Thảo luận:Vụ ngộ độc pa tê Minh Chay
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Vụ ngộ độc pa tê Minh Chay. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Vụ ngộ độc pa tê Minh Chay | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Vụ ngộ độc pa tê Minh Chay đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần vào ngày 25 tháng 1 năm 2023. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
"Vụ ngộ độc pa tê Minh Chay" là một bài viết tốt của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
Ý kiến
sửaHình như bài này chưa có phần sa pô giới thiệu chung — Dr. Voirloup💬 17:59, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Mongrangvebet Mình chưa lọc nguồn vô bài xong bạn ơi. Quy trình của mình là lọc nguồn thô vào bài --> sắp xếp thông tin và đề mục --> tỉa tót lại nội dung --> tóm tắt lại đầu bài và thêm ảnh. Hiện giờ mình mới chỉ dừng ở bước một thôi do quá nhiều nguồn đưa tin về vụ việc nên chưa có thời gian đọc hết. Nếu dư thời gian rất mong bạn sẽ tham gia hỗ trợ và hiệu đính bài ạ vì bạn am hiểu về chuyên môn vụ việc nên sẽ có cái nhìn đúng và cụ thể về vấn đề hơn ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:20, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Ngộ độc thịt??
sửa@Nguyenmy2302: Công ty Minh Chay bán đồ chay, mà sao người ăn lại bị ngộ độc "thịt"? Có cần nói rõ đây là món chay để khỏi gây nhầm lẫn đối với người đọc? NHD (thảo luận) 07:43, ngày 24 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Cái tên "ngộ độc thịt" hay "ngộ độc đồ hộp" là do bên bộ Y tế dịch từ danh pháp "botulism". [1]
- Mã ICD-10 của bệnh là A05.1: Bệnh ngộ độc thịt (ngộ độc đồ hộp)
- Bao gồm:
- - Nhiễm độc thức ăn cổ điển do độc tố của Clostridium botulinum
- Mặc dù tên là "ngộ độc thịt" nhưng Clostridium botulinum (trực khuẩn mủ xanh) không chỉ nằm trong thịt mà còn trong các loại thực phẩm khác. Cái tên "ngộ độc thịt" khiến nhiều người hiểu lầm là Clostridium botulinum chỉ phát triển ở môi trường thịt động vật. Tôi thấy nên có một chút lời giải thích ở đoạn này (có thể dùng cước chú), còn tên "ngộ độc thịt" thì vẫn hoàn toàn đúng trong ngữ cảnh bài viết này. – — Dr. Voirloup💬 06:01, ngày 25 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Mongrangvebet Mình có giải thích ở đoạn đầu bài về cái tên này, nhờ bạn xem giúp mình viết vậy có ổn chưa và còn có chỗ nào dễ gây hiểu nhầm không. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:48, ngày 25 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Một số nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề này
sửaNguồn 1: First report of foodborne botulism due to Clostridium botulinum type A(B) from vegetarian home-canned pate in Hanoi, Vietnam - PubMed (nih.gov) Hoang LH, Nga TT, Tram NT, Trang LT, Ha HTT, Hoang TH, Anh DD, Yen PB, Nguyen NT, Morita M, Kenri T, Senoh M. First report of foodborne botulism due to Clostridium botulinum type A(B) from vegetarian home-canned pate in Hanoi, Vietnam. Anaerobe. 2022 Oct;77:102514. doi: 10.1016/j.anaerobe.2022.102514. Epub 2022 Jan 8. PMID: 35007729.
Nguồn 2: Ho TH, Nguyen HPA, Le NDT, Hoang PH, Ha NT, Van Dang C. An outbreak of type B botulism in southern Viet Nam, 2020. Western Pac Surveill Response J. 2022 Jan 6;13(1):1-7. doi: 10.5365/wpsar.2022.13.1.887. PMID: 35355901; PMCID: PMC8935302.
