Thảo luận:Tuyên truyền
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Untitled
sửa"Thường dân: đưa hình ảnh của mình như là một người đơn giản để tạo lòng tin và thân thiện với quần chúng. Thí dụ: Hồ Chí Minh ăn bận đơn giản, đi dép râu, ôm trẻ em vào lòng, tự xưng là Bác Hồ"-->> Đoạn ở trên cho rằng Bác Hồ sống giản dị chỉ nhằm mục đích tuyên truyền. Thế nhưng, cho đến bây giờ chưa có nguồn nào khẳng định là như thế cả, tôi sẽ đặt lại tiêu bản cần dẫn nguồn (lần 4). Eternal Dragon (thảo luận) 02:00, ngày 11 tháng 9 năm 2009 (UTC)
POV tại mục ngày nay
sửaChọn lọc như vậy là thiên lệch. Tại sao liệt kê Bắc Hàn mà không nói Nam Hàn tuyên truyền ngược lại như thế nào? Tại sao nói Mỹ tuyên truyền chống Irac mà không nói các nhóm Hồi giáo cực đoan tuyên truyền như thế nào về nước Mỹ? Rồi nước Mỹ tuyên truyền vận động bầu cử suốt thì sao? Tại sao khi nói về Trung Quốc chỉ nói mỗi một sự kiện Tân Cương mà không có các vụ tuyên truyền khác? về Olympic 2008, về xung đột Tây Tạng, về tuyên truyền ủng hộ nạn nhân động đất chẳng hạn? đó không phải tuyên truyền sao? Tại sao nói về VN chỉ nói mỗi nghị quyết 36 mà không nói đến những chuyện khác? VN đang tuyên truyền học tập Hồ Chí Minh, tuyên truyền phòng chống cúm A/H1N1, tuyên truyền dùng hàng nội.... sao không nhắc? Tại sao chỉ nói Bắc Hàn, VN, TQ, Mỹ mà không nói nước khác? Rồi sao không nói mấy người chống Cộng sản Việt Nam hàng ngày tuyên truyền như thế nào?
Hàng ngày có bao nhiêu thứ tuyên truyền diễn ra ở khắp nơi. Viết như thế này làm người đọc tưởng như mình không phải "nạn nhân" của tuyên truyền vậy.
Câu hỏi cuối cùng: Có phải bài này chỉ để dẫn đến một bài POV (do lệch) khác là Nghị quyết 36? Ctmt (thảo luận) 15:43, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Nếu nêu hết các hình thức và thể loại tuyên truyền thì tới mấy GB cho đủ một đoạn này thôi? Chỉ nên đem những thí dụ chung chung cũng đủ rồi. Mời các bạn cứ thêm các phần nào khác để đủ tránh POV. Tôi mò internet bằng google thì thấy hai ba cái thì đưa lên thế thôi.Cao xuân Kiên 00:26, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)
mấy nghĩa?
sửaTrong bài có nhắc đến một nghĩa được cho là "tích cực" Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đọc toàn bài thì có vẻ như đó là nội dung duy nhất mà "tuyên truyền" mang nghĩa tích cực. Vậy là bài thiếu ý hay chỉ có duy nhất ở cái tên đó thì từ "tuyên truyền" mới không thuộc dạng tiêu cực? Ctmt (thảo luận) 16:03, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi đã bỏ câu nói đó ra. Bài này từ định nghĩa đến ví dụ là một cách dịch thiển cận của những người không hiểu gì về cái gọi là "tuyên truyền" khi gán ghép nó với sự thù địch sẵn có. Tôi có thể nêu hàng loạt dẫn chứng về việc không có quốc gia nào trên thế giới lại không "tuyên truyền" bằng nhiều hình thức khác nhau. Nêu một quyết sách mà không tuyên truyền cho dân chúng thấu hiểu thì "ăn cám" à? Tân (thảo luận) 00:59, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi dịch từ propraganda thành tuyên truyền là thiển cận à ? Quái nhỉ? Nếu thế Tân dịch là gì ? Tuyên truyền thường mang nghĩa xấu. Từ tuyên huấn, tuyên vận, v.v.,... có lẽ đúng hơn trong trường hợp cần truyền bá thông tin ra công chúng. Xin đừng dùng trang thảo luận để ... tuyên truyền đả kích cá nhân người dịch (ie tôi) nhé :-) Cao xuân Kiên 01:38, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi đâu có nói anh dịch chữ propaganda là tuyên truyền là sai. Tôi chỉ nói nguyên cái đoạn định nghĩa trong bài này là sai thôi. Anh Cao Xuan Kien hãy cho tôi xem từ điển nào nói chữ tuyên truyền là mang nghĩa xấu hơn tuyên huấn, tuyên vận nào? Thế anh có biết chữ "tuyên huấn" là viết tắt của chữ "tuyên truyền huấn luyện" không anh Kien? Tôi chỉ tự nghĩ rằng những mục từ thuần chính trị này, cần những người nghiên cứu và tầm hiểu biết rộng viết về nó, chứ còn viết ở dạng "nghe nói", "định kiến" thì nội dung dễ lệch lạc vô cùng. Tân (thảo luận) 01:45, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi biết "tuyên huấn" là viết tắt của chữ "tuyên truyền huấn luyện" nhưng riêng hai chữ "tuyên truyền" tự nó lâu nay vẫn mang nghĩa "propaganda" hơn là "education". Mà cứ như bên en.wiki thì "propaganda" mang nghĩa xấu nhiều hơn tốt. Có thể tôi dựa vào tiếng Anh hơi nhiều. Cao xuân Kiên 05:42, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi dịch từ propraganda thành tuyên truyền là thiển cận à ? Quái nhỉ? Nếu thế Tân dịch là gì ? Tuyên truyền thường mang nghĩa xấu. Từ tuyên huấn, tuyên vận, v.v.,... có lẽ đúng hơn trong trường hợp cần truyền bá thông tin ra công chúng. Xin đừng dùng trang thảo luận để ... tuyên truyền đả kích cá nhân người dịch (ie tôi) nhé :-) Cao xuân Kiên 01:38, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)