Thảo luận:Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Về mục "nhận xét"
Mục này không phải nội dung chính của sự kiện, có lẽ nên chuyển xuống dưới, trước "Ảnh hưởng liên quan"? --ngọcminh.oss (thảo luận) 12:16, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)
VNCH 1972: thiếu nguồn
Về tiềm năng dầu khí, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây đã hợp tác với một hãng dầu khí của Mỹ nghiên cứu, và đến năm 1972 đã khảo sát địa chấn nhưng chưa rõ kết quả khảo sát ra sao.
Câu này không nói rõ khảo sát ở tọa độ nào, liệu có liên quan gì đến bài này không? 123.20.22.33 (thảo luận) 04:28, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Tổng hợp "theo trí nhớ"
Tôi đề nghị thành viên nào viết câu sau cần xem lại cẩn thận, tránh việc tổng hợp ý từ nguồn rồi viết theo trí nhớ!
Câu đó đây:
Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chính Dân đã triệu Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ lên trao công hàm phản đối.[cần dẫn nguồn]
Câu trên người nào đó đã lấy từ trang BBC Việt ngữ song lại viết "theo trí nhớ" rất tùy tiện: tên của ông Lưu Chấn Dân thì chế thành Lưu Chính Dân, "nguồn Tân Hoa xã" thì chế thành "Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc". 123.20.49.64 (thảo luận) 02:00, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)
UNDUE ở phần phản ứng.
- Trong mục #Phản ứng của người Việt, phần phản ứng của Giáo hội Công giáo Việt Nam hơi dài quá, lấn át các phần khác. Tôi đề nghị viết gì thêm cho cân, hoặc tóm tắt ngắn lại cho cân xứng.
- Phần #Phản ứng người Trung Quốc quá ngắn so với phản ứng của người Việt; đọc bài cứ có cảm giác người Trung Quốc không quan tâm (!?).
- Phần phản ứng của thế giới cũng hơi ngắn.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 19:00, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Thì bạn tìm và thêm vào cho phần người Trung Quốc đi. Nếu chính họ không biết nói gì thì tại sao wiki phải nói thay họ?117.6.64.175 (thảo luận) 03:52, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Sự việc đang diễn ra, nên mỗi ngày đều có thông tin mới, nên cũng khó đợi chờ sự sắp xếp cân đối hay tương ứng với sự việc, vì cũng chưa rõ tác động sự việc đó đi về đâu. Nhưng sau vài ngày, có thể thu gọn, chắt lọc ý từ những tin không có tiềm năng khai triển hay xóa bốt những tin không quan trọng đi. Nếu không có thông tin về phản ứng của Người TQ thì thôi, chứ không cần phải cố tìm hay sáng chế, chỉ vì muốn cân bằng. Nếu quá dài, thì có thể tách riêng phần phản ứng ra, như bài Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa.--37.24.144.33 (thảo luận) 19:17, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Cũng có thể không quan tâm thật hay ít ra là không quan tâm bằng VN. Tôi biết một số bạn Tàu ở Đức đã nói là chuyện này là "chuyện của chính phủ, không phải chuyện của tôi". Dù sao thì cũng cứ chờ thêm xem sao. --ngọcminh.oss (thảo luận) 19:25, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Theo tôi được biết thì trên weibo dân chúng nó chửi bới, đòi ném bom hạt nhân Việt Nam kinh khủng lắm. Các bạn nên cố tìm nguồn thêm để viết, vụ này không chỉ có Việt Nam quan tâm đâu.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:51, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- "Cư dân mạng" thì là ai? Weibo cũng như Facebook chỉ là những mạng xã hội bàn luận vô thưởng vô phạt. Nếu chỉ có Weibo hay Facebook nói thì không có giá trị đưa vào bài.123.20.77.22 (thảo luận) 04:01, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Cư dân mạng chính là đại diện cho dư luận hay còn gọi "người Trung Quốc"; và tôi dám chắc nhà báo dẫn nguồn "cư dân mạng" bên Trung Quốc cũng không phải là ít. Vì vậy chúng ta nên cho họ một tiếng nói cho nó cân bằng. Tôi được biệt ngoài những ý kiến cực đoan cũng có những ý kiến phản đối chính phủ Trung Quốc. Tôi không đủ trình tiếng Trung nên không lục lọi báo chí của họ được.