Thảo luận:Trận Ia Đrăng

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Tnguyen4321 trong đề tài Sửa đổi phá rối

POV

sửa

Nội dung bài này mô tả trận Ia Drăng theo góc độ nhìn của phía QDNDVN, nên cần sửa đổi tựa đề là "Trận Ia Drăng theo góc độ nhìn của phía QDNDVN". Do đó, cần có người tình nguyện viết bài "Trận Ia Drăng theo góc độ nhìn của phía Quân Đội Hoa Kỳ". Tựa đề "Trận Ia Drăng" nền giành cho một bài viết tổng hợp các góc nhìn của mọi phía tham chiến. Tnguyen4321 (thảo luận) 13:48, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nếu bạn cho rằng bài viết này đang ở trong tình trạng thiếu trung lập, hãy gắn bản mẫu {{Thái độ trung lập}} vào bài và yêu cầu mọi người thảo luận. Nếu không có ý kiến khác, bạn có thể sửa lại những đoạn thiếu trung lập bằng những nguồn đủ uy tín. --minhhuy (thảo luận) 14:25, ngày 9 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tạm thời, tôi chỉ xin chỉnh sửa một ít sai sót về phiên hiệu của các đơn vị không kỵ Mỹ và bổ túc một số động tác chiến thuật về phía Mỹ mà tác giả hoặc không biết tới hoặc bỏ qua không nhắc tới. Tnguyen4321 (thảo luận) 12:59, ngày 18 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Lực lượng QDNDVN tại Ia Drang

sửa

Lực lượng QDNDVN tại Ia Drang gồm ba tiểu đoàn: 7 và 9 thuộc trung đoàn 66 và 1 thuộc trung đoàn 33. Như vậy là 1.500 bộ binh. Thành thử bạn Giodongnoi nên sửa lại Trung đoàn 66 và một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 33 vì một trung đoàn gồm có 3 tiểu đoàn (1.500) và các đơn vị yểm trở (700).Tnguyen4321 (thảo luận) 07:30, ngày 29 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Suy nghĩ lại: hiện diện có Trung đoàn 66 và Tiểu đoàn 1/Trung đoàn 33; tham chiến thì chỉ có khoảng 3 tiểu đoàn (7/66, 9/66 và 1/33).Tnguyen4321 (thảo luận) 09:49, ngày 29 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời
Vậy thì 2000 mới là đúng chứ?Giodongnoi (thảo luận) 03:31, ngày 30 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời
Nếu bạn muốn thì có thể sửa lại "tại Ia Drang: 7/66, 9/66 và 1/33 (khoảng 1500 bộ binh).Tnguyen4321 (thảo luận) 15:12, ngày 1 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Xin thêm ý kiến, nếu bạn sửa như tôi đề nghị thì nhân cơ hội xin bỏ "cùng một số đơn vị súng máy cao xạ 12,7mm" vì các đơn vị này đã bị loại trong chiến trận Pleime.Tnguyen4321 (thảo luận) 21:12, ngày 1 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Vinh Loc, trang 90: "The enemy has lost nearly all their heavy crew-served weapons during the first phase."Tnguyen4321 (thảo luận) 09:31, ngày 2 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cầu viện Trung Cộng

sửa

Sao mà thành viên 14.163.1.4 có vẻ nhạy cảm thế... vậy thì xin sửa đổi lại, tuy nhiên vẫn sao cho trung thực.Tnguyen4321 (thảo luận) 17:01, ngày 2 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ngày 3 tháng 5 năm 2015

sửa

Coi vẻ thành viên 117.5.111.229 nhạy cảm không thích dùng tới những từ Trung Cộng, Cộng Sản Việt Nam, biển người, vân vân ...Tnguyen4321 (thảo luận) 15:26, ngày 3 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ủa, sao lại "sách cũ rồi"? Trích nguồn càng cũ càng đáng gía chứ!Tnguyen4321 (thảo luận) 15:51, ngày 3 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Khi không có phi pháo yểm trợ phải dùng thân trăm, ngàn người chiến binh để áp đảo địch dù ít ỏi hay đông đảo thì gọi là chiến thuật "biển người".Tnguyen4321 (thảo luận) 15:51, ngày 3 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Chiến thuật dùng bộ binh để áp sát, đánh cận chiến với lính Mỹ gọi là chiến thuật "túm giây lưng quần lính Mỹ mà đánh" thì đúng hơn.Tnguyen4321 (thảo luận) 19:59, ngày 3 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Diện và Điểm

sửa

Thao tác di chuyển vị trí tiểu đề Diện và Điểm từ đáy sâu lên đầu bài của Đaiuong123 thật là chí lý. Tnguyen4321 (thảo luận) 20:50, ngày 10 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ia Đrăng và Plei Me

sửa

Nếu tôi đọc không sai thì Trận Ia Đrăng là hệ quả từ Chiến dịch Plei Me của QDNDVN. Bài bị lẫn lộn hoàn toàn giữa hai khái niệm này.--Hiếu 10:55, ngày 12 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hệ quả từ Chiến dịch Pleime của QLVNCH thì chính xác hơn, vì Chiến dịch Plây Me của QDNDVN khai hỏa ngày 19/10 và chấm dứt ngày 27/10 khi hai trung đoàn 32 và 33 triệt thoái về căn cứ Chu Prong. Toàn bộ chiến dịch Pleime như sau:

Trận Ia Drang - xảy ra từ 14 đến 17 tháng 11 – đáng lẽ ra phải gọi là trận Chuprong hay trận LZ X-Ray. Nó là giai đoạn thứ nhì của chiến dịch Pleime-Chuprong-Iadrang.
Giai đoạn Pleime - xảy ra từ 19 đến 27 tháng 10 - được thực hiện qua cuộc hành quân Dân Thắng 21 của Chiến đoàn đặc nhiệm Thiết Kỵ 3 giải cứu trại.
Giai đoạn Chuprong - xảy ra từ 27 tháng 10 đến 17 tháng 11 – cũng còn được Tướng Kinnard gọi là chiến dịch Pleiku, hay Tướng Vĩnh Lộc gọi là hành quân Long Reach (dịch từ Trường Chinh), hay Tướng McChristian gọi là chiến dịch Pleime-Chuprong. Giai đoạn này gồm ba cuộc hành quân được thực hiện bởi Sư Đoàn 1 Không Kỵ: All the Way của 1st Air Cavalry Brigade (27/10-9/11), Silver Bayonet I của 3rd Air Cavalry Brigade (9/11-17/11, với trận LZ X-Ray từ 14/11-17/11 và trận LZ Albany 17/11) và Silver Bayonet II của 2nd Air Cavalry Brigade (18/11-26/11).
Giai đoạn Iadrang – xảy ra từ 18 đến 26 tháng 11 – cũng còn được gọi là hành quân Thần Phong 7 do Nhóm Nhảy Dù Việt Nam thực hiện. Tnguyen4321 (thảo luận) 15:10, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

QĐGPMN hay QĐNDVN ?

sửa

Vì có sự bất đồng về việc xử dụng giữa hai cụm từ này, xin lưu ý quy định sau đây của Wiki tiếng Việt: Sự ổn định về phong cách: Các biên tập viên nên tránh sửa đổi từ một phong cách này sang phong cách khác và gây ra mâu thuẫn phong cách mà không có một lý do chính đáng nào khác ngoài ý thích riêng của biên tập viên đó về phong cách. Trong trường hợp có mâu thuẫn phong cách giữa các biên tập viên, thì phong cách do người đóng góp quan trọng đầu tiên được lựa chọn.Tnguyen4321 (thảo luận) 15:16, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

QĐGPMN hay QĐNDVN hay liên quân Cộng Sản?

sửa

Thành viên Hà Nam cố gắng dung hòa bất đồng bằng dùng cụm từ "liên quân Cộng Sản". Thôi thì cũng tạm được đi, nhưng không chừng sẽ có nhiều thành viên khác dị ứng danh từ "Cộng Sản" lên tiếng phản đối mạnh.Tnguyen4321 (thảo luận) 11:31, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chắc đến tình trạng dùng "Lực Lượng Mặt Trận B3" trong chiến dịch Plei Me là trung lập và ổn thỏa nhất. Tnguyen4321 (thảo luận) 16:44, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vai trò QLVNCH

sửa

Trận Ia Drăng/chiến dịch Pleime xảy ra trong vùng trách nhiệm quân sự của Quân Đoàn II. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ là đơn vị tăng phái cho lực lượng của Quân Đoàn II. Chiến dịch gồm ba giai đoạn: Pleime - Chu Prong (nơi xảy ra trận Ia Drăng)- Ia Drăng. Chủ lực tại Pleime là QLVNCH (Thiết Đoàn 3), tại Chu Prong là QĐHK (SĐ 1 KK) và tại Ia Drăng là QLVNCH (Lữ Đoàn Dù VN). Tướng Vĩnh Lộc trong tư cách Tư Lệnh Quân Đoàn II nắm phần chỉ huy và chỉ đạo toàn bộ chiến dịch. Tnguyen4321 (thảo luận) 13:04, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chứng minh luận điểm của bạn bằng trích đoạn từ tài liệu kiểm chứng được đi. Dino nam (thảo luận) 16:10, ngày 3 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi thấy bạn Tnguyen4321 đưa thông tin vào bảng tóm tắt mà không ghi nguồn, điều này tất nhiên sẽ gây tranh cãi, vậy thì bạn hãy dẫn ra nguồn cho những thông tin bạn nói ở trênXuantoc (thảo luận) 17:51, ngày 3 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Các nguồn được cung cấp trong phần Tài liệu tham khảo: Vinh Loc, Vĩnh Lộc, Kinnard, Coleman, McChristian, G3 Journal,IFFV, Nguyễn Hữu An. Tnguyen4321 (thảo luận) 21:14, ngày 3 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nói chung chung thế là không được, đề nghị bạn dẫn số trang raXuantoc (thảo luận) 03:22, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Trong bài viết dẫn đầy rẩy số trang đấy thôi.Tnguyen4321 (thảo luận) 06:08, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
@Xuantoc: Kể cả có đòi bạn ấy dẫn số trang ra cũng chẳng bao giờ là sự thật đâu, vì thành viên này chuyên môn có hành vi dẫn chú thích sai nội dung, nội dung trong nguồn 1 đằng nội dung viết trên bài một nẻo, vi phạm nguyên tắc WP:NCCCB. Dino nam (thảo luận) 10:10, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Cáo buộc vu vơ hay nhẩy.Tnguyen4321 (thảo luận) 15:18, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Về nguyên tắc WP:NCCCB chớ có dại mà nghe Dino nam là con chó sói đội lốt cừu trong truyện Bạch Tuyết. Hơn thế nữa còn ẩn tàng dưới muôn mặt:113.190.165.78, 222.252.55.135, 117.6.88.137, 123.24.194.104, 222.252.32.116, vv. Tnguyen4321 (thảo luận) 06:08, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
IP có liên quan đến WP:NCCCB???? Dino nam (thảo luận) 06:28, ngày 12 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phá rối bằng treo thẻ OR

sửa

Dino nam hiểu bậy khái niệm OR và treo thè này cách bất hợp lệ và đã bị cảnh cáo về vấn đề này bên wiki-en. Tnguyen4321 (thảo luận) 18:22, ngày 4 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

thành viên:Tnguyen4321 đang đánh tráo khải niệm. Tôi chưa bao giờ bị cảnh cáo về thẻ WP:NCCCB như thành viên này nói. Thực tế chỉ có chuyện bị cảnh cáo về but chiến và cả 2 thành viên đều đã nhận cảnh cáo. Dino nam (thảo luận) 10:07, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Dino nam bị cảnh báo vì cho việc tôi tháo gỡ thể NCCCB là vandalism. Vụ cả hai bị khóa, chứ không phải là cảnh cáo, là do tôi chủ ý tạo dịp cho cả hai bị như vậy mới mong gây chú ý của các admin bên wiki-en. Sau thời hạn khóa 48 tiếng, Dino nam tái phạm nên bị khóa thêm 1 tuần lễ. Dino nam không mấy minh bạch khi cố ý dùng một loạt IP vô danh bên wiki-en và wiki-vn: 113.190.165.78, 222.252.55.135, 117.6.88.137, 123.24.194.104, 222.252.32.116 để che đậy nhữnh hành tung mờ ám.Tnguyen4321 (thảo luận) 15:14, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
thành viên:Tnguyen4321 tiếp tục đánh tráo khái niệm. Vụ cả 2 bị khóa vì lý do là bút chiến, và tất nhiên lý do là do sự cứng đầu của thành viên này (mọi người có thể thấy thái độ đó thông qua cuộc đối thoại với thành viên:Xuantoc ở đoạn trên). Còn việc tôi bị cảnh báo về vấn đề OR, là do các admin bên đó cho rằng việc Tnguyen4321 thẻ OR ko phải là vandalism, 'chứ ko phải là vì những gì anh ta viết ko phải OR. Dino nam (thảo luận) 16:20, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Dino nam hiểu khái niệm OR theo tùy tiện, chứ không thấu đáo. Khái niệm này rất khó hiểu, số đông các admin bên wiki-en cũng không nắm vững nội dung của nó. Dino nam thừa cơ dùng khái niệm này để đánh phá những thông tin không ưng ý mình, thay vì dùng hai khái niệm kia - citation và verifiability - đ̉ể dễ bề thao túng áp đảo đối phương khi tranh cãi. Có giải thích sao cũng vẫn cho là không đủ thuyết phục. Thế rồi đợi đến thời điểm mãn hạn là tự tiện xóa bỏ thông tin bị treo thẻ OR chứ không có sự đồng ý của cộng đồng. Tnguyen4321 (thảo luận) 14:06, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Rồi đó, việc Dino nam xử dụng bậy thẻ OR bị admin bên wiki-en cho là phá rối. Muốn biết rõ xin xem trang thảo luận của đương sự bên í. Tnguyen4321 (thảo luận) 21:49, ngày 7 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tính trung lập

sửa

Tôi đọc bài và thấy bài viết mô tả với văn 1 chiều theo góc nhìn của quân QĐNDVN. Hai bạn Dino nam, Tnguyen4321 có thể bỏ qua mâu thuẫn ở trên bổ sung bài cho trung lập hơn được không? Tuanminh01 (thảo luận) 06:09, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các đóng góp của tôi trước nay đều nhằm bổ sung bài cho trung lập đấy thôi như tôi đã nói khi khởi công chỉnh sửa bài này [1]. Xin nhấn mạnh là tôi không xóa bỏ thông tin nào do tác giả gốc đề xướng mà chỉ bổ sung thêm thông tin hai chiều mà thôi. Vì vậy mà bài vẫn có vẻ "văn một chiều theo góc nhìn của quân QĐNDVN". Thế mà bị Dino nam cho là bịa đặt treo thẻ OR.Tnguyen4321 (thảo luận) 06:23, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dạo mới đây Dino nam thiếu tính trung lập khi không công nhận QLVNCH và Tướng Vĩnh Lộc tham chiến trong Trận Ia Drang trong khi toàn bài nói là một bên là liên quân VNCH-HK và bên kia là liên minh QDND-QĐGP. Ngoài ra Dino nam treo thẻ OR cho đoạn Điểm và Diện khi thông tin này cung cấp đầy đủ các nguồn, viện dẫn khái niệm OR một cách vu vơ là chưa được công bố. Tnguyen4321 (thảo luận) 18:32, ngày 6 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vấn đề "diện và điểm" đã có kết luận bên trang tiếng Anh, thông tin do Thành viên:Tnguyen4321 đưa ra đã vi phạm nguyên tắc của Wikipedia. Ngoài ra thành viên này cũng đã có nhiều sửa đổi mang dụ ý xấu khi loại bỏ tag của thành viên khác mà không qua thảo luận. Dino nam (thảo luận) 06:18, ngày 12 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Coi bộ Dino nam mô tả sự kiện không mấy chính xác và vô tư. Muốn biết rõ điều gì xảy ra thì xin qua bên đó mà xem. Tnguyen4321 (thảo luận) 20:48, ngày 14 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn

sửa

Để khỏi mất lòng chia những đoạn mâu thuẫn ra làm hai phần: một phần là lời kể của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ và phần kia là của Việt Nam Dan chủ Cộng Hòa và Mặt trận Giải phóng là hết tranh cãi. DanGong (thảo luận) 07:41, ngày 12 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Trước khi Dino nam gây rối loạn, nội dung bài đã khá ổn định, dung hòa hai góc nhìn, cho phép tiếng nói của cả hai phía có chỗ dứng. Đề nghị sau thời hạn khóa tạm thời, nếu Dino nam lại tái diễn phá rối thì cho khóa bài vĩnh viễn, chỉ có bảo quản viên được phép chỉnh sửa.Tnguyen4321 (thảo luận) 20:55, ngày 14 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đánh điểm diệt viện

sửa

Trong trận Ia Đrang tại bãi đáp X-Ray, điểm là Tiểu doàn 1/7 Không kỵ Mỹ, viện là hai Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không kỵ Mỹ. Chỉ có Tiểu đoàn 1/7 là bị tiêu hao nặng, còn hai Tiểu đoàn 2/7 và 2/5 đến tăng viện không bị hề hấn gì. Làm sao mà có thể nói là "đánh điểm diệt viện"?

Đánh điểm diệt viện là tính trên toàn bộ chiến dịch chứ không phải trong một trận đánh. Lúc đánh X-ray như trong bài viết thì đã ghi là trận tập kích còn gì nữa. Thêm nữa, chiến dịch này phía Mỹ dùng trực thăng vận như đã nói phần ý nghĩa học thuật quân sự. Chiến thuật này có một điểm yếu là phải có bãi đáp đủ lớn. Lợi dụng điều này QGP đánh vào bãi đáp và rút nhanh. Đây là tập kích bất ngờ và đúng điểm yếu của trực thăng vận.
Quân kỵ binh Mỹ đâu có bị phục kích khi đổ bộ: đổ bộ lúc 10giờ40 đến khoảng trưa mới khởi sự giao tranh. Quân Mỹ rút đi ngày 17, QGP rút ở nạn lại bị B-52 oanh tập bất thình lình, có đâu mà "đánh vào bãi đáp và rút nhanh".Tnguyen4321 (thảo luận) 11:39, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Về phương châm "đánh điểm, diệt viện" bạn có thể xem ở link sau: [2] Hongnhung3655555 (thảo luận) 01:23, ngày 24 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trước hết, nguồn của bạn là tạp chí với văn phong tuyên truyền một chiều không đáng tin cậy theo tiêu chuẩn Wikipedia. Thứ đến, phương châm này không ứng dụng cho trận Ia Drang: "đánh ̣điểm ở Pleime để dụ quân Mỹ tiến viện vào Ia Drang để diệt" là không tưởng.Tnguyen4321 (thảo luận) 11:27, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

"hai Tiểu đoàn 2/7 và 2/5 đến tăng viện không bị hề hấn gì" - đùa hả, ngay trong bài cũng ghi là 2/7 bị mất 2/3 quân số do phục kíchKongviet (thảo luận) 01:33, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xin bạn cho biết quân số 2/7 tại bãi đáp X-Ray là bao nhiêu và cụ thể bị thương vong do bị phục kích bao nhiêu? Đồng thời xin cho nguồn đáng tin cậy. Tnguyen4321 (thảo luận) 11:27, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Khi bổ sung thông tin, xin Hongnhung3655555Kongviet dẫn nguồn đáng tin cậy. Xin lưu ý bài trích từ tạp chí không đáng tin cậy.Tnguyen4321 (thảo luận) 18:05, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn căn cứ vào đâu mà nói rằng đó là nguồn tôi dẫn là không đáng tin. Thực tế chiến trường đã cho thấy rõ rằng HK đã sử dụng trực thăng vận (bãi đáp X-ray và bãi đáp Albany). Việc sử dụng bãi đáp và vận chuyển binh lính với số lượng lớn đã cho thấy đây chính là trực thăng vận. Bạn có thể tham khảo thêm nguồn này [3]

Đối với chiến thuật nắm thắt lưng địch mà đánh thì ngay cả nguồn của Hoa Kỳ cũng công nhận điều này [4] (by keeping their combat troops physically close to U.S. position). Về nguồn tiếng Việt [5]. Không thể nói QDND là nguồn không đáng tin. Bạn có thể tham khảo thêm nguồn này [6].

Về đánh điểm diệt viện, bạn có thể tham khảo ở đâu: [7]

Bạn nên đọc kỹ bài viết, diễn biến chiến dịch không chỉ diễn ra ở mỗi Ia Drang mà trên toàn toàn mặt trận Tây Nguyên. Cả Mỹ và VN đều dùng đánh điểm diệt viện. Với VN là kéo Mỹ từ đồng bằng lên Plei me rồi diệt lính Mỹ trên đường hành quân, điểm được chọn là Ia Drang. Với Mỹ, Mỹ cùng dùng đánh điểm diệt viện. Nhưng Mỹ tiến hành sau VN. Mỹ sử dụng bãi đáp trực thăng tại X-ray, Albany, Tango, Victor để hút lính VN. Để tấn công các bãi đáp này, lính VN buộc phải đi qua Ia Drang. Cả hai bên đều chọn Ia Drang làm điểm quyết chiến do đây là thung lũng vào dễ, ra khó, dễ bị đánh úp. Bạn có thể nhìn bản đồ tác chiến của Mỹ [8], [9], chúng ta thấy rằng đồn Plei me và các bãi đáp nằm ở 2 đầu thung lũng Ia Drang. Mỹ muốn đánh VN thì phải đi qua Ia Drang và VN muốn đánh Mỹ cũng phải đi qua Ia Drang. Qua đây có thể thấy là cả hai bên đều dùng đánh điểm, diệt viện. Tuy nhiên, do Mỹ có trực thăng vận nên họ còn sử dụng một chiến thuật nữa chưa được đưa vào bài là chiến thuật "nhảy cóc". Khi nào mở bài, tôi sẽ viết rõ hơn.Hongnhung3655555 (thảo luận) 05:34, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguồn "tạp chí" là không đáng tin cậy, dù là diễn đàn của QDND hay CAND. Tôi đâu có phủ nhận việc HK sử dụng trực thăng vận.
Tôi xóa phần chiến thuật nắm thắt lưng địch mà đánh, vì có thêm thắt nhiều chi tiết không liên quan đến chiến thuật này.
"Cả Mỹ và VN đều dùng đánh điểm diệt viện. Với VN là kéo Mỹ từ đồng bằng lên Plei me rồi diệt lính Mỹ trên đường hành quân, điểm được chọn là Ia Drang. Với Mỹ, Mỹ cùng dùng đánh điểm diệt viện. Nhưng Mỹ tiến hành sau VN. Mỹ sử dụng bãi đáp trực thăng tại X-ray, Albany, Tango, Victor để hút lính VN. Để tấn công các bãi đáp này, lính VN buộc phải đi qua Ia Drang" Không đúng.
"Cả hai bên đều chọn Ia Drang làm điểm quyết chiến". Phía HK, đúng. Phía QGP, sai: QGP sau khi đánh trại Pleime rút về Chu Prong đề chuẩn bị đánh trại Pleime lần thứ hai này 16 tháng 11. Ngày 14/11 bị HK tấn công bất thình lình, phải đình chỉ viết tấn công này.
Bản đồ [10] này do tôi lập ra đó bạn à. Xem [11]. Tôi có nhận xét là bạn chưa nắm vững trận Ia Drăng cách riêng, và chiến dịch Pleime-ChuProng-Iadrang cách chung.Tnguyen4321 (thảo luận) 19:32, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không thể nói nguồn tạp chí là không uy tín, vì rõ ràng là chúng ta vẫn trích dẫn New Yorktime, Economist đấy thôi, đó đều là các tạp chí mà. Lập luận của bạn không thuyết phục. Bạn nói bạn không phủ nhận Mỹ dùng trực thăng vận nhưng sao phần phân tích ý nghĩa và phuơng thức sử dụng bạn lại xóa. Sao lại mâu thuẫn như vậy?

Tạp chí QDND, CAND có độ đáng tin cậy như New York Time, Economist đâu bạn.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thứ 2, không thể nói là nắm thắt lưng địch mà đánh không liên quan vì rõ ràng nguồn của HK cũng thừa nhận điều này. Bạn hãy nói rõ phần nào không liên quan. Không nên nói chung chung

Tại Trận Ia Drang, QGP buộc phải đánh xáp lá cà vì không còn súng phòng không và bích kích pháo, chứ không phải vì chủ ý dùng chiến thuật này. Ngoài ra, quân lính B3 bị sát hại nhiều bởi B-52 trong khi lính kỵ binh Mỹ đứng cách xa 3 cây số thì làm sao có cơ hội tiến sát gần để nắm thắt lưng địch mà đánh.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thứ 3, về "đánh điểm, diệt viện" bạn nói không đúng nhưng không giải thích được là vì sao không đúng. Lập luận của bạn không thuyết phục.

Khi hai tiểu đoàn 7 và 9 tấn công tiểu đoàn 1/7 đâu phải là cố ý để dụ Mỹ đổ thêm quân tiếp viện rồi để mà gọi là diệt viện. Tiểu đoàn 2/7 và 2/5 đến tiếp viện tại bãi X-Ray có hề hấn gì đâu.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thứ 4, chọn Ia Drang là quyết chiến điểm. Như đã nói, đây là vùng thung lũng, dễ vào, khó ra, dễ bị đánh úp nên chẳng ai dại gì xuống đó trước. Người xuống trước sẽ rơi vào thế yếu (bạn có thể xem học thuyết chiếm được điểm cao trong chiến tranh, điều này rất phổ biến trong chiến tranh thời Napoleon). Việc rút về Chu Prong vừa để chuẩn bị đánh Plei me lần 2, vừa chặn Mỹ lên Ia Drang, đồng thời nếu Mỹ băng qua Ia Drang, Vn sẽ đổ quân xuống đánh úp do đang giữ ưu thể là có được điểm cao. Có thể nói việc rút về Chư Prong là một bước đi có tính nước đôi.

B3 rút quân về Chu Prong để chuẩn bị đánh trại Pleime lần 2. Các sử gia QDND sau này bịa ra là để chặn Mỹ lên Ia Drang trong khi thực tế QGP bị đánh bất ngờ vào hậu cứ.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo như bản đồ này [12], Chư Prong ở phía sau các bãi đáp X-ray, Albany, Victor. Đồng thời, tất cả đều ghi nhận đợt tấn công lần Plei me thứ nhất của VN diễn ra từ ngày 19/10 trong khi trận Ia Drang ngày 14/11 mới bắt đầu. Từ đây trận Ia Drang xảy ra sau trận Plei me và Mỹ dùng Ia Drang để giải vây Plei me. Điều này được tất cả các bên ghi nhận. Khi VN rút về Chư Prong, Vn không rút hết mà vẫn để lại một bộ Trung đoàn 33 ở lại Plei me vừa để khêu gợi Mỹ băng qua Ia Drang để lên Plei me, vừa tạo thế gọng kìm (Ia Drang bị kẹp giữa Chư Prong và Plei me). Nếu Mỹ đổ quân xuống Ia Drang, VN sẽ cho quân từ Chư Prong và lực lượng đang vây Plei me lợi dụng ưu thế điểm cao và thê gọng kìm để đánh úp Mỹ.

Bạn đang lập luận theo "dã sử". Sau khi trại Pleime được giải vây, Mỹ mới đi lùng QGP đến tận Chu Prong. Trung đoàn 33 bị càn quét đẩy lui hết về Chu Prong, không còn mạng nào nán lại quanh trại Plei me.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có thể nói, cả 2 bên đều tương kế, tựu kế lẫn nhau, đều dùng đánh điểm diệt viện

Bên cạnh đó, như nhìn trong bản đồ [13], thì rõ ràng trong ngày 23/10, Vn đã đánh lực lượng viện binh từ Plei ku lên giải cứu Plei me. Rõ ràng chính là đánh điểm diệt viện. Việc VN chặn đường từ Plei ku lên Plei me buộc Mỹ phải sử dụng chiến thuật "nhảy cóc", có nghĩa là dùng trực thăng vận đổ bộ xuống mép thung lũng Ia Drang. Việc này có hai mục đích, thứ nhất tạo 1 gọng kìm để khóa quân VN ở Plei me (Plei me bị kẹp giữa bởi lực lượng ở bãi đáp và lực lượng từ Plei ku lên), thứ hai đẩy quân VN ở Plei me xuống Ia Drang để diệt gọn 1 thể. Tuy nhiê, do VN thông qua hệ thống trinh sát cũng biết được kế hoạch của Mỹ nên thứ nhất vừa cho 1 bộ phận quân rút từ Plei me về Chu Pong, đồng thời cho Trung đoàn 66 xâm nhập Chu Pong qua ngả CPC.

Đánh Pleime diệt viện Pleiku, chứ không có chuyện đánh Pleime diệt viện Ia Drang.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Như vậy nhận thấy, các gọng kìm của Mỹ và VN đan vào với nhau với trung tâm của tất cả các cánh kìm là thung lũng Ia Drang. Cả hai bên đều cố dồn đối phương xuống trước để đánh úp.Hongnhung3655555 (thảo luận) 03:31, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Kết luận của bạn không ổn vì lẽ bạn lập luận khi chưa nắm vững vấn đề và không dựa trên nguồn trung lập và đáng tin cậy.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:38, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Sửa đổi phá rối

sửa

Một số nội dung ở trang này đã bị các thành viên bên trang tiếng Anh chứng mình là nghiên cứu chưa công bố. Tuy nhiên, thành viên:Tnguyen4321 vẫn nhiều lần cố tình đưa vào các nội dung này và xóa các thẻ để che giấu. Đây rõ ràng là hành vi phá rối theo quy định của Wikipedia. Dino nam (thảo luận) 10:47, ngày 26 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời bạn coi kỹ lại bên trang tiếng Anh, tình hình đã thay đổi rồi, từ ngày 9 tháng 4 năm 2017.Tnguyen4321 (thảo luận) 11:30, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ngày 20:39, 16 April 2017 Tnguyen4321 (talk | contribs), sau một loạt bổ sung, tôi đã tháo gỡ bản OR với lời giải thích và không có ai phản đối.Tnguyen4321 (thảo luận) 14:19, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Trung bình mỗi ngày có 1300 người vào xem Battle of Ia Drang. Ngày hôm qua, 28 tháng 5, có 4165 người. Trang này được tuần tra rất kỹ lưỡng, không dễ dàng gì mà phá rối, sẽ bị chỉnh ngay tức khắc.Tnguyen4321 (thảo luận) 15:20, ngày 29 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Tnguyen4321: Các nội dung bạn thêm vào không có gì mới, không chứng minh đc các nội dung đã xóa không phải WP:NCCCB. Đã chỉnh lại. Dino nam (thảo luận) 08:27, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
"Các nội dung bạn thêm vào không có gì mới"!!! No comments.Tnguyen4321 (thảo luận) 19:07, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn Tnguyen4321 cũng nên giải thích rõ ràng để tránh việc nhập - xóa không cần thiết. Nên có tinh thần xây dựng 1 tý.Hongnhung3655555 (thảo luận) 05:29, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đối với bạn thì có thể không rõ ràng, chứ đối với Dino Nam từng là bạn cố tri thì nhất thiết là rõ ràng rồi chẳng cần giải thích lôi thôi.Tnguyen4321 (thảo luận) 22:48, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Trận Ia Đrăng”.