Thảo luận:Trận Đại đồn Chí Hòa

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Bùi Thụy Đào Nguyên trong đề tài Lưu ý

Mốc thời gian

sửa

Các sự kiện ngày 18 và 19 tháng 2 năm 1895 là như thế nào? theo đây [1] và đây [2] thì thành Gia Định đã thất thủ ngay trong ngày 17, sau một đợt giao chiến ngắn chỉ chừng vài giờ đồng hồ Rotceh (thảo luận) 06:23, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

À tôi thấy rồi, bài này ghi lại theo "Việt sử toàn thư" của Phạm Văn Sơn, có lẽ phải xem nguồn tham khảo của các tác giả này là từ đâu. Rotceh (thảo luận) 15:32, ngày 8 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị

sửa

Nên tách phần đầu (Pháp đánh chiếm thành Gia Định) thành một bài riêng, cho đúng với tên bài hơn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 06:53, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và nên coi lại câu chữ, vì văn phong hiện giờ gần giống như văn dịch. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:02, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chí - Kỳ

sửa

Xin hỏi Thuydaonguyen là những tài liệu nào gọi trận đánh này là Chí Hòa? Khoan bàn tới tên đúng hay sai, quan trọng là tên nào được sử dụng phổ biến trong các tài liệu chính thức hơn. GV (thảo luận) 07:12, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trả lời: Dựa vào nguồn các sách: Tên đúng là Chí Hòa, vì đồn xây dựng ở làng Chí Hòa. Pháp nói trại là Kỳ Hòa.

  • Nhiều tác giả, Hỏi đáp về Sài Gòn - TP. HCM, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 104-105
  • Nhóm Nhân Văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr. 49-51.
  • Huỳnh Minh, Gia Định xưa, Nhà xuất bản VH-TT, 2006, mục Phòng tuyến Chí Hòa, tr. 98-104.
  • Địa chí văn hóa TP. HCM, phần lịch sử, Nhà xuất bản TP. HCM, tr. 251-252.

Và ở đây:

Đến năm 1910, làng Hòa Hưng lại thuộc tổng Dương Hòa Thượng, tỉnh Gia Định. Địa danh Chí Hòa nằm trong thôn Hòa Hưng trong đó có đại đồn Chí Hòa.

[3]

...Trương Định theo giúp Nguyễn Tri Phương xây dựng đại đồn Chí Hòa, được phong Phó Lãnh binh. Năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ [4]

Chào bạn, Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 08:34, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tài liệu liên quan

sửa

Dịch phần thứ II Conquete Francaise, tr. 110-113, trong Sách Monographie de la province de Gia Đinh (Chuyên khảo về tỉnh Gia Định) viết bằng tiếng Pháp, được xuất bản năm 1902 tại Sài Gòn, sách không ghi tên tác giả, đây là công trình biên soạn tập thể của Hội nghiên cứu Đông Dương (Societe des Etudes Indochinoises).

Đoạn trích:

Người thay thế ông Tôn Thất Hiệp là một trong những tướng tài của vua Tự Đức: Nguyễn Tri Phương. Ông này trước hết tăng số quân ở Chí Hòa. Ông gọi về các toán quân không cần thiết từ Thuận Kiều, Bà Hom, Biên Hòa...và tập hợp được khoảng chín, mười nghìn người.

Ông Phương liền cho xây dựng những công trình phòng thủ mới đằng sau các đồn lũy cũ. Ở hai bên con đường đi Tây Ninh, cách nhau khoảng 800m, ông cho đắp hai chiến lũy dài 2km, rộng 3m, cao 2,5m. Dấu tích các chiến lũy này hiện còn thấy trên các đồng ruộng của Phú Thọ và Tân Sơn Nhì. Hai bên chiến lũy lại xây các pháo đài: Đồn Hậu, Đồn Hữu...và cho trang bị nhiều cỗ đại pháo…

Phần trung tâm (tức Đại đồn Chí Hòa) lùi sâu vào trong cho dễ bảo vệ, chia trại quân làm hai phần. Chính giữa là Đồn Trung dùng làm bộ chỉ huy, chung quanh có các kho tiếp liệu và nơi ở cho các tướng tá và binh sĩ. Kho thuốc súng đặt giữa Đồn Trung và Đồn Tiền. Đằng sau, phía Bà Quẹo hai pháo đài bảo vệ trại quân: Đồn Tiền và Tả Hậu.

