Thảo luận:Tham nhũng/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Conbo trong đề tài Văn phong không thích hợp
Lưu 1 Lưu 2

Chưa có tiêu đề

Theo tôi, discretion không nên dịch là "bưng bít thông tin." Nó đồng nghĩa với "quyền hạn" hơn. Người có quyền hạn tối cao và không quy định rõ ràng thì dễ tham nhũng hơn. 140.247.239.105 07:58, ngày 14 tháng 1 năm 2007 (UTC) H. NhungTrả lời

Ban Cần viết lại

Đừng giận nhé! Bản chất tham nhũng bạn đưa ra chưa được rõ ràng theo phong cách Bach khoa, vì tham nhũng có ở các ngành, các lĩnh vực...nơi có sự quản lý yếu kém, cứ sơ hở là tham nhũng, cứ không riêng gì ở các công ty. nếu không chỉ ra đúng bản chất thì làm sao có thể chống tham nhũng được? chúng ta có thể cùng nhau hoàn thiện bài này cùng với Phanba, DHN, Vietbio, Mekong Bluesman,...duongdtttDuongdttt 03:59, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồng ý với Duongdttt, bản chất của tham nhũng ở trên chỉ nếu lên ở các công ty. Sẽ cố sửa đổi để tham nhũng đúng bản chất hơn 222.253.81.241 04:08, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồng ý với sửa đổi của bạn 222.253.81.241 04:59, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tạm thời

Tạm thời những chỗ chưa rõ, mình nên thảo luận trước đã, nên tạm thời mình xóa phần dở dang đi, vì người khác không biết sẽ lấy đó làm cẩm nang thì chết! ban nên viết thật cô đọng xúc tích, dừng viết mang tính liệt kê. than.Duongdttt 04:37, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có ai biết tên của 4 người ở phần đầu của bài này một cách hoàn toàn không? Khi viết cho bách khoa toàn thư không nên viết một cách mơ hồ, như chỉ viết họ mà không có tên đầy đủ. Mekong Bluesman 06:29, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ông khó tính quá , ở đây là chổ thảo luận dể giải tí đi nào;hơn nữa, viết tên ai chứ tên "Ông Xanh" là khó nhất tui viết sai hoài nên thích viết chữ lóng hơn (nhưng đùng giận vì giận thì mệt mà mau già nữa :-)
Bài viết này theo tôi tuy ít nhưng cũng khá lắm đấy. Nó đi đúng vào chổ cần (công thức). Nhưng có lẽ chỉ viết về VN thì không công bằng hãy viết thêm vào bài về vài đất nước điển hình nhất là Tàu và Indonesia hai nước này vừa quan liêu và vừa tham nhũng loạn cả lên. chúc zui ze nhất là Anh Bluesman, Mekong -- LĐ
Ông Làng Đậu, tôi đang bị cái flu nên có thể khó tính (hard to please). (Nếu tôi thật sự khó tính thì tôi xin lỗi.) Nhưng một người nghe thấy lời kêu la của tôi bên trên đã xóa bỏ 4 cái tên đó. Mekong Bluesman 04:10, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Còn "ai trồng khoai đất này" hở. Nhất định người này tin anh mới làm theo. Ha ha, Tui nghĩ có người chịu nghe lời anh như vậy anh có sướng hông? LĐ

Góp thêm ý

Xin phép góp ý.

  • Bài này định nghĩa tham nhũng dựa trên sự lạm dụng quyền hành trong một tổ chức hành chánh (độc quyền, bưng bít thông tin, v.v.) Theo thiển ý, bản chất chính của tham nhũng, thật sự cũng là một hiện tượng kinh tế. Theo các chuyên gia ngành institutional economics (dịch ???) thì khi nền kinh tế còn nghèo, quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế để thủ lợi. Nói đơn giản là nếu lương công chức cán bộ mỗi tháng vài chục ngàn US$ thì họ sẽ không cần tham nhũng. Định nghĩa do đó còn thiếu
  • Nếu cho rằng nguyên nhân tham nhũng tại Việt Nam là do Đảng CS VN nắm quyền cả ba ngành tư pháp, hành pháp, lập pháp, thì ở Mỹ, đảng Cộng Hòa cũng nắm tương tự, đâu có nghĩa là họ trở nên tham nhũng. Hơn nửa danh sách các nước có hiên tượng tham nhũng bao gồm nhiều thể chế đa nguyên. Do đó, ta nên cẩn trọng khi kết luận thiếu công bằng về đảng CSVN, có khi bị khóa luôn thì không còn ai ở VN đọc được encyclopedia này.

