Dự án Nguyên tố hóa học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nguyên tố hóa học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nguyên tố hóa học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Selenium rectifier

sửa

Selenium rectