Thảo luận:Tham số quỹ đạo
Dự án Thiên văn học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Khi tôi viết loạt bài về các hành tinh của Thái Dương Hệ, tôi đã chú ý đến vài thuật ngữ liên quan đến quỹ đạo, và nhiều thuật ngữ khác nữa. Tôi nghĩ rằng các khái niệm như cận điểm, viễn điểm, chu kỳ, độ nghiêng... nên được nói rõ thành cận điểm của quỹ đạo, viễn điểm của quỹ đạo, chu kỳ của quỹ đạo, độ nghiêng của quỹ đạo... Khi chúng ta đồng ý tôi sẽ sửa loạt bài các hành tinh đó. Mekong Bluesman 16:57, 23 tháng 6 2005 (UTC)
- Đồng ý với cận điểm quỹ đạo (orbital periapsis), thay cho cận điểm của quỹ đạo (periapsis of orbit). Tương tự cho các từ khác.Tttrung 18:08, 23 tháng 6 2005 (UTC)
Cũng như lần làm việc với Avia và Nhân Võ về tên của các nước, tôi sẽ dần dần đưa ra các thuật ngữ về thiên văn học và thảo luận với ông. Khác với tên các nước, thuật ngữ của thiên văn học nhiều hơn rất, rất nhiều. Hơn nữa, tôi thấy ông dùng từ "Đề-cạc", theo tôi ngoại trừ trường hợp những tên riêng đã quá thông dụng (như Rôman chẳng hạn) thì chúng ta nên giữ dạng nguyên thủy. Dĩ nhiên là tôi cũng đoán sai nhiều lần -- như là lần đổi "ten sơ" thành "tensor" gần đây. Cho tôi biết ý kiến. Mekong Bluesman 23:01, 23 tháng 6 2005 (UTC)
Theo tôi, ascending node nên được dịch là điểm mọc thay vì điểm lên. Do đó longitude of the ascending node là kinh tuyến của điểm mọc. Mekong Bluesman 23:15, 23 tháng 6 2005 (UTC)
- Đồng ý các gợi ý này.Tttrung 07:02, 24 tháng 6 2005 (UTC)
- Tôi sửa thành 6 tham số theo bản tiếng Anh hiện nay. Không hiểu sao lại có tham số thứ 7, vì tham số thứ 6 là góc cận điểm (anomaly) đã liên quan đến thời gian rồi.--Nguyễn Việt Long 16:24, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Đồn ý với việc sửa thành 6. Nhưng nên nhắc đến thời gian, và ghi 7 bậc tự do. Xem thêm en:Orbital state vectors. VLVN Cup 16:51, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)