— Dr. Voirloup💬 06:11, ngày 25 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Mongrangvebet: cả 2 nguồn cùng link? nguồn 2 có id là 35355901, không phải là 35007729 Tinh chi.stan al-haitham 06:36, ngày 25 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- ối copy nhầm – — Dr. Voirloup💬 06:39, ngày 25 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Hai nguồn này hình như chỉ đề cập lướt qua về vụ việc và tập trung vào cái vi khuẩn kia hơn nên mình nghĩ khó khai thác nhiều thông tin vào bài vì sẽ lạc đề sang vi khuẩn Botulinum. Hai bài nghiên cứu này mình đã chú thích vào thông tin "Vụ ngộ độc và các khía cạnh xoay quanh nó sau này đã trở thành chủ đề của nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học Việt Nam và quốc tế" trong mục "Tác động" rồi ạ. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:51, ngày 25 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Hiện tại tôi ko thấy bài viết có vấn đề gì nghiêm trọng cả, các nội dung có thể khai thác được từ báo chí và nghiên cứu đều đã có. Tuy nhiên nội dung về con trực khuẩn mủ xanh có đoạn :"một loại vi khuẩn kị khí sinh bào tử, độc lực rất mạnh, khó phát hiện và có thể khiến người trúng độc bị ảnh hưởng sức khỏe kéo dài, dễ tử vong." Không rõ mệnh đề này có thể sử dụng báo chí để tham chiếu hay không, hay là hoặc là cắt đi, cho vào phần giới thiệu con trực khuẩn này, hoặc là đổi sang nguồn hàn lâm khác (nghiên cứu, tạp chí khoa học) chứng minh câu nói trên là đúng. Vì đây là 1 mệnh đề có liên quan kiến thức khoa học nên không thể nói vu vơ "dễ tử vong" (tỷ lệ tử vong là bao nhiêu mà "dễ"), ... Nếu chỉ là bài viết để đọc thông thường thì tôi tạm chấp nhận, nhưng nếu đề cử BVT hay BVCL thì tôi sẽ nêu vấn đề này ra. Dĩ nhiên là tôi sẽ có thể sửa nháp dùm nhưng mà dạo này bệnh nhân thích uống rượu bia quá nên đâm ra hơi bận. – — Dr. Voirloup💬 16:32, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Mongrangvebet Vậy nếu mình thay bằng chú thích từ nguồn thông cáo của cục VFA thì có ổn không nhỉ? Hình như báo chí chép từ đây ra. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:41, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Quan trọng là số liệu và nghiên cứu, nhưng mà nếu người ta muốn đọc và tìm hiểu về ngộ độc thịt thì họ đã xem bài gốc. Nếu các trang mạng lấy nội dung từ thông cáo thì theo tôi add nguồn dẫn đến thông cáo này thì hợp lý hơn. – — Dr. Voirloup💬 17:24, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Mongrangvebet Mình đã thay hai nguồn báo bằng nguồn từ thông cáo VFA. Bạn cho mình hỏi thêm chút nữa, theo bạn, bài này khi bạn đọc bạn thấy có mùi văn phong báo chí không, và nếu, nếu thôi chứ mình không có ý định, ứng cử lên BVT thì liệu có đủ tiêu chí chưa và có cần phải sửa đổi gì cho phù hợp thêm không? Do mình muốn bài chỉn chu nhất nên mình luôn sẵn sàng nghe góp ý từ mọi người. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 20:04, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Quan trọng là số liệu và nghiên cứu, nhưng mà nếu người ta muốn đọc và tìm hiểu về ngộ độc thịt thì họ đã xem bài gốc. Nếu các trang mạng lấy nội dung từ thông cáo thì theo tôi add nguồn dẫn đến thông cáo này thì hợp lý hơn. – — Dr. Voirloup💬 17:24, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- @Mongrangvebet Vậy nếu mình thay bằng chú thích từ nguồn thông cáo của cục VFA thì có ổn không nhỉ? Hình như báo chí chép từ đây ra. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:41, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)
- Hiện tại tôi ko thấy bài viết có vấn đề gì nghiêm trọng cả, các nội dung có thể khai thác được từ báo chí và nghiên cứu đều đã có. Tuy nhiên nội dung về con trực khuẩn mủ xanh có đoạn :"một loại vi khuẩn kị khí sinh bào tử, độc lực rất mạnh, khó phát hiện và có thể khiến người trúng độc bị ảnh hưởng sức khỏe kéo dài, dễ tử vong." Không rõ mệnh đề này có thể sử dụng báo chí để tham chiếu hay không, hay là hoặc là cắt đi, cho vào phần giới thiệu con trực khuẩn này, hoặc là đổi sang nguồn hàn lâm khác (nghiên cứu, tạp chí khoa học) chứng minh câu nói trên là đúng. Vì đây là 1 mệnh đề có liên quan kiến thức khoa học nên không thể nói vu vơ "dễ tử vong" (tỷ lệ tử vong là bao nhiêu mà "dễ"), ... Nếu chỉ là bài viết để đọc thông thường thì tôi tạm chấp nhận, nhưng nếu đề cử BVT hay BVCL thì tôi sẽ nêu vấn đề này ra. Dĩ nhiên là tôi sẽ có thể sửa nháp dùm nhưng mà dạo này bệnh nhân thích uống rượu bia quá nên đâm ra hơi bận. – — Dr. Voirloup💬 16:32, ngày 26 tháng 1 năm 2023 (UTC)