Xin cám ơn, --- Huỳnh Tường Minh 12:39, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời


Khó lòng định nghĩa chính xác tham nhũng là gì. Nếu bạn có một định nghĩa nào hay hơn xin mời góp thêm vào.
Ở Mỹ, Đảng Cộng hòa nắm cả ba quyền nhưng người dân có quyền chọn lựa đảng Cộng Hòa hay dân chủ lên nắm quyền. Chính điều đó làm các viên chức Đảng cộng hòa không dám tham nhũng.
Nếu bạn có nguyên nhân nào hay hơn xin mời góp thêm vào. Đó cũng chỉ là một nguyên nhân mà thôi.
Tôi nghĩ rằng không nên lo lắng nhiều lắm về việc encyclopedia này bị khóa. Bởi vì nó là của cộng đồng, kể cả 2 triệu Đảng viên Cộng sản. Nếu họ không thích những nguyên nhân này thì họ có thể lên đây và sửa đổi, khi đó chúng ta sẽ tìm sự đồng thuận về chủ đề này.
Huynhxuanba 13:11, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Xin nhắc thêm về chuyện sợ bị tường lửa : Trang Wikipedia là trang WEB độc lập về mọi phương diện nó không thể v`i quyền lợi của bất kì giai cấp hay tập đoàn chính trị nào mà phải tránh né! Vấn đề ở đây thông tin phải xác thực và nên có kiểm chứng tôi không cho rằng viết "xu nịnh" thì sẽ giữ được cái này hay cái nọ vì nếu như vậy trang Wiki này sẽ thành tờ báo riêng của 1 tầng lớp lãnh đạo hay một cách rõ ràng hơn. Nếu không cẩn thận cứ phải tránh né sự thật thì sẽ vô tình biến Wiki thành chổ nương thân của những người "tham nhũng" ?
Để tìm sự đồng thuận thì không phải đợi người khác sửa chữa, mà người viết cần tạo ra sự đồng thuận cho chính bài viết của mình, nhất là những vấn đề chính trị, tôn giáo. Không thể đưa những lời lẽ vu vơ lên rồi chờ người khác sửa chữa biện hộ để tìm sự đồng thuận. Wikipedia:Thái độ trung lập, en:Wikipedia:Neutral point of view. Wikipedia tiếng Việt muốn phát triển cần dựa vào, và muốn vậy, cần tạo điều kiện cho sự tham gia của, người Việt Nam sống tại Việt Nam. --Á Lý Sa| 13:23, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ việc bạn Huỳnh Tường Minh đưa thêm cách nhìn về tham nhũng dưới góc nhìn của kinh tế học. Đối với những khái niệm phức tạp, chúng ta cần phải cung cấp những cách nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau để có thể đem lại cách nhìn toàn diện hơn.

Phần Nguyên nhân của tham nhũng có thể đổi thành "Những điều kiện khuyến khích tham nhũng" khi coi tham nhũng là một hành vi phức tạp của con người. Chúng ta có thể tham khảo điều này ở en:Political corruption#Conditions favorable for corruption.

-- Vietbio 14:37, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin thưa thật tình là bình nhật thường không dám sửa chữa thẳng bài viết nào trong TĐBK này, chỉ dám nêu lên ở phần thảo luận trước, sau khi anh em cho rằng đó là đóng góp chính đáng thì mới cho vào. Bản thân cũng biết làm vậy rườm rà, trái với tinh thần mở của TĐBK,(và đã có anh em thân tình lưu ý nhắc nhở về vấn đề nầy), nhưng theo thiển ý chỉ muốn giữ thái độ tôn trọng tối thiểu với những người đi trước. Càng không muốn vì nêu ý kiến mà tạo ra thêm tranh luận gay gắt, hay bế tắc đề tài khi người viết cảm thấy bị xúc phạm. Do đó xin được phép tạm ngưng đóng góp vào đề tài nầy một thời gian. --Thân kính, Huỳnh Tường Minh 14:50, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nếu bạn chỉ để thí dụ ở VN thì chưa đủ và không công bằng, nếu có thể hãy ráng viết thêm thí dụ một nước khác như Indonesia (ở đó không những người ta chỉ "ăn đất" mà uống cả dầu hỏa, nuốt luôn cả súng đạn đấy) ...Có điều tôi để ý thấy đặc điểm cái danh sách phân hạng hối lộ của các nước hạng thấp là:
  • Thường tập trung vào các nước nghèo, chậm tiến
  • Thừong tập trung vào các nước mà thể chế dân chủ chưa đủ mạnh hay có quá trình lịch sử cận/hiện đại theo chế độ độc tài, phong kiến, hay chỉ có 1 đảng lãnh đạo "dominate" các đảng phái khác.

tôi muốn hỏi tại sao nước NGA là một nước phát triển nằm trong G8 mà tệ tham nhũng lại phát triển mạnh mẽ như vậy.Mà theo qui luật nước giàu ít tham nhũng hơn nước nghèo Tamgiacvang (thảo luận) 11:08, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nước giàu không nhất thiết là ít tham nhũng hơn nước nghèo. Các nước dân chủ phát triển mới là ít tham nhũng. Nước giàu vì dầu mỏ hay kim cương, càng tham nhũng nhiều. Nga vốn đã tham nhũng từ thời Liên Xô (xem chẳng hạn: J. Arcard Vasberg, Mafia Nga, Hà Nội: Nxb Công an Nhân dân, 1997). Sau khi chế độ Xô viết cáo chung, thể chế dân chủ chưa phát triển nên còn nhiều kẽ hở cho tham nhũng. Putin lại tập trung dần quyền lực, hạn chế đối lập, kiểm soát báo chí, thì tham nhũng làm sao giảm được? Trong khi đó, nước Nga giàu lên phần lớn là do giá dầu tăng nhanh, nên cái giàu của Nga không giống với 7 nước kia. Avia (thảo luận) 14:18, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kinh nghiệm của những quốc gia chống tham nhũng

