Thảo luận:Thanh niên hành khúc
Tên gọi
sửaTên của bài này viết hoa lộn xộn. Nên được viết là "Thanh niên Hành khúc" hay "Thanh Niên Hành Khúc"; cách đầu tiên là đúng nhất, theo ý tôi. Mekong Bluesman 03:56, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Đồng ý cách viết "Thanh niên Hành khúc" là đúng nhất. Nhưng tôi còn nghĩ về tên chính của mục từ, vì ca khúc có nhiều tên:
- Thanh niên Hành khúc
- Sinh viên Hành khúc (original lyrics, theo en:National_anthem_of_South_Vietnam)
- Tiếng gọi Công dân (có lẽ là cái tên phổ biến nhất ở miền nam, với tư cách là quốc ca VNCH)
- Tiếng gọi Thanh niên (tên dùng trong sách báo tiếng Việt hiện nay, khi nói tới nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)
Vậy nên dùng tên nào làm chính? Avia (thảo luận) 09:16, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nói thêm: Hiện nay ở Việt Nam, bài "Tiếng gọi Thanh niên" vẫn được kể trong danh mục sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nhưng có lẽ vì nó đã từng là quốc ca của "chế độ cũ" nên ít khi được nói tới. Do vậy, tên "Tiếng gọi Công dân" có lẽ là hợp lý nhất. Avia (thảo luận) 02:31, ngày 02 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Nguyên thủy bài này là bài "Tiếng Gọi Sinh Viên" của Lưu Hữu Phước sáng tác khoảng cuối thập niên 30. Từ: "Này sinh viên ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng, Đồng lòng cùng nhau ta đi kiếm nguồn tươi sáng..." khi trở thành bài "Tiếng Gọi Thanh Niên" trong thập niên 40 (vẫn giữ nguyên nhạc) thì lời được đổi là: "Này thanh niên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi, Đồng lòng cùng đi, đi, đi mở đường khai lối..."
Năm 1956, qua bàn tay gọt dũa tài tình của nhân viên Đài Phát Thanh Saigon, bài "Tiếng Gọi Thanh Niên" trở thành quốc ca mở đầu như sau: "Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng . . ."
Trích: Nguồn này. 陳庭協 05:17, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Hiện nay bài hát này vẫn được hát ở Việt Nam, và mang tên là "Tiếng gọi thanh niên". Tên "Tiếng gọi công dân" là tên của một phiên bản đã được sửa đổi, hơn nữa, sự sửa đổi này không được tác giả Lưu Hữu Phước chấp thuận. Do đó việc sử dụng tên "Tiếng gọi công dân" là không hợp lý. Tôi đề nghị sử dụng tên "Tiếng gọi thanh niên" và chỉ redirect từ "Tiếng gọi công dân" trở lại đề mục chính thôi. Nếu không ai có ý kiến phản đối gì, tôi sẽ thực hiện việc di chuyển. Nguyễn Đỗ
Theo tôi, nếu bạn nói thế thì cũng chẳng có bằng chứng nào khách quan và tin được là chính tác giả Lưu Hữu Phước đồng ý đổi tên bài này là "Tiếng gọi thanh niên" hết. Tôi đề nghị, nên sử dụng tên nguyên thủy của bài nhạc "La Marche des Étudiants" hoặc "Sinh viên Hành khúc" và những tên khác của bài hát có thể redirect về đó. Temely 16:40, 23 tháng 8 2006 (UTC)
- Sự kiện hiển nhiên nhất là bài hát này đã được sử dụng rộng rãi trong 20 năm với tên Tiếng gọi Công dân, và là quốc ca của một chính thể. Bài này được hát với tên "Sinh viên Hành khúc", thời tiền chiến, chắc là không nhiều bằng. Còn được hát với tên "Tiếng gọi thanh niên" cũng là thời chống Pháp, chứ hiện nay rõ ràng là ít hơn nhiều (tôi ở VN chả nghe thấy bao giờ, mặc dù cũng có nghe nhạc cách mạng). Do đó tên bài hiện tại là hợp lý. Avia (thảo luận) 01:47, 24 tháng 8 2006 (UTC)
- Tôi không cho rằng tên đó là hợp lý. "20 năm" với một nửa nước chẳng là cái gì nếu so với giai đoạn nó mang những tên khác trên toàn thể lãnh thổ (ngay cái tên "Tiếng gọi thanh niên" nếu chỉ tính sau 1975 cũng đã gần gấp đôi 20 năm rồi.
