Thảo luận:Trường Đại học Ngoại thương

Bình luận mới nhất: 2 tháng trước bởi Plantaest trong đề tài Bê bối
Dự án Giáo dục
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Giáo dục, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Giáo dục. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

POV

sửa

@The Earth Nguyen: Tôi thấy đoạn này có vẻ thiếu trung lập, dùng nhiều câu từ giống như lấy quan điểm từ trường:

NHD (thảo luận) 06:01, ngày 12 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mình đánh giá theo tình huống hiện tại, bạn có thể chỉnh sửa. 📖 19. 06:38, ngày 12 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Văn phong như quảng cáo trường đại học, có dấu hiệu mạo nguồn

sửa

Như ở phiên bản 68977034 và 68977044 (13/8/2022), tôi thấy bài viết có nhiều chỗ có vấn đề. Mặc dù bài viết có nguồn dẫn, nhưng nội dung trong bài viết không đúng như trong nguồn, thậm chí có chỗ "bịa thêm nội dung" (như những gì tôi đã nêu trong phần tóm tắt sửa đổi của 2 phiên bản trên). Tôi sẽ rà lại toàn bộ bài viết này, check từng nguồn và thẳng tay xóa nội dung râu ria, không đúng như nội dung của nguồn tham khảo. – — Dr. Voirloup💬 17:12, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Mongrangvebet Bạn ơi, hình như bạn quên mất bài này đúng không? :v  Băng Tỏa  03:40, ngày 2 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Lười quá :((( – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 15:58, ngày 2 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet Kiếm đợt nào bọn mình dọn chung đi cho đỡ lười :) –  Băng Tỏa  16:55, ngày 2 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thứ 7 tuần này đến thứ 4 tuần sau được hem, đầu tiên là mấy bài thuộc trường ĐH, sau đó là công ty, doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình dọn, nếu bắt gặp link seed thì cho vào lò luôn :v – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 17:38, ngày 2 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ý tôi là dọn mỗi bài này thôi :v nhưng dọn kĩ, chia nhau ra làm. Bài này viết tâng bốc lắm, khéo có khi phải viết lại giùm.  Băng Tỏa  20:00, ngày 2 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi làm theo form bài University of Mississippi nha. Bạn có thể tham gia sửa đổi cùng tại Thành_viên:Mongrangvebet/nháp hoặc sửa luôn vào bài, tùy theo cách mà bạn cảm thấy tiện lợi nhất. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 06:53, ngày 5 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn chú ý nguồn nhé, ngay từ đầu bài đã có dấu hiệu viết lệch nội dung so với nguồn rất nhiều – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 07:31, ngày 5 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bảng các trường trao đổi

@Mongrangvebet Cái bảng gần 100 trường hợp tác quốc tế chắc phải xóa nhỉ. Tôi thấy không cần thiết. Trong bài đã nói rõ là liên kết với khoảng 100 trường và đã kẹp nguồn.  Băng Tỏa  02:46, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nội dung này lấy từ Nguồn Facebook á, bạn check xem có báo chí nào nói đến con số đó không. Wikipedia hạn chế dùng nguồn MXH vì đó là nguồn tự xuất bản, không có đơn vị chịu trách nhiệm, do đó chỉ viết 1-2 câu nếu ko có nguồn tốt hơn, phải sử dụng nguồn MXH, chứ thêm cả bảng kia là không cần thiết. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 04:51, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
  Có nguồn chính thức từ trường nên tôi đã xóa nguồn Facebook. Bảng cũng xóa luôn. –  Băng Tỏa  20:20, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguồn bổ sung

@Mongrangvebet Hiện trong mục Đọc thêm đang có 3 nguồn bổ sung cho bài. Bạn cứ xem qua rồi tùy nghi sử dụng nhé.  Băng Tỏa  18:08, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bảng các chuyên ngành đào tạo

Ban đầu tôi muốn giữ cái bảng này vì thấy hữu ích cho độc giả nhưng chợt nhận ra là bảng này cần nguồn thì mới giữ được. Mà những nguồn Earth để lại trong mục Chuyên ngành thì không đủ. Lên mạng đọc thì thấy có vẻ như trường cũng đã mở thêm ngành mới (ví dụ, ngành công nghệ, ngành kinh tế chính trị) nên thành ra bảng đã lỗi thời. Tôi cũng không phải sinh viên trường như Earth nên không có nhu cầu bỏ thời gian và công sức ra nghiên cứu để tạo bảng mới.  Băng Tỏa  23:11, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bê bối

