Thảo luận:Trận Rạch Gầm – Xoài Mút/Lưu 2

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Phuongcacanh trong đề tài Nguồn?
Lưu 1 Lưu 2

Thông tin về 3 vạn quân bộ

Nhờ ai có nguồn Nguyễn Phan Quang hay Phan Huy Lê (hay bất cứ nguồn nào có nói đến 3 vạn quân bộ) đọc lại xem các nguồn đó nói gì về hoạt động của 3 vạn quân bộ: có vào VN không? vào vùng nào? khi nào? có tham chiến không? tham chiến tại đâu? kết quả ra sao?

Tôi muốn có 1 câu trong bài về 3 vạn quân này. Ít nhất thì cũng là "Các nguồn sử dụng trong bài mà có nói đến 3 vạn quân trên không cung cấp thông tin gì về hoạt động và số phận của 3 vạn quân này".

Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 10:48, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cánh quân bộ gồm 3 vạn là liên quân Xiêm - Chân Lạp. Vì thế không được sử Nguyễn chép vào lực lượng chính thức. Về danh nghĩa, cách quân này do Chiêu Thùy Biện là một đại thần Chân Lạp (nhưng do vua Xiêm phong tước) chỉ huy trấn giữ Chân Lạp. Nhưng trên thực tế, cánh quân này do 2 tướng Xiêm là Lục Côn và Sa Uyển điều động. Sự tham gia của canh quân này cũng chỉ làm nhiệm vụ càn lấn (không chính thức), không giống đạo quân chủ lực đi đường thủy và tất nhiên cũng không tin nhuệ bàng. Vì thế cánh này chỉ cần quân chủ lực bị tiêu diệt nên cũng bỏ chạy luôn.
Theo các tài liệu phân tích quân sự (Viện lịch sử quân sự), thì cánh quân này tiến theo đường Chân Lạp, theo ngõ Châu Đốc tiến dọc hữu ngạn sông Hậu, chiếm Trấn Giang (Cần Thơ) và hội quân với cánh quân thủy tiến từ Rạch Giá lên. Cánh quân này làm nhiệm vụ càn quét và trấn giữ, hỗ trợ cánh quan thủy. Cho đến trước trận Rạch Gầm - Xoài Mút, thì cánh quân này cũng đã đóng nhiều đồn lũy phân tán như Sa Uyển giữ Đồng Khẩu, Ông Cao giữ Ba Thắc... Ngoài ra còn có một hệ thống đồn lũy dọc sông Hậu và sông Tiền như Mân Thít, Trà Luật, Ba Lai, Trà Tân để hỗ trợ và bảo vệ cánh quân thủy.
Trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, theo tôi quân Xiêm đã đề phòng, cho cánh quân bộ này tiến dọc tả ngạn sông Tiền với mục đích càn quét, bảo vệ cánh quân thủy, đề phòng quân Tây Sơn tập kích. Ước đoán, dù đã rải quân đóng đồn, nhưng cánh này vẫn còn khoảng 2 vạn quân. Tuy nhiên, cánh quân này ô hợp (Xiêm Chân Lạp hỗn hợp) lại mắc địa hình nhiều kênh rạch và rừng rậm nên tiến rất chậm. Vì thế đã bị rỏ rơi xa khỏi cánh quân thủy, vốn có lợi theo con nước. Vì thế, khi cánh quân thủy bị tiêu diệt chớp nhoáng thì cánh quân bộ không tiến kịp để bảo vệ và cũng bị Tây Sơn chặn đánh sau khi đã tàn cuộc. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 17:35, ngày 2 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

số trang

  • <ref>''Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.'' Phan Huy Lê, tr. 295-305</ref>

Tại sao 1 câu lại nằm tại 10 trang? Tmct (thảo luận) 09:53, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Tuy nhiên, do ỷ thế nên đi đến đâu cũng quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên quân Xiêm bị dân chúng oán hận<ref name=Tr82>Nguyễn Phan Quang, tr.71</ref>

tr.71 hay tr.82 ? Tr82 hay Tr71? Tmct (thảo luận) 09:57, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

OK, tôi đã bổ sung rõ số trang vào bài những tài liệu tôi có, kể cả vài chỗ tôi không soạn. Một vài chỗ khác lại là bản điện tử, còn lại sách Hoàng Việt Long hưng ký của Ngô Giáp Đậu thì thật khó vì nó nằm trong "Tổng tập văn học Việt Nam, tập II". Mà riêng cái câu quân Xiêm sợ Tây Sơn như sợ cọp, không biết vì sao cứ bị truy sát, căn vặn "giấy khai sinh" suốt từ hồi nó xuất hiện trong bài nhà Tây Sơn khi tôi còn chưa vào wiki. Hà, bây giờ thì thêm người làm chứng nó là con ai rồi (:D).--Trungda (thảo luận) 17:37, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thực ra nguồn TCDT không hẳn là "giấy khai sinh" cho câu về cọp vì trong cuốn đó (bản cũ) câu này được đặt trong ngoặc kép. Ơ mà nguồn Ngô Giáp Đậu lại nằm trong "tổng tập văn học"? nó là tác phẩm văn học sao? mà tác phẩm văn học thì....Tmct (thảo luận) 20:01, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngô Giáp Đậu là người theo tư tưởng bảo hoàng, viết sách này thời Nguyễn và thiên về sự nghiệp của Nguyễn Ánh. Câu quân Xiêm sợ Tây Sơn đó, chính là cấp dưới của Nguyễn Ánh nói với Ánh khi Ánh lưu vong ở Xiêm, để nói về sự chán chường của phe Nguyễn trước việc trông chờ vào Xiêm cất quân lần nữa. Đó không phải là câu nói của người bên phe Tây sơn tự hào về việc này...--Trungda (thảo luận) 03:26, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tây Sơn không phải là Đại Việt

TS chỉ kiểm soát 1/2 VN nên không thể xưng là Đại Việt đượcPanzerschreck (thảo luận) 14:16, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thứ nữa là có cả phe chúa Nguyễn nữa. Trong bảng Inf Box có ghi tên Nguyễn Ánh màPanzerschreck (thảo luận) 14:19, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn?

Trận này nên lấy nguồn ở đây mà viết là tốt nhất.

Nhà Tây Sơn, sách mà tác giả là người sống trong thời hiện đại, hơn nữa ông chỉ là nhà thơ, nhà văn. Vậy những phần dẫn từ sách này (mà các sách cổ không thấy chép) có đáng tin cậy không? Tôi nghi ngờ những nhân vật như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng tham gia trong trận này. Có ai dẫn được các nguồn tin cậy khác nói rằng những người trên tham gia trong trận này không. --Duyphuong (thảo luận) 01:06, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trận Rạch Gầm – Xoài Mút/Lưu 2”.