- Bài hát này vẫn được biểu diễn thường xuyên trong các chương trình văn nghệ thanh niên lẫn trên truyền hình, nếu bạn không có duyên được nghe thì hơi lạ. Cái tên "Tiếng gọi thanh niên" hoặc "Thanh niên hành khúc" đều có lý do để tồn tại hơn cái tên "Tiếng gọi công dân", là một sửa đổi không được sự chấp nhận của tác giả, có thể nói thẳng ra là vi phạm bản quyền. Bạn cho rằng tác giả Lưu Hữu Phước đã được hỏi ý kiến, và đã chấp nhận đặt tên bài hát mình là "Tiếng gọi công dân" à?118.68.32.71 (thảo luận) 07:52, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Thực ra tên "Tiếng gọi thanh niên", theo tôi là chính xác nhất, vì chí ít nó được sửa đổi với sự đồng ý của tác giả (khi đó ông là một trong các thủ lãnh của phong trào). Còn Tiếng gọi công dân thì hoàn toàn không được sự đồng ý của chính tác giả. Thái Nhi (thảo luận) 01:24, ngày 15 tháng 10 năm 2010 (UTC)
theo tôi,"Tiếng gọi công dân" chỉ là tên của một phiên bản sửa đổi mà có lẽ không được sự chấp nhận của tác giả.bài này nên đổi tên lại là "Tiếng gọi thanh niên" thì chính xác hơn. Jspeed1310 (thảo luận) 16:42, ngày 28 tháng 12 năm 2010 (UTC)
- Đúng vậy, tác giả Lưu Hữu Phước là cộng sản Việt Minh ngay từ đầu và là đảng viên Đảng Cộng sản, thành ra trong thời gian đó ko thể nào có chuyện đồng ý cho Quốc gia Việt Nam chôm bài của mình làm "quốc ca". Nếu ngày nay là vi phạm bản quyền, sửa lời, sửa tên ko có sự đồng ý của tác giả. Yeuhuongyeumen (thảo luận) 16:53, ngày 28 tháng 12 năm 2010 (UTC)
NHẠC SỸ LƯU HỮU PHƯỚC là người phục vụ cho chế độ cộng sản nên KHÔNG BAO GIỜ và KHÔNG KHI NÀO ông ĐỒNG Ý cho ĐỐI PHƯƠNG DÙNG NHẠC PHẨM CỦA MÌNH LÀM QUỐC CA. Bởi thế phiên bản "Tiếng gọi công dân" của VNCH chỉ là một sự ĂN CẮP BẢN QUYỀN hay như bây giờ gọi là ĐẠO NHẠC.
Đồng ý giữ tên Thanh niên Hành khúc. Chúng tôi vẫn được nghe bài này trong các chương trình sinh hoạt đoàn Thanh niên. Không một lý do gì để chấp nhận tên gọi của một bài hát đạo nhái bất hợp pháp, bị chính tác giả phản đối kịch liệt làm tên chính thức. Cần phải cho mọi người hiểu rằng Tiếng gọi công dân chỉ là một phiên bản đã bị một chế độ ngang nhiên vi phạm bản quyền tác phẩm, sửa đổi bất hợp pháp. HoangHieu2907 (thảo luận) 18:29, ngày 24 tháng 6 năm 2022 (UTC)
Viết hoa
sửa"Tiếng gọi Công dân" là Quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa từ 1948 đến 1975.
Xin hỏi theo nguyên tắc chỉnh tả nào là chứ C và Q trên được viết hoa?--Sparrow 10:08, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Ở cụm từ Quốc gia Việt Nam (State of Vietnam, l’État du Viêt Nam) là vì đây là danh từ dùng để chỉ tên gọi của một chính thể tồn tại trên dất nước Việt Nam từ 1949 đến 1955.
- Ở cụm từ đầu, tôi thấy không có gì bất ổn khi dùng "Tiếng gọi Thanh niên" cũng như "Tiếng gọi Công dân".Bring Vietnam to the world 12:37, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tôi nhầm! Ý tôi muốn nói đến chữ C trong "Công dân" và chữ Q trong "Quốc ca". Hai chữ này không phải danh từ riêng, tại sao lại viết hoa?--Sparrow 20:32, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tiếng Pháp
sửaBài hát này còn có một version tiếng Pháp (tôi còn nhớ các viên chức người Pháp thường đứng lên khi version này được hát) nhưng tôi không nhớ hoàn toàn lời tiếng Pháp. Khi tôi tìm ra nó tôi sẽ viết lên đây. Có ai biết nó không? Mekong Bluesman 04:20, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Đã bổ sung lời tiếng Pháp. Thái Nhi 05:11, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Merci, Thái Nhi. Mekong Bluesman 05:23, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Thiếu từ
sửaHình như thiếu một từ luôn
Vì tuơng lai Quốc dân cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền
Meomeo 06:49, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi đã sửa lại. Avia (thảo luận) 07:51, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 13 tháng 5 năm 2018
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
Bài này của cố nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, các bạn cướp công lao người khác chỉnh sửa lại có oai không :) Ahihihaha (thảo luận) 07:47, ngày 13 tháng 5 năm 2018 (UTC)