Thảo luận:Văn hóa Việt Nam

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Trongphu trong đề tài Nên viết lại

Ảnh hưởng

sửa

Bài này có câu "Văn hóa Việt Nam chịu ... ảnh hưởng một phần văn hóa Chăm, Nga, Mỹ, Pháp." Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy văn hóa Việt "chịu ảnh hưởng văn hóa Nga". Ngay cả ảnh hưởng văn hóa Mỹ cũng chỉ là gần đây vì hiện tượng "hoàn cầu hóa". Mekong Bluesman 20:28, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi ngồi nghĩ một lúc thì hình như âm nhạc (nhạc thính phòng) và điện ảnh (một thời gian) có chịu ảnh hưởng của âm nhạc và điện ảnh Nga. Thời chiến tranh đã có rất nhiều người thuộc đủ các ngành sang Liên Xô học. Những người học về nghệ thuật chắc đã mang nhiều phong cách Nga về, và nó đọng lại trong các tác phẩm của họ. Đấy có phải "văn hóa" không nhỉ? Tmct 21:03, 23 tháng 8 2006 (UTC)
Văn hóa là gì? Là các ngày nghỉ Tết dương lịch, Tết nguyên đán, Ngày giải phóng miền nam (giải phóng Sài gòn thống nhất đất nước), Ngày quốc tế Lao động và Ngày Quốc khánh 2/9.
Văn hóa là gì? Một cách khái quát, văn hóa Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Văn hoá Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, gồm nhiều truyền thống và phong tục. Văn hóa Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao về một số thành tựu. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Hoa, đạo Phật, ảnh hưởng một phần văn hóa Chăm, Nga, Mỹ, Pháp.
Biết thì viết, không biết thì trích nguồn từ các nhà nghiên cứu văn hóa, ai lại viết thế, sợ quá, đọc mấy đoạn mà không hiểu văn hóa là gì?Meomeo 07:20, 6 tháng 9 2006 (UTC)
"...đọc mấy đoạn mà không hiểu ... là gì", đây là tình trạng của nhiều bài viết của Wikipedia tiếng Việt! Sau 2 năm làm việc tại đây nhiều khi tôi hỏi là trong số 14.000+ thành viên của chúng ta có bao nhiêu người biết viểt! Mekong Bluesman 07:48, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Bài này có chất lượng kém quá mà không thấy có ai bổ sung gì cả. Lưu Ly 02:24, ngày 7 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chinese New Year/Lunar New Year

sửa

Tôi đã revert sửa đổi của Thành viên:86.144.235.246Tết Nguyên Đán tuy còn được gọi là Tết Âm lịch nhưng khó dịch thành Lunar New Year. Từ âm lịch của tiếng Việt không phải là lunar calendar vì cách đếm thời gian theo âm lịch của Việt Nam dựa vào Mặt Trăng Mặt Trời -- đúng nhất thì phải nói là âm lịch của Việt Nam dựa vào Nông lịch của Trung Quốc cổ đại. Cách đếm thời gian dựa vào Mặt Trăng và Mặt Trời có tên là lunisolar calendar trong tiếng Anh, nên nếu muốn dịch xát nghĩa thì phải dùng Lunisolar New Year -- một từ không hiện hữu. (Chỉ có vài văn hóa dùng âm lịch theo đúng nghĩa của lunar calendar, như Do Thái và vài Ả Rập...) Mekong Bluesman 22:50, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thật đáng tiếc

sửa
Đấy là tôi nói có nhiều người hiểu biết khá sâu về lĩnh vực này như các bạn tôi, có chuyên môn hẳn hoi, thậm chí từng diễn thuyết trên truyền hình quốc gia. Vậy mà chẳng ai muốn giúp đỡ trang này.

58.187.35.48 11:38, ngày 24 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có nên gọi áo dài là trang phục truyền thống?[1]

sửa
Đúng là lâu nay người ta vẫn quen gọi áo dài là trang phục truyền thống, cũng giống như truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa, truyền thống tôn sư trọng đạo v.v...
Song thiết nghĩ gọi như thế cũng không ổn lắm. Vì ai để ý cũng nhận ra rằng những đường nét, dáng dấp cơ bản của chiếc áo dài như ta đang thấy: như cổ áo, cách thức mặc, tà- vạt gì đó đã xuất hiện khá phổ biến ở Thượng Hải và nhiều địa phương khác bên Tàu từ đầu thế kỷ. Vào những cuối những năm 30 của thế kỷ XX, nhà may Cát Tường (được nhiều nhà văn hóa có hạng, có tuổi ở Hà Nội coi là như vậy) tạo ra cái dáng áo trên, quần dưới như hiện giờ (áo của Trung Quốc tà xẻ thấp hơn và ta "không thấy thò ra ống quần").
Nhưng nói gì thì nói, đúng cái áo dài là trang phục đặc trưng, là một trong những biểu tượng nữ giới [2]. Mặc dù nó đã từng là "áo tân thời" = áo "mốt" = sự cách tân, biến đổi cái từng có, đã có= sự khác đi với truyền thống.
Nhiều trường học đã bắt buộc nữ sinh đến trường phải trong trang phục áo dài. Thiết nghĩ điều đó thật câu nệ, không khoa học. Vì nó quá bất tiện cho các cô gái nhỏ tuổi, hiếu động trong hoạt động thường ngày vốn rất đa dạng, phức tạp chứ không phải chỉ đi lại nhẹ nhàng, thong thả trong giao tiếp với khách hàng, hoặc đứng ca hát, trưng bày...Chỉ bắt buộc có tính truyền thống với nữ sinh học THPT, còn các nữ sinh THCS và Tiểu học... (dưới 15 tuổi) Người ta không bắt buộc là đúng .