Phần này nên được thảo luận trước khi cho vào bài (thí dụ, nêu nguồn) hay nên được xóa đi vì tôi chỉ thấy 2 lý do mà không có kiểm chứng. Mekong Bluesman 03:56, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tham nhũng tại Việt Nam

Xin hỏi phần vừa bị Thành viên:Duongdttt xóa đi có sai sự thật hay lạc đề hay không mà có thể gây ra tranh cãi? Nguyễn Hữu Dng 09:09, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC) Xóa đi vì:Trả lời

  1. Còn phải kiểm chứng lại thông tin
  2. Việt Nam đang nỗ lực chống tham nhũng, lập lại kỷ cương, đã hoàn thiện luật chống tham nhũng và sẽ có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, thậm chí cả website sẽ trình bày vào dại hội 10 sắp tới. tại sao lại có người nói Việt Nam bác bỏ, với lại ông Phạm Quế Dương đã có nhưng việc làm vi phạm pháp luật, phát ngôn gây mất đoàn kết xem thêm.

nếu bạn thấy đủ thông tin, bạn có thể đưa vào nhưng ở mục khác--Duongdttt 09:44, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC) Tôi đề nghị để lại bởi vì nó là một sự thật lịch sử. http://www.ykien.net/vdhchongtn.html X-cafe.dk 10:32, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi tạm khoá bài này vì xảy ra bút chiến. Đề nghị các bạn thảo luận vấn đề này tại đây trước khi tiếp tục sửa chữa bài. Nguyễn Thanh Quang 13:59, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi muốn đưa hai nhận định sau của các học giả nước ngoài chuyên nghiên cứu về VN vào bài viết để giúp mọi người nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam. 1. Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng chống tham nhũng đòi hỏi nhiều cải cách, nhưng Đảng Cộng sản sẽ khó lòng muốn thực hiện vì những cải tổ này lại dính tới vấn đề giảm bớt độc quyền chính trị của đảng. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060427_thayer_corruption.shtml

2. Giáo sư Yoshiharu Tsuboi, đại học Waseda, viết trong bài nghiên cứu vừa hoàn tất tháng 11-2005 rằng tham nhũng ở Việt Nam không đơn thuần là vấn đề đạo đức, mà là vấn đề cơ cấu trong tổ chức, và để loại bỏ tham nhũng, phải cần sự cải thiện lớn trong cơ cấu tổ chức và tài chính. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060417_vietcorruption_tsuboi.shtml Huynhxuanba 05:36, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

  • Bạn Huynhxuanba có thể đưa 2 liên kết này vào trang liên kết--Duongdttt 15:32, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Tôi muốn tổng hợp hai nhận định trên và đưa vào phần nhận xét về tham nhũng tại Việt Nam. "Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng chống tham nhũng đòi hỏi nhiều cải cách, nhưng Đảng Cộng sản sẽ khó lòng muốn thực hiện vì những cải tổ này lại dính tới vấn đề giảm bớt độc quyền chính trị của đảng", trong một nghiên cứu khác giáo sư Yoshiharu Tsuboi, đại học Waseda cũng có cùng một nhận định trên. Huynhxuanba 00:48, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
OK, xin bạn đưa vào và nhớ đưa ra nguồn. Nguyễn Hữu Dng 01:10, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không đồng ý việc Duongdttt xóa đi hai nhận định của hai vị học giả nghiên cứu về tham nhũng tại Việt Nam. Nếu bạn bảo rằng nó không xứng đáng đưa vào trong Wiki hãy chứng minh luận điểm của mình. Huynhxuanba 02:19, ngày 05 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Những nguồn thông tin đó ở trang BBC-Vietnammse đã được đưa vào trang liên kết ngoài rồi. Đề nghị bạn không nên viết lại chúng một lần nữa vào bài chính! vì lặp ý trở nên thừa !--Duongdttt 15:39, ngày 6 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu vì sao Duongdttt lại cố tình xóa đi hai kết luận cực kỳ quan trọng đến thế. Tôi chỉ tóm tắt hai ý chính của hai nhận định của hai học giả nghiên cứu về VN trước thực trạng tham nhũng. Tôi cũng đã hỏi ý kiến các thành viên khác trong wiki trước khi đưa 2 nhận định đó vào trong bài viết và không một ai phản đối. Vì sao khi tôi đưa chúng vào trong bài viết thì lại bị xóa với lý do là "vì lặp ý trở nên thừa". Xin nói lại: Hai nhận định trên rất quan trọng để người đọc hiểu được bản chất của tham nhũng ở VN và nó hoàn toàn không hề thừa thãi chút nào. Huynhxuanba 13:08, ngày 7 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với Thành viên:Huynhxuanba. Nếu thông tin trong trang liên kết có liên quan đến đề tài thì vẫn có thể đưa vào, không dư thừa. Nguyễn Hữu Dng 19:03, ngày 7 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Bạn cho rằng 2 nhận định cần phải đưa vào bài chính vì có thể chống được tham nhũng ? xin hỏi bạn vì sao ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, nhật, Canada, Nga...là những nước có nhiều tổ chức chính trị (Đa Đảng), có cơ cấu tổ chức tài chính tốt nhất thế giới nhưng vì sao vẫn có tham nhũng (được xếp hạng hẳn hoi... theo tổ chức minh bạch quốc tế). trình độ tham nhũng tinh vi ở đẳng cấp quốc tế, còn tham nhũng ở Việt Nam chỉ như trò trẻ con vì còn rất đơn giản sơ khai :phong bì, phong bao, biếu quà...? đó là lý do mà tôi không đưa 2 nhận định vào bài chính mà chỉ để nó ở trang liên kết để tham khảo --Duongdttt 11:59, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu có ý kiến khác với ý kiến của giáo sư đó, xin mời bạn cũng đưa vào. Nguyễn Hữu Dng 15:32, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn DHN là người trông coi ở đây, nếu là bạn cứ khăng khăng đòi đưa vào thì mình cũng xin chịu thua vậy!--Duongdttt 15:47, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không có ý kiến gì về nhận định của giáo sư này, nhưng ta không thể xóa nhận định vì ta không đồng ý với nó. Nếu bạn thấy có nhận định nào khác về việc này, mời bạn đưa vào. Nguyễn Hữu Dng 15:50, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Việc đưa hai nhận định trên vào bài viết tôi nghĩ cũng không giúp gì hơn cho việc chống tham nhũng ở VN. Tham nhũng ở VN trở thành hệ thống thì chúng ta nên chấp nhận đó là SỰ THẬT, việc gì phải tìm cách biện minh cho nó bằng những lý lẽ rằng các anh cường quốc đó cũng có tham nhũng, vậy thì tại sao tôi không được tham nhũng. Hơn nữa cần xem lại mức độ tham nhũng ở VN và các cường quốc đó và cần xem xét xem ảnh hưởng của nó như thế nào. Chẳng ai phản đối việc một quốc gia ĐA ĐẢNG là không có tham nhũng cả. Nhưng ít nhất đó chính là một cơ chế cho phép kiểm soát quyền lực và cũng chính là kiểm soát nạn tham nhũng. "Quyền lực thường làm tha hóa, và quyền lực tuyệt đối sẽ làm tha hóa một cách tuyệt đối”, [1] Huynhxuanba 11:57, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Câu phát biểu của Lord Acton "Power tends to corrupt; absolute power corrupts absolutely" dịch chính xác hơn là "Quyền lực có khuynh hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối chắc chắn sẽ tha hóa". Xin hỏi các bác trong Wiki, em có thể sử dụng câu phát biểu của Lord Acton để viết về những nhận định về tại sao tham nhũng xảy ra ở các nước mà quyền lực tập trung tuyệt đối trong tay một nhóm người không ạ? Huynhxuanba 03:59, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ai dịch gì kỳ vậy ? Câu đó phải địch là "Quyền lực dẫn tới thúi nát, một quyền lục tuyệt đối sẽ thúi nát tuyệt đối" Câu này dành cho những ai tin vào quyền lực tuyệt đốithảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.155 (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy câu này không liên quan đến đề tài. Có phải bạn muốn nói rằng các nhà nước chuyên chính thì có tham nhũng? Bạn nên đưa ra các công trình nghiên cứu dẫn đến kết luận này. Tôi thấy có một số nước chuyên chính, điển hình là Singapore, chả có chú tham nhũng nào, trong khi một số nước như Ấn Độ và Philippines lại có rất nhiều tham nhũng. Nguyễn Hữu Dng 06:02, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Rất tiếc là chế độ Singapore không phải chế độ chuyên chính. Có một cách phân loại hệ thống chính trị như sau: Dân chủ, Toàn trị, Hậu toàn trị. Việt Nam ở trong hệ thống Hậu toàn trị được các học giả đánh giá là một chế độ THIẾU TRÁCH NHIỆM (có nghiên cứu hẳn hoi chứ không phải tôi tự kết luận). Có một quan điểm sai lầm mà nhiều người thường mắc phải đó là: Đa Đảng thì sẽ ít tham nhũng, tôi nghĩ đó là một quan niệm không đúng. Đa đảng không nhất thiết là sẽ chống tham nhũng thành công nhưng sẽ tạo điều kiện để tạo ra các cơ chế kiềm chế tham nhũng. Thân Huynhxuanba 14:12, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

  • Hệ thống chính trị ở Việt Nam được xếp vào danh sách hậu toàn trị. Nếu bạn không đồng ý thì tôi cũng sẽ cố gắng thuyết phục bạn. Còn việc chế độ hậu toàn trị là một chế độ thiếu trách nhiệm thì bạn có thể xem nghiên cứu của Linz & Stepan: “Các vấn đề của chuyển đổi và củng cố dân chủ”. Nhà xuất bản Johns Hopkins -1996, phần do Khải Minh dịch và giới thiệu trên talawas tháng 7 năm 2005. Bạn tự tìm tài liệu và vượt firewall đọc vậy. Nó có trên mạng đó. Thân Huynhxuanba 11:30, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn đọc thêm ở đây để biết tên gọi HẬU TOÀN TRỊ đến từ đây. http://72.14.207.104/search?q=cache:c2oSIR4jDHsJ:www.talawas.org/talaDB/showFile.php%3Fres%3D6321%26rb%3D08+%22h%E1%BA%ADu+to%C3%A0n+tr%E1%BB%8B%22,+%22%C4%91%E1%BB%99c+t%C3%A0i%22&hl=vi&gl=vn&ct=clnk&cd=1. Hy vọng là bạn sẽ không bị sốc giống tôi khi đọc "Quyền lực của không quyền lực". Dù sao thì nó vẫn còn dễ chịu hơn khi đọc "Giai cấp mới". Huynhxuanba 11:33, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phần ý kiến chủ quan

Tôi không rõ phần "Ý kiến chủ quan cá nhân" được đưa vào lúc nào, nhưng vì nó là ý kiến cá nhân, tôi đề nghị xóa. Nguyễn Hữu Dng 02:12, ngày 13 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Giải pháp phòng chống tham nhũng

Bạn nào viết phần Giải pháp phòng chống tham nhũng xin cho biết nguồn tham khảo. Ngoài ra nếu có thêm tham nhũng ở các nước cụ thể khác (như Ấn Độ, Trung Quốc, tại sao Ấn Độ tham nhũng nhiều hơn Trung Quốc) thì cũng tốt. Cuối cùng không hiểu sao chữ Việt Nam lại được viết đậm trong bảng? Với tinh thần trung lập thì nên coi các nước ngang nhau trong bảng đó. Rất nhiều bảng khác trong Wikipedia (như Danh sách quốc gia) không có chữ Việt Nam khác biệt so với tên các nước khác. 134.157.5.212 13:02, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời


  1. Nhà nước phải có luật và quyết tâm chống tham nhũng không trừ ai (trừng phạt tham nhũng thích đáng và hiệu quả ).
  2. Có hệ thống cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
  3. Có Website (hay trang Web) chống tham nhũng để mọi người có thể tố giác, cung cấp thông tin. Đây là cách phát hiện tham nhũng nhanh nhất.
  4. Trả lương cao cho người lao động.
  5. Phân tách rõ ràng những chi phí cho quan chức mà Nhà nước chi trả và những gì chính họ phải trả.

Tôi không biết các giải pháp này có đúng hay là sai. Nhưng Wikipedia không phải là nơi lưu trữ các giải pháp. (Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia). Đề nghị bạn chuyển sang Wikibooks hoặc 1 dự án tương tự. Ở Wikipedia chỉ lưu trữ những sự kiện có thể kiểm chứng nguồn gốc về tính xác thực. Vietbio 11:58, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi có thắc mắc này: các giả thuyết (tất nhiên phải là nghiêm túc) vẫn được đưa vào Wikipedia chứ, miễn nói rõ đó là giả thuyết, có tác giả rõ ràng (ví dụ bài về UFO). Vậy bài này cũng có thể có mục, chẳng hạn "Khuyến nghị của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về chống tham nhũng", có được không? Avia (thảo luận) 09:13, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Được. Đừng tin Vietbio nói lảm nhảm. Chúng ta chỉ cần nêu nguồn là được, không cần phải xóa.193.52.24.125 09:14, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thảo luận của IP 222.254.133.51

Lúc 8:31 ngày 14 tháng 4 năm 2007 (UTC) IP 222.254.133.51 viết:

 
Augusta đã xóa thảo luận này của 222.254.133.51 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:44, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

HẬU ĐIỀN

Cơ sở lý luận

Mục "Cơ sở lý luận" nghe đao to búa lớn quá nhưng nội dung thì rời rạc . Thực ra tham nhũng, hối lộ... là ăn cắp, ăn cắp thì phải dùng luật để trị tội ăn cắp, xã hội nào thì cũng lý luận vậy thôi. Mục này nên đổi tên thành: "Quán triệt tư tưởng chống tham nhũng của các lãnh tụ" hay đại loại như thế..., vì nó nằm trong phần tham nhũng tại VN mà.Vinh sate (thảo luận) 04:47, ngày 1 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu bạn Vinh sate cho mục này còn rời rạc thì hãy thêm vào cho liền mạch. Tôi chỉ dám trích lời của ông Lê và cụ Hồ thôi vì chuyện chống tham nhũng nên trích lý luận từ các Cụ nếu không sẽ bị cho là "nói hỗn", "nói leo", và ... Bánh Ướt (thảo luận) 09:52, ngày 1 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn trích dẫn