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 04:22, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Có vài bài báo trích lời "cư dân mạng" TQ đấy. Bằng tiếng Việt và tất nhiên chỉ nói tốt về VN. Nhưng tôi không muốn đưa vào vì những bài kiểu này ít giá trị lắm. Đúng là "cư dân mạng" là đại diện cho dư luận thật nhưng việc lấy mẫu phải rộng, không thiên kiến, nguồn đáng tin cậy thì mới có ý nghĩa. Mấy bài báo mà trích lời cư dân mạng chỉ nhặt ra vài người, lại chọn những người hợp ý mình nên chẳng nói lên cái gì cả. --ngọcminh.oss (thảo luận) 17:14, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Ngocminh.oss nói khoa học đấy. Mấy bài đó hẳn nhiên ý đồ ủng hộ phe mình thì họ cherry-picking vài cái ý kiến có lợi cho họ từ bình luận vô thưởng vô phạt của cư dân mạng ẩn danh. Nếu bám theo những bài báo đó và cố đưa vào bài thì sẽ làm giảm giá trị bài viết. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:56, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Có vài bài báo trích lời "cư dân mạng" TQ đấy. Bằng tiếng Việt và tất nhiên chỉ nói tốt về VN. Nhưng tôi không muốn đưa vào vì những bài kiểu này ít giá trị lắm. Đúng là "cư dân mạng" là đại diện cho dư luận thật nhưng việc lấy mẫu phải rộng, không thiên kiến, nguồn đáng tin cậy thì mới có ý nghĩa. Mấy bài báo mà trích lời cư dân mạng chỉ nhặt ra vài người, lại chọn những người hợp ý mình nên chẳng nói lên cái gì cả. --ngọcminh.oss (thảo luận) 17:14, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Cư dân mạng chính là đại diện cho dư luận hay còn gọi "người Trung Quốc"; và tôi dám chắc nhà báo dẫn nguồn "cư dân mạng" bên Trung Quốc cũng không phải là ít. Vì vậy chúng ta nên cho họ một tiếng nói cho nó cân bằng. Tôi được biệt ngoài những ý kiến cực đoan cũng có những ý kiến phản đối chính phủ Trung Quốc. Tôi không đủ trình tiếng Trung nên không lục lọi báo chí của họ được.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 04:22, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- "Cư dân mạng" thì là ai? Weibo cũng như Facebook chỉ là những mạng xã hội bàn luận vô thưởng vô phạt. Nếu chỉ có Weibo hay Facebook nói thì không có giá trị đưa vào bài.123.20.77.22 (thảo luận) 04:01, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Phần bạo động, tạm thời tôi đã viết ngắn lại, bỏ những chi tiết thừa. Phần Ngoại giao/Phía Việt Nam, "Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 14 tháng 5 ra thông báo Hội nghị TW 9..." quá dài và nội dung không có gì đặc biệt lắm, có cách gì viết ngắn lại không ? Cả phần "Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố:...." cũng nên thu gọn lại, chỉ lấy 1 ý chính thôi. #Phần bình luận của thế giới hiện nay cũng quá dài, ý kiến cũng trùng nhau, chỉ nên giữ những báo chí và nhân vật uy tín nhất, còn lại thì nên bõ bớt. --37.24.144.33 (thảo luận) 09:53, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Đúng đó, nên rút lời Jen Psaki lại đi. Không có gì phải bợ đỡ Mỹ như thế. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:41, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Theo tôi được biết thì trên weibo dân chúng nó chửi bới, đòi ném bom hạt nhân Việt Nam kinh khủng lắm. Các bạn nên cố tìm nguồn thêm để viết, vụ này không chỉ có Việt Nam quan tâm đâu.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:51, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Tách phần bạo động ra bài con
Tôi nghĩ chúng ta nên tách phần bạo động ra bài con vì:
- Lần đầu tiên bạo động vài chục ngàn người từ sau 1975.