sửa

Special:Diff/64709393: Đây là hành vi xóa đề mục Bê bối của The Earth Nguyen vào ngày 2 tháng 4 năm 2021, mặc dù sau này có tự viết để bổ sung vào lại nhưng không trả lại đủ nội dung. Để tạm ở đây, hôm nào biên tập lại. –  Băng Tỏa  03:17, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa Bài quảng cáo để tuyển sinh viên mà, để mấy cái bê bối sao được. Lỡ bị trừ lương thì sao? 🐧 – Leeaan (thảo luận) 03:30, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hình như trường có biệt danh là “Ha Vớt chùa Láng”. Nổi thế mà người viết k thêm vào nhỉ 🐧 – Leeaan (thảo luận) 03:35, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bài viết này được ưu ái ghê, được hai "Điều phối viên" chăm sóc cẩn thận – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 08:02, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Leeaan Hồi 2023 có IP thêm vào nhưng bị lùi rồi. –  Băng Tỏa  23:19, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Sau khi đối chiếu nội dung bài viết và nguồn tương ứng ở phần Bê bối (Thời hiện đại), tôi thấy phần này viết... rất lệch lạc, có dấu hiệu bao che để "làm giảm nhẹ tội" (cắt xén thời gian, chưa "lôi" hết bê bối). Phiền bạn rà lại phần này và nếu có thể thì viết lại full phần này. Xin cảm ơn. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 17:41, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nên xóa mấy màu đỏ chóe của bảng biểu, để mặc định. (1) Do nhìn xấu (hiển nhiên), (2) Không hiển thị tốt ở dark mode. Dang (thảo luận) 02:13, ngày 10 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Ngoại thương tại Việt Nam

sửa

Hồi đó Earth viết khoảng 10k byte về ngoại thương tại Việt Nam để làm "bối cảnh lịch sử" cho bài này. Thấy lạc đề nên tôi đã xóa, đẩy nguồn xuống phần Đọc thêm. Nay nghĩ lại thấy dù là "Đọc thêm" vẫn... lạc đề nên tôi sẽ xóa, chỉ giữ những nguồn liên quan trực tiếp đến trường. Còn 10k byte Earth viết tôi quote toàn bộ để ở đây, mai mốt ai viết bài "Ngoại thương tại Việt Nam" và "Giáo dục ngành ngoại thương tại Việt Nam" thì có cái tham khảo + đã có sẵn vài nguồn.  Băng Tỏa  17:52, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trong thời kỳ đầu, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu quan tâm tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và chú trọng giao lưu với bên ngoài, thực hiện hai mục tiêu: chiến tranh chống ngoại xâm về quân sự và xã hội, cùng với duy trì mở rộng và quan hệ ngoại giao quốc tế. Ngoại thương từ đó ra đời với nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu giữa vùng tự do với vùng tạm bị kiểm soát, giao dịch thương mại cơ bản với Trung QuốcLiên Xô.[1] Sau thắng lợi Chiến dịch Điện Biên PhủHiệp định Genève 1954, Pháp rút lui, Hoa Kỳ viện trợ toàn diện cho chính thể đối địch ở miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc, ngoại thương chuyển sang tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược nhằm phục vụ đường lối chung: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chống chiến tranh phá hoại; và chi viện cho chiến trường miền Nam.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Điều 9 của Hiến pháp năm 1959 đề cập đến kinh tế và lĩnh vực ngoại thương.

Trong bối cảnh đó, ngành ngoại thương hỗ trợ ngành quốc phòng tranh thủ viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, triển khai các hoạt động thương mại của mình, tập trung mở rộng và phát triển thương mại quốc tế phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc, xây dựng hậu phương vững mạnh đảm bảo cho cuộc chiến tại miền Nam để tiến tới thống nhất đất nước.[2] Với bối cảnh lịch sử nhiều hình thái trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, ngành ngoại thương với tư cách là một phần của Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với nhiều vấn đề và tình thế biến chuyển liên tục. Việc bắt đầu hoạt động giáo dục cho lĩnh vực ngoại thương cũng diễn ra từ giai đoạn này.[3] Ở giai đoạn chiến tranh 1954 – 1975, ngành ngoại thương đảm nhiệm vai trò chống phong tỏa của Hoa Kỳ nhằm tranh thủ sự viện trợ quốc tế, duy trì các hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ cuộc chiến.[4] Cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, thời kỳ này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương và quản lý ngoại hối.

Trong lĩnh vực đào tạo, các trường đào tạo được thành lập, bồi dưỡng cán bộ làm công tác trong toàn ngành. Ở ngành ngoại thương, khi sinh viên tốt nghiệp do Bộ trưởng Bộ Ngoại thương cấp bằng và cũng do bộ trực tiếp phân công công tác ở các ngành chủ chốt. Có thể kể tới xuất khẩu sơ khai, chưa có mặt hàng nào là hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực hàng hóa; tiến hành tiếp nhận viện trợ xây dựng các công trình, như xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng cơ bản về nhập khẩu; giao dịch chủ yếu bằng đường sắt và đường biển về vận tải; giữ quan hệ kinh tế, thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa về giao dịch.[5][6]

Tham khảo

  1. ^ “Công nghiệp và Thương mại Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc”. Bộ Công Thương Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ PGS. TS. Dương Hồng Anh (ngày 2 tháng 4 năm 2021). “Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Tạp chí Cộng sản. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ “Sơ lược về Trường Đại học Ngoại thương”. FTU. ngày 2 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ PGS. TS. Ngô Đăng Tri. “Hậu phương và Quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Kinh nghiệm từ thực tiễn”. Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ TS. Nguyễn Thị Hương (ngày 3 tháng 9 năm 2020). “NHỮNG DẤU ẤN QUAN TRỌNG VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI TRONG HÀNH TRÌNH 75 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC QUA SỐ LIỆU THỐNG KÊ”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Quý Tùng (ngày 14 tháng 11 năm 2020). “Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường đại học Ngoại thương”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.


Một số tài liệu khác trong mục Đọc thêm. Ai muốn hỏi mượn xin liên hệ Earth.  Băng Tỏa  18:03, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trường Đại học Ngoại thương”.