58.187.49.28

Về truyền thống "tôn sư trọng đạo"

sửa
Điều này ta thường nghe thấy trong những dịp lễ nghi long trọng. Và chính là trong những dịp lễ nghi long trọng thì những chuyện khuôn sáo hay được nói.
Trong lịch sử dân tộc điều này có nhiều phần đúng. Bởi khi xưa mỗi học trò chỉ theo học có một vài thầy thôi. Sau đó cao thì đỗ đạt, làm quan, vinh hiển, giàu có... thấp thì cũng dạy học tại nhà, kê đơn bốc thuốc nhờ có chút chữ nghĩa được trang bị nhờ có mấy ông thầy.
Mặt khác giáo dục người học phải tôn trọng và cung phụng người dạy cũng có mục đích chủ yếu của nó là củng cố và vun đắp lợi ích cho người dạy. Qua đấy có thể thấy cái lõi kinh tế của "đạo lý" tôn sư trọng đạo này.
Ngay từ thời Pháp thuộc, khi xuất hiện Tây học, một học sinh đã phải học rất nhiều thầy, có thầy chỉ dạy có một hai môn với thời lượng ít ỏi. Ai mà có thể cung phụng một "lực lượng" thầy đông như thế. Thầy nào có ân sủng đặc biệt với trò, thầy nào có nhân cách, có tài năng nổi trội mới được trò "tâm phục" và nhớ lâu. Vậy sự "tôn sư trọng đạo" dã được thời mới sàng lọc, tuyển lựa một cách nhân tạo tuyệt vời: chỉ có trò "có đạo" tôn trọng "thầy có đức" sau khi mãn học.
Ngày nay, có những thầy giáo, cô giáo nhân cách chẳng ra gì mà cứ luôn luôn đòi hỏi "tôn sư trọng đạo", nghe thật tức cười. Đây là câu chỉ cha mẹ học sinh,bản thân học sinh cần tâm niệm và thực hiện. Còn thầy giáo, cô giáo cần coi học trò như đối tác đáng tôn trọng của mình. Thầy cô giáo không thể lừa bịp, không thể đạo đức giả với học trò mà không bị trả giá. Bản thân thầy cô giáo có nhớ công đức của những người đã từng truyền dạy cho mình không? Nếu luôn luôn luôn nhớ,kính trọng và báo đáp thiết thực hết thảy những người đã từng là thầy cô của minh thì hẵng nghĩ đến "truyền thống tôn sư trọng đạo" mặc dù không nên rêu rao chuyện này với học trò.

58.187.49.28 11:36, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC) 58.187.49.2858.187.49.28Trả lời

Về truyền thống xấu trọng nam khinh nữ

sửa
Chuyện này ta thường nghe nói ra rả. Nhưng sự chê trách quan niệm truyền thống nam tôn nữ ti phần nhiều là giản đơn, phiến diện.
Trong lịch sử Trung Quốc đã có nhiều tấm gương xấu về người phụ nữ nắm quyền thống trị nên trí sĩ đời nọ sau đời kia phải đề ra bài học này để cảnh tỉnh hậu thế. Đó là những chuyện tác oai tác phúc. Ban lộc, ban ân không thèm theo chuẩn mực cho những ai mình thích. Đầy đọa tàn khốc những kẻ mình không ưa, mình có oán.

Công bằng mà nói đàn ông cầm quyền cũng mắc phải loại tội lỗi này. Nhưng đàn ông dù sao cũng nghiêng về lý tính hơn, trong khi phụ nữ nghiêng về cảm tính hơn.Tình cảm dễ xui khiến người ta làm điều không công bằng. Thí dụ về sự đối xử thiếu công bằng với chính các con do mình sinh ra của người phụ nữ thời nào, ở đâu cũng có, chung quanh ta cũng nhan nhản. Nếu đối xử với con mình mà còn thiếu công bằng thì sao có thể công minh với người thiên hạ được?