Đoạn trích dẫn của thành viên Hoangtuchanthat dài quá xá, hổng biết trích từ đâu ra nữa? Bánh Ướt (thảo luận) 03:45, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không bách khoa

Phần về "Hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam" viết như một bài luận cá nhân không có tích cách bách khoa: cơ sở lý luận,đánh giá thực trạng, biện pháp phòng chống (trong khi ở ngoài đã có mục biện pháp phòng chống); ngoài ra trích dẫn dài dòng, dùng từ ngữ mang tính suy luận cá nhân, thiếu nghiêm túc "hình như, có vẻ, xìu dần"... Tôi sẽ treo biển "không bách khoa". Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:11, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin nói lại cho rõ các từ ngữ mang tính suy luận cá nhân, thiếu nghiêm túc như "hình như, có vẻ, xìu dần"... là của các cá nhân nổi tiếng, có uy tín về thực trạng tham nhũng của Việt Nam vì vậy việc đưa các ý kiến này vào bài là không sai và nó có nguồn dẫn có uy tín.
  1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một nhận xét sau đó chỉ đạo cho Ban Chỉ đạo Trung Ương phòng chống tham nhũng như sau: "Hình như việc chống tham nhũng đang có vẻ như chùng xuống, không quyết liệt như khi mới ra Nghị quyết TƯ 3 hoặc khi Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời" vì vậy từ hình như này không phải là nhận định, suy luận cá nhân thông thường mà gọi là không bách khoa. Đây mặc dù là nhận định của cá nhân nhưng là cá nhân có trách nhiệm nói với một tập thể cũng có trách nhiệm về vấn đề "Tham nhũng".
  2. "Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai tán đồng với nhận xét của Ủy ban Tư pháp. "Nhiều vụ án khi mới đưa ra thì thấy nghiêm trọng lắm, nhưng kéo dài ra một thời gian thì lại thấy xìu xìu dần. Xuống tiếp xúc với dân, không biết trả lời ra sao" - bà Mai nói." xem bài trên báo Thanh NiênTham nhũng, phát hiện nhiều nhưng xử lý chậm 09/10/2008 0:10
  3. "Phải rà soát lại các trường hợp này, vì nhìn số liệu này thì thấy có gì là hơi nương nhẹ": phát biểu của Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH Trần Thế Vượng.Bánh Ướt (thảo luận) 06:58, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đừng đi mà giải thích trong thảo luận, người đọc có xem bài rồi vào thảo luận để tra giải thích không? Trong bài mà cứ nhập nhèm không nói rõ câu nào của ai, hoặc không có nguồn uy tín sẽ bị xóa thẳng tưng thôi. Nhất là của những thành viên đã quá rành WP. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 07:38, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
"Nhất là của những thành viên đã quá rành WP": bình đẳng cả thôi trong đóng góp cho wiki.
"Trong bài mà cứ nhập nhèm không nói rõ câu nào của ai, hoặc không có nguồn uy tín sẽ bị xóa thẳng tưng thôi": việc diễn đạt một nội dung, một thông tin có nguồn dẫn theo cách nào là do chủ quan người đóng góp. Có thể bằng phương pháp dẫn nguyên văn "trích"... "trích" và "trích": cách này cũng có người thích và có người chê. Có thể viết lại và trích nguồn dẫn ở cuối câu: cách này cũng có người thích và có người đánh giá là "nhập nhèm". Dù gì thì trong bài cũng đã có sẵn nguồn dẫn ở cuối câu và nguồn cũng được nhiều người xem là "chính thống".
Lời khuyên: nếu là người rành wiki mà cho rằng bài có sự nhập nhèm thì nên treo bảng cần wiki hóa chứ không nên treo tiêu bản "không bách khoa", hai tiêu bản đó khác xa nhau.
Lời của Thủ Tướng nhận xét "hình như" thì phải nêu nguyên văn để người ta khỏi tưởng lầm là nhận xét của cá nhân thành viên wiki? Lý do là gì vậy?Bánh Ướt (thảo luận) 09:03, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn Tham nhũng tại Việt Nam nên chuyển sang một bài riêng. Bài về Tham nhũng không nên tập trung ở một (hay vài) địa phương. Tất nhiên khi viết bài mới ra sao (để không bị xóa hay gắn đủ mọi tiêu bản hoành tráng) thì lại là chuyện khác. Adia (thảo luận) 13:40, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhìn đoạn này, không cần coi lịch sử, tôi cũng biết nó là do ai viết ra, không có gì để nói luôn. Tân (trả lời) 15:26, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Việc một mảng ở một bài chung theo thời gian được nhiều người phát triển đến mức làm lệch cả bài và được tách ra làm bài khác là việc bình thường ở wiki. Lúc tách ra phải chú ý cô đọng nội dung chính của mục từ và xem lại nội dung đã có đã đủ để tạo ra bài mới hay chưa, nếu chưa đủ tạo thành bài mới sẽ có người yêu cầu trộn vào bài chính hoặc đánh giá bài mới là chất lượng kém để xóa! Tôi thấy ý kiến của Adia là hợp với nguyên tắc làm việc ở wiki và thực sự muốn đóng góp cho bài này.
Trang thảo luận này được lập không nhằm mục đích bàn về văn phong của bài một cách chung chung theo kiểu "đoạn này viết y như bài luận cá nhân" mà không nêu ra cách sửa sao cho tốt hơn, hoặc "đoạn này do thành viên ***** tạo ra do vậy tôi không có ý gì để nói" thế thì viết vào trang này làm gì? Để khiêu khích cãi nhau làm dài trang thảo luận? Để chê bai sự đóng góp của thành viên khác là kém cõi? Để chứng tỏ mình là cao nhân!Bánh Ướt (thảo luận) 03:21, ngày 29 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Văn phong không thích hợp

Đoạn văn phong không thích hợp tôi xóa ở bài chính và bỏ vào dưới đây vì đã quá 1 tuần, nếu cần viết thành 1 bài riêng, xin nhớ đây không phải wiki Việt Nam, nên không thể ghép cả đoạn này vào bài chung Tham nhũng. conbo trả lời 09:44, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam

Cho đến nay việc chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng vì nó liên quan đến nhiều người và ở nhiều vị trí cấp cao, dường như nó trở thành hệ thống [2] , chỉ đến khi gần các kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam thì người ta làm rất mạnh tay, và đang ngày một thành công hơn trong việc chống tham nhũng và có được lòng tin của nhân dân.

Cơ sở lý luận

Là một nước đi theo chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng, Việt Nam có đủ cơ sở lý luận về việc chống nạn tham nhũng, quan liêu, hối lộ. Đây là các tội mà những người theo chủ nghĩa Lênin phải kiên quyết xử lý rất nghiêm khắc.

Theo Lê nin[1]

Lê nin [2] đã yêu cầu xét xử công khai tội phạm tham nhũng. Ông kêu gọi cán bộ lãnh đạo nhà nước không được hãi sợ tòa án bằng cách xử lý nội bộ vì: "Đừng nên sợ tòa án (tòa án của chúng ta là tòa án vô sản) và công khai, mà phải đưa tệ quan liêu giấy tờ ra tòa án công luận; chỉ có như vậy chúng ta mới thật sự chữa khỏi bệnh đó..." và đã ông đã quyết liệt với thói bao che cán bộ : "Khẳng định với tất cả các Tỉnh ủy rằng Ban chấp hành Trung ương sẽ khai trừ ra khỏi Đảng những ai có chút mưu toan "tác động" đến toà án nhằm "giảm nhẹ" trách nhiệm của những đảng viên cộng sản." vì Lê nin e ngại rằng :

Ông cũng không hề sợ mất cán bộ đã thoái hóa vì:

Lê nin cũng không hề e sợ việc công khai xét xử sẽ làm kẻ thù lợi dụng bôi xấu cách mạng vì

Còn theo Hồ Chí Minh nhà lãnh đạo tư tưởng của Việt Nam thì:

[3]

Cũng theo Hồ Chí Minh thì tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ và là kẻ thù "khá nguy hiểm" vì nó nằm trong các tổ chức "của ta", để làm hỏng công việc "của ta". Và chống tham ô lãng phí, quan liêu là cách mạng là dân chủ và sẽ giúp "chúng ta" hoàn thành kế hoạch. Hồ Chí Minh đánh giá đó là một mặt trận tư tưởng và chính trị mà muốn thắng phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, phải có lãnh đạo và trung kiên.[4]

Đánh giá thực trạng

Các tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất trên thế giới (xếp hạng thứ 107 theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế).

Các lãnh đạo Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận rằng tham nhũng đang là một "quốc nạn".

Giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Đại học Waseda, cho rằng tham nhũng ở Việt Nam không đơn thuần là vấn đề đạo đức, mà là vấn đề cơ cấu trong tổ chức, và để loại bỏ tham nhũng, phải cần sự cải thiện lớn trong cơ cấu tổ chức và tài chính. [3]

Trong một nghiên cứu độc lập khác, giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định chống tham nhũng đòi hỏi nhiều cải cách, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khó lòng muốn thực hiện vì những cải tổ này lại dính tới vấn đề giảm bớt độc quyền chính trị của đảng. [5]

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và cũng là một viên chức cấp cao cố vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, cho rằng chỉ có 5% của tảng băng tham nhũng lộ ra mà thôi; còn đến 95% vẫn còn chìm khuất.[6]