Ông Nguyễn Tri Phương sắp đặt về các công trình này cho đến đầu năm 1861. Trong khi đó quân Pháp ít hơn, bất lực trước quân Nam đông đảo, và rút được bài học ở Đồn Tiền nên cũng thụ động chờ viện binh đến. Và ngày 7 tháng 2 năm 1861 viện binh đến. Phó Đô Đốc Charner đổ bộ lên Sài Gòn với 3.000 quân và chuẩn bị tấn công.

Trong đêm 23 rạng ngày 24 tháng 2 quân Pháp tập hợp ở Bào Dứa, một ao nhỏ trên ranh giới Tân Sơn Nhì và Tân Thới. Lính kỵ binh Tây Ban Nha đóng ở Bàu Cát trong Phú Thọ. Từ sáng sớm, cuộc pháo kích bắt đầu. Cuộc tấn công kéo dài suốt ngày với kết quả là Pháp chiếm được các công trình bên ngoài, pháo đài và trại quân, trừ Đồn Tả Hậu được bảo vệ bởi hai đồn: Đồn Hậu và Hữu Hậu. Buổi chiều lúc 5 giờ trong khi quân Nam tập trung lực lượng vào các điểm trên, chuẩn bị cho cuộc chiến ngày mai, quân Pháp tiến lên phía Bà Quẹo đóng quân qua đêm tại thôn Cù Lao Keo.

Ngày 25 là cuộc chiến quyết định. Sáng sớm, pháo binh đóng tại Chòm-Mây Mà-Đá gần ngã ba đường đi Tây Ninh và Chợ Lớn tấn công vào ba pháo đài phía tây với sự hỗ trợ của bộ binh. Quân Nam bắn trả kịch liệt. Nhưng đại pháo của họ chẳng bao lâu đều bị triệt hạ.

Phó Đô đốc Charner ra lệnh tấn công vào thành. Nguyễn Tri Phương đứng một góc Đồn Hậu trên một chiến lũy, quan sát chiến trận, nhìn thấy quân Pháp tiến lên. Ông ta đem toàn lực lượng để đẩy lui quân Pháp và cho di tản khỏi đồn Tả Hậu, Quân Pháp lội xuống hào và tiến vào chân thành dưới làn mưa đạn của quân Nam, các cạm bẩy, hố chông và chướng ngại vật. Họ phá cửa, leo lên thành và đột nhập vào thành. Nguyến Tri Phương ngồi dưới bốn tán lọng là một mục tiêu tốt cho quân đối phương. Ông ta bị trúng đạn ở cánh tay trong khi người em (Nguyễn Duy) thì bị tử thương. Quân hộ vệ đặt ông Phương ên võng và khiêng đi. Trong khi đó, quân sĩ tưởng rằng tướng lãnh của họ đã chết nên tự rút lui, bỏ cả thành trì chạy về phía Tân Sơn Nhì và Gò Vấp. Đến 8 giờ tối, quân Pháp hoàn toàn làm chủ Chí Hòa.

Hai ngày chiến đấu đã làm một số lớn quân Pháp bị thương, số tử trận là 30 người; trong đó có một sĩ quan: thiếu tá hải quân Lareyniere. Người ta chôn xác quân lính trong một cái hố giữa Tả Hậu và chiến lũy của Đồn Hữu, thiếu úy Lareyniere được chôn ở nơi ông ta nằm xuống. Tối hôm đó, phó Đô đốc Charner khen thưởng chiến sĩ và tuyên dương những người đã tỏ ra xuất sắc. Bốn ngày sau, ngày 29, vài người được phái đi thám thính tận Thuận Kiều. Đồn lũy được dùng làm kho tiếp liệu cho quân Chí Hòa còn lại chừng 50 người. Số này tự bỏ đi khi thấy quân Pháp đến dò la...” Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:13, ngày 30 tháng 4 năm 2009 (UTC), sưu tầm.Trả lời