Đúng là trong cách đối xử truyền thống, người Việt Nam chỉ cho con gái kế thừa phần ít gia sản, thậm chí không cho kế thừa nếu nhà đã đông con trai. Con gái cũng không được coi là kẻ nối dõi tông đường. Con gái không được quan tâm về chuyện học hành...
Nhưng cũng công bằng: khi con gái đã về nhà chồng rồi thì trách nhiệm đối với cha mẹ đẻ của mình cũng nhẹ hơn nhiều so với các ông anh, các cậu em. Con gái đi lấy chồng không bị thúc ép về vấn đề của hồi môn, tức là không đòi hỏi phải đóng góp vào quỹ vốn sản xuất, quỹ sinh hoạt bên nhà chồng- đơn vị kinh tế mới của mình.
Cần thấy rõ rằng kẻ đầy đọa phụ nữ chính là phụ nữ. Phụ nữ già (mẹ chồng) đầy đọa phụ nữ trẻ (nàng dâu). Rồi người phụ nữ trẻ ấy cũng đẻ con, rồi tuyệt đại đa số lại thành mẹ chồng, lại đầy đọa ngang trái con dâu của mình. Đàn ông chỉ góp tay một phần. Chế độ xã hội ít can thiệp sau khi đã phác ra mô thức nam tôn nữ ti.
Đấy là nét chung trong chuyện nam tôn nữ ti giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu (mà viện sĩ TT Trần Ngọc Thêm với giáo trình Cơ sở Văn hóa Việt Nam của ông là tiêu biểu), thì người bình dân VN dù có bị ý thức hệ nho giáo chi phối vẫn chủ yếu sống với tâm thức thờ Đạo Mẫu. Tức là dành tình cảm đặc biệt cho người phụ nữ- người mẹ. Người VN nói "công cha" câu trước thì "nghĩa mẹ" là câu sau. Đặt "thờ mẹ" trước cả "kính cha". Số các bài ca dao, dân ca về tình cảm đối với mẹ nhiều gấp bội các bài nói về cha.
Lại nữa, trong các gia đình người Việt, người phụ nữ thường đảm trách việc chăm sóc nhang khói cho gia tiên nhà chồng: coi sóc bàn thờ, sửa lễ cúng... Còn gia thần trong nhà cũng do người phụ nữ thờ cúng. Làm trọng trách ấy sao có thể nói bị coi thấp?
Lại nữa, vài chục năm qua khi kinh tế mọi nhà eo hẹp. Các ông chồng tự giác nộp toàn bộ các khoản thu nhập để cho vợ cai quản, "nắm tay hòm chìa khóa". Chi tiêu gì (tất nhiên là khi túng đói chỉ chi ăn là chính) đều do người phụ nữ phân bổ.Ngoài miệng các ông chồng nói oai "dạy vợ". Nhưng người ngoài dễ nhận ra "lệnh ông không bằng cồng bà".

... 58.187.49.28 14:40, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)58.187.49.28 14:42, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thảo luận ngoài lề

sửa

"Từ nay có lệnh vua ban cấm quần không đáy người dân hải hùng" ngày xưa thời nói nguyên gốc văn tự bình dân như thế nhưng có thể sửa lại như vầy có được không các bạn cho biết cao kiến :'"Từ ngày có lệnh vua ban, cám dân mặc váy người ta hải hùng"'

Cái này từ thời Minh Mạng hay sao ấy, sau khi vua cha Gia Long thống nhất Việt Nam thì ông thấy những người phụ nữ ở miền Bắc vẫn theo truyền thống cũ mắc váy (mấn) một ống mà phụ nữ miền Nam thì mặc quần nên ra lệnh phụ nữ ở miền Bắc phải bỏ váy chuyển sang mặc quần như trong nam nên dân gian mới có câu này. S&O (thảo luận) 08:29, ngày 22 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chất lượng kém

sửa

Bài quan trọng thế này mà như một mớ hỗ lốn, chất lượng cực kém. Gần hai năm rồi mà chẵng có gì hơn, mong có những thành viên đóng góp để cải tiến chất lượng bài lên. 118.68.13.59 (thảo luận) 17:49, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bài chán quá, đọc từ đầu đến cuối mà chẳng hiểu nổi văn hóa Việt Nam là như thế nào. --123.16.124.214 (thảo luận) 06:57, ngày 17 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hệ thống lại

sửa

Xin phép hệ thống lại toàn bộ bài này, các thành viên quan tâm có thể đợi đến khi tôi hoàn thành bài này, cất bảng thì hãy vào sửa đổi sau. Chắc phải vài ngày mới xong. Xin cảm ơn. Đông Sơn (thảo luận) 04:57, ngày 11 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Văn hóa Việt Nam và Văn hóa người việt

sửa

Văn hóa Việt Nam bao trùm hơn, rộng hơn, đặc trưng hơn, đậm đà hơn...Văn hóa người việt bao gồm cả những người Việt xa quê hương nhưng có liên hệ giao lưu với họ hàng người Việt thì may ra còn mang những nét văn hóa Việt Nam, còn đối với những người Việt sinh sống ở nước ngoài đã lâu, không còn họ hàng giao tiếp với người Việt, văn hóa Việt, sống và ở theo văn hóa Tây thì làm gì có văn hóa việt.--Bd (thảo luận) 16:14, ngày 14 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nên viết lại

sửa

Bài này nên viết lại quá, mọi người xem thế nào? Dammio (thảo luận) 02:40, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Viết lại nhưng viết lại bằng cách nào? Làm sao để viết lại? Nguồn gì ở đâu? Bạn hướng dẫn đi thì mình sẽ ủng hộ!Trongphu (thảo luận) 02:52, ngày 7 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Văn hóa Việt Nam”.