Báo cáo của Chính phủ Việt Nam trước Quốc hội ngày 29 tháng 3 năm 2007 nêu "Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện luật phòng, chống tham nhũng về mặt chủ quan do cấp uỷ, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực..." nhưng một số đại biểu không đồng tình và cho rằng thực trạng hiện nay là nhiều nơi không chống hoặc không dám chống tham nhũng vì vậy tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, càng chống lại càng tăng và càng lan rộng ra nhiều lĩnh vực.[7]

Theo Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2007 Chính phủ Việt Nam đã có bước đột phá có trọng tâm vào những vấn đề tham nhũng lưu cữu, khui ra những vụ việc lớn như Đề án 112, các vụ việc tại Hàng không Việt Nam, các vụ tại Ngân hàng Việt Nam.... vì các mảng này trước đây vốn là "vùng cấm".[8]

Biện pháp phòng chống

Quốc hội Việt Nam đã ban hành:

  • Luật phòng, chống tham nhũng (Luật số 55/2005/QH11) đã được Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  • Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Luật số 48/2005/QH11) đã được Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  • Nghị định 107/2006/NĐ-CP, được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để xảy ra tham nhũng trong tổ chức mà mình quản lý áp dụng cho cả cấp bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Cơ quan phòng chống tham nhũng

Cục Chống tham nhũng (Thuộc Thanh tra Chính phủ) được thành lập theo quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Về biện pháp chống tham nhũng có 3 điểm mấu chốt cần nghiêm túc thực hiện:

  1. Những cán bộ càng cao mà phạm tội tham nhũng thì phải nhận hình phạt nặng hơn những cán bộ thấp hơn vì là những người giác ngộ hơn.
  2. Các cơ quan thanh tra của Chính phủ và kiểm tra của Đảng nếu không phát hiện ra để hiện tượng tham nhũng xảy ra trong phạm vi mình quản lý thì:
    • nếu không biết thì phải giáng chức cấp hạ lương vì không đủ trình độ đảm nhiệm công tác được giao;
    • nếu biết mà không phát hiện, truy tố và có hành động bao che thì phạm tội đồng lõa với kẻ tham nhũng và được xử theo đồng phạm.
  3. Mở rộng dân chủ để đánh giá cán bộ đương chức. Hiện nay có tình trạng nhiều cán bộ của Đảng, Chính phủ đã từng là đảng viên trong sạch nhưng nay đã đứng trước vành móng ngựa như những tội đồ.

Giảng dạy phòng chống tham nhũng trong học đường

Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức ngày 5 tháng 11 năm 2007 "Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo" để phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính thực hiện, có khả năng bắt đầu từ cấp tiểu học có thể lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng trong những tiết đạo đức để các cháu tiểu học cảm thụ dần dần.[9]

Xét xử án tham nhũng

Vào năm 2008, hình như việc chống tham nhũng đang có vẻ như chùng xuống, không quyết liệt như khi mới ra Nghị quyết TƯ 3 hoặc khi Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời[10], theo thống kê năm 2008, số vụ án tham nhũng giảm 30% và số bị can giảm 25%[11]. Từ năm 2006 đến năm 2008, các vụ án tham nhũng lớn, các vụ án điểm ban đầu rất "to" nhưng sau lại "xìu dần". Theo báo cáo của Chính phủ, đã phát hiện 379 vụ việc tham nhũng, giảm 14% số vụ việc so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 357 bị cáo bị xét xử về tội tham ô tài sản, có 17 trường hợp tòa án tuyên không phạm tội, 5 trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và 139 bị cáo được hưởng án treo[12], các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đã bày tỏ băn khoăn về việc xử lý tội phạm tham nhũng mà số nghi can được hưởng án treo lên đến 30%[13]

  1. ^ Tạp chí Cộng sản V.I.Lê nin Chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng(Cập nhật: 21/4/2008) bài của Bùi Ngọc Thanh TS, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
  2. ^ V.I.Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1978,t.45, t.54, t.64, t.65 t.113
  3. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia 2002 t.6,t.490, t.534
  4. ^ Ban Tuyên giáo trung ương Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu Nxb Chính trị quốc gia t.20,21
  5. ^ [4]
  6. ^ [5]
  7. ^ Chống tham nhũng: Chưa coi trọng hay không dám làm? 00:29' 30/03/2007 (GMT+7)
  8. ^ "Năm 2008: Phải tính tới các biện pháp rút tiền về" 07:15' 29/10/2007(GMT+7)
  9. ^ Sẽ dạy phòng chống tham nhũng từ tiểu học? 05/11/2007(GMT+7)
  10. ^ Việc chống tham nhũng đang có vẻ như chùng xuống23:31' 18/07/2008 (GMT+7)
  11. ^ Viện trưởng VKSNDTC: Phải xem xét trách nhiệm cơ quan điều tra19:23' 23/10/2008 (GMT+7)
  12. ^ Chống tham nhũng: Quyết tâm cao hơn kết quả16:08' 08/10/2008 (GMT+7)
  13. ^ Án tham nhũng xử treo gần 30%!Thứ Bảy, 25/10/2008, 08:27 (GMT+7)
Quay lại trang “Tham nhũng/Lưu 1”.