- Sự việc có sức ảnh hưởng lớn như: giờ một số đông người Đài Loan cũng nhảy vào "Nam Sa là của Đài Loan", báo chí nước ngoài viết cực kỳ dài hơi về vụ này (tin không quan trọng họ viết ngắn)...
- Việt Nam bị giảm uy thế về mặt ngoại giao trong cuộc đối đầu với Trung Quốc
- Ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam
Sự vụ này có đủ các yếu tố đứng riêng, vừa có tính cột mốc của vụ dàn khoan, vừa là sự kiện nội địa tiêu điểm của nước ta năm nay, nên tôi e có ráng xóa bớt thông tin cũng sẽ đầy lên. Mà xóa bớt hoài thì uổng công sức mọi người. Rất mong các bác nhiều kinh nghiệm xét qua đề nghị của tôi.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 19:19, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Vụ bạo động này sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh VN ngay cả sau khi vụ giàn khoan kết thúc. Tôi nghĩ nên tách ra thành 1 bài. Motoro (thảo luận) 05:25, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Thường thì những phản ứng của người dân đều bị kiểm soát chặc chẽ của chính quyền. Kỳ này ta thấy hiện nay nhà nước nới lỏng cho tự do hơn, đến độ quá trớn. Mình đề nghị làm một bài chung về phản ứng của người Việt trong cũng như ngoài nước, từ việc giới trí thức xuống đường biểu tình ủng hành động của chính phủ, đến các nhóm tổ chức dân sự biểu tình kêu gọi nhà nước thả những blogger, ca sĩ bị tù vì trước đó chống Trung quốc nhưng chưa được cho phép. Đến việc biểu tình với số người nhiều chưa từng thấy lên tới cả gần 2 chục ngàn ở Bình Dương, hoặc 6 ngàn ở Hà Tĩnh. Từ ôn hòa cho đến bạo động có tính toán của một phe nhóm đưa đến số nhà máy Đài Loan bị thiệt hại là 500 cơ xưởng. DanGong (thảo luận) 13:04, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Tôi khấy phần bạo động hiện nay vẫn cũng chưa dài, và nó vẫn gắn liền với vụ này. Nếu bạo động tiếp diễn triền miên thì lúc đó có thể tách ra chứ đến giờ thì tôi thấy chưa cần thiết. NHD (thảo luận) 15:44, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Về những vụ tấn công trên mạng
Hiện giờ chưa xác định được hung thủ tấn công (mà khả năng là sẽ chẳng bao giờ xác định được) nên có lẽ không nên xếp vào mục phản ứng của người Trung Quốc (nhỡ không phải thì sao?) Tôi nghĩ có lẽ chỉ nên để ở mục sự việc liên quan thôi. --ngọcminh.oss (thảo luận) 17:14, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Theo nguồn Vietnamnet mà tôi bổ sung thì thực chất đó chỉ là vài vụ lẻ tẻ tấn công vào một vài máy chủ gần nhau, giống như tấn công vào một rổ 100 trứng thì 100 trứng trong rổ đó bể hết, nghe thật nhiều, nhưng phạm vi tác động không lớn. Hôm trước nghe đâu VN khiêu khích hacker TQ trước mà, không biết nhớ đúng không. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:43, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Một số người tự nhận là người Việt tấn công trước, vào trang của TQ và Đài Loan [1]. Nhưng cũng chẳng ai biết chắc có phải người Việt thật không. --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:40, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
InterWiki
Bác nào kéo Inter với zh thế, bài bên zh nói về giàn khoan là chính mà? Wikipedia Expert Talk - Help 07:28, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Nhờ ai canh chừng gỡ bỏ interwiki đó ra, hai bài đâu có tương đồng gì nhiều. Cứ có ai thêm vào hoài. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:45, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