Phần này có vài chi tiết viết khác đoạn do Phạm Văn Sơn dẫn (trong bài). Có nên thay thế đoạn trích dẫn của Phạm Văn Sơn bằng đoạn trên không ? Và sách này đã được NXB Trẻ tái bản năm 1977 (Chuyên khảo về tỉnh Gia Định - Nguyễn Đình Đầu giới thiệu và chú thích). 85.183.145.209 (thảo luận) 15:10, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
  • Nguyên đã đọc cả 3, 4 cuốn sách (có ghi chú) rồi mới rút ra đoạn mô tả trên (tức dựa vào số đông tác giả, nhưng chủ yếu là của Trần Văn Giàu in trong địa chí TP. HCM). Bạn nói đúng, chi tiết có vài điểm khác, nhưng đại để thì vẫn vậy. Chắc bạn có quyển sách Chuyên khảo về tỉnh Gia Định - Nguyễn Đình Đầu giới thiệu và chú thích. Vậy, Nguyên nhờ bạn coi lại dùm đoạn dịch trên, nhất là các tên đồn, vì đoạn này Nguyên chỉ tra được trên Internet, nên Nguyên thấy vài từ hơi bất nhất. Rồi Nguyên sẽ trích dán thêm đoạn trên để cho bạn đọc yêu thích đề tài, có tư liệu tham khảo thêm. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:55, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mình không ở VN nên đâu mua được sách, nên chỉ đọc được vài trích đoạn trên mạng thôi. Cũng chẳng biết bản nào chép đúng hơn (tuy nhiên đoạn Phạn Văn Sơn chép, có vẻ phóng đại trong văn phong). Phải chi có sách đó, mình biết chính xác là ai chép đúng hơn. Mình chỉ đưa ý kiến, còn quyết định là quyền của cô giáo. Và phải cảm ơn cô giáo đã bỏ công hiệu đính bài này, ko còn luôn thuộm và chép nguyên văn như trước. 92.230.48.153 (thảo luận) 00:07, ngày 8 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tài liệu

sửa

cuốn sách này, viết rất kỹ về sử Việt Nam và cuộc chinh phục của quân Pháp ở Đà Nẵng và Gia Định (từ trang 126), nhưng lại viết bằng tiếng Pháp, tôi không hiểu. Có ai có khả năng xin đọc và bổ sung cho bài. Tân (thảo luận) 03:35, ngày 12 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Câu hỏi

sửa

Mình không phải là người giỏi lịch sử,cho mình hỏi: Nguyễn Tri Phương làm Tổng thống quân vụ,hay Tổng đốc quân vụ vậy? Trong bài ghi là Tổng thống quân vụ có đúng không vậy? --Doanmanhtung.sc (thảo luận) 10:40, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

  • Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873): Đại danh thần thời Nguyễn, anh hùng kháng Pháp, quê Thừa Thiên - Huế. Hoạt bát, mưu lược, khảng khái, ông tiến nhanh trên đường quyền lực, thăng đến Tổng thống Quân vụ Đại thần kiêm Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên từ năm 1850. Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở màn xâm lược nước ta, ông được cử trực tiếp chỉ huy chống giặc. Năm 1860, sung chức Gia Định quân thứ, điều hành việc quân sự ở miền Nam [5]; hoặc ở đây Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà. [6]

Bạn có thể tra trên google để đọc thêm. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:22, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu ý

sửa

Đọc các sách của Phan Trần Chúc, tác giả Nhà văn hiện đại là Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Trong các sách của Phan Trần Chúc chỉ được có cái đặc sắc là lối nghị luận. Lời nghị luận của ông bao giờ cũng sáng suốt. Nếu muốn tìm giá trị, may ra đó là giá trị những văn phẩm của ông. Còn những tài liệu ông dùng phần nhiều không được chắc chắn, nên ông không tránh được những sự mâu thuẫn là những điều không nên có trong một quyển sử.” Xem [7]

Mình đọc ông này mấy quyển, đặc biệt là Vua Quang Trung (1940), Nguyên thấy ông Chúc viết nhầm lẫn lung tung. Nhân bài này, mình xin lưu ý các bạn nên cân nhắc, khi sử dụng những gì nhà văn này biên chép. Mình đang viết trang Phan Trần Chúc, sẽ dẫn thêm nhận xét khác. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:26, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trận Đại đồn Chí Hòa”.