Biểu quyết đã kết thúc và sẽ lưu trữ, nên xin đăng vào đây để người đọc dễ bài thảo luận dễ tham khảo, vì nó cũng thuộc bài này. Nếu bạn nào muốn xóa, thì ít nhất nên đưa link. DanGong (thảo luận) 07:08, ngày 29 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không có bài nào được biểu quyết giữ lại lưu nội dung biểu quyết trong trang thảo luận của bài. Một bản mẫu "đã biểu quyết giữ" tại đầu trang thảo luận này đã kèm link dẫn chiếu đến cuộc biểu quyết vĩnh viễn, dù cuộc biểu quyết đó có được lưu ở đâu chăng nữa. Việt Hà (thảo luận) 07:19, ngày 29 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài viết đã đủ độ nổi bật

sửa

Theo tôi bài viết về vụ này đã đủ độ nổi bật vì:

  • Trong năm 2013 đã có 67, và năm 2014 có 84 bài chuyên khảo, chuyên luận, bài báo của các tiến sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu liên quan đến vụ này. Các bài viết này không tầm thường như các bài trên báo lá cải thông thường vì nó đều được viết bởi những người có chuyên môn [1]
  • Không nên xét vụ này như một bài viết về vụ tước bằng thông thường như sai quy trình, đạo tài liệu, không trung thực, hay nhầm lẫn trong hội đồng..... Mà nguyên nhân của vụ này đã khác xa các nguyên nhân đó.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 11:20, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mình đã mạn phép chép bài của bạn Eightcirclestheorem vào bài biểu quyết, vì những nhận xét rất chính xác và quan trọng để bài được giữ lại. Cảm ơn ý kiến của bạn. DanGong (thảo luận) 13:14, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mình cho là nhiều người trí thức bàn thảo vì nó dính líu vấn đề chính là tự do học thuật. Ban tuyên giáo trung ương đã ra tay có lẽ vì lo sợ, nếu đà này tiếp tục Đảng sẽ không còn có thể sỏ mũi giới đại học dẫn đi đâu thì đi đó. Còn các nhà trí thức thì phản đối, không chỉ chỉ vì quyền tư do cá nhân bị áp bức mà biết rằng tự do học thuật là "nền tảng thiết yếu để phát triển tri thức và phụng sự xã hội, và do đó là trụ cột quan trọng của mọi xã hội dân chủ và văn minh..." Các bạn có thể đọc thêm ở đây Kiến tạo một nền đại học thực thụ DanGong (thảo luận) 19:57, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời
  1. ^ http://vanviet.info/tu-lieu/3537/
Quay lại trang “Vụ Nhã Thuyên”.