BCHTU là cơ quan có quyền lực cao nhất, phát ngôn thể hiện quan điểm chính thức của Đ và NN VN, vậy có gì mà dài. Nếu các bạn ko rành tiếng Trung thì nên vào trang cri đài phát thanh TQ tiếng Việt để biết quan điểm chính thống của TQ. Tôi cũng đồng ý là ko nên trích dẫn nhiều các quan điểm cá nhân, ko phải của các cơ quan CP, hay của tổ chức quốc tế. Tránh sa đà vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi viếtTuantintuc17 (thảo luận) 06:36, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Người trồng khoai nè, https://www.wikidata.org/w/index.php?title=Q15901778&action=history Wikipedia Expert Talk - Help 17:13, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Vùng chồng lấn hay không chồng lấn
Có điều này tôi chưa rõ, mong các bạn thảo luận. Vị trí giàn khoan cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lí và cách Đảo Hải Nam 180 hải lí. Đây là 2 điểm gần đất liền nhất của VN và trung quốc mà không có tranh chấp, có thể lấy làm đường cơ sở. Như vậy, nếu theo công ước UNCLOS thì vị trí này nằm trong phạm vi 200 hải lí EEZ của cả VN và trung quốc, tức là vùng chồng lấn. Nếu loại bỏ các lập luận liên quan đến Hoàng Sa từ phía trung quốc thì liệu trung quốc dựa vào vị trí của đảo Hải Nam mà khẳng định giàn khoan vẫn nằm trong đặc quyền kinh tế của trung quốc thì có đúng không? Xin các bác cho ý kiến? (từ trước đến giờ, chữ trung quốc tôi không bao giờ cần viết hoa) Theduong (thảo luận) 11:58, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)
- Nếu dữ liệu bạn đưa ra là chính xác thì đúng là vùng chồng lấn (overlapping area) và các quốc gia có chung vùng chồng lấn phải khai thác chung trong overlapping area. Trong trường hợp quần đảo Hoàng Sa đang do Việt Nam kiểm soát thì VN được 12 hải lý xung quanh các đá này.113.184.161.9 (thảo luận) 12:25, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)
- Theo phân tích của CSIS, "As such, it not only sits on Vietnam’s claimed extended continental shelf, but also well on the Vietnamese side of any median line that might be negotiated between the two shelves from the Chinese and Vietnamese coasts, as indicated by the white lines in the map below." Khi có chồng lấn thì có thể vẽ dường phân chia đứng giữa, như đã làm ở vịnh Bắc Bộ. Theo CSIS thì nếu có vẽ đường phân chia thì vị trí của giàn khoan vẫn ở phía Việt Nam. CSIS cũng phân tích thêm, nếu chấp nhận lập luận TQ rằng Hoàng Sa là của TQ đi nữa, thì việc đánh đồng một đảo nhỏ không người ở như đảo Tri Tôn với cả một bờ biển đông người của Việt Nam là "a proposition that borders on the absurd" (một đề xuất đụng chạm đến ngu xuẩn). NHD (thảo luận) 14:51, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Cần đưa thông tin về vấn đề chồng lấn thềm lục địa giữa VN và TQ vào bài. Motoro (thảo luận) 16:02, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Tên bài
Tôi thấy báo chí Việt Nam hiện giờ chủ yếu dùng tên Hải Dương 981 thay vì HD-981. Vì thế tôi đề nghị đổi tên bài.--Paris (thảo luận) 19:24, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)
- Đồng ý. Google cho thấy số lượng trang dùng "Hải Dương 981" cao hơn 10 lần số lượng sử dụng "HD-981". NHD (thảo luận) 19:40, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)
- Đồng ý.HD chỉ là tên viết tắt của Hải Dương.--Namnguyenvn (thảo luận) 05:37, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Sự kiện quân sự?
Sự kiện này có thể coi là quân sự được không mà dùng Bản mẫu:Thông tin chiến tranh?--Paris (thảo luận) 18:49, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Đây không phải là xung đột quân sự. Motoro (thảo luận) 19:31, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Thượng Viện Mỹ
Thượng viện Mỹ yêu cầu TQ rút giàn khoan [2], nhờ các bạn thêm vào.--Cheers! (thảo luận) 09:46, ngày 12 tháng 7 năm 2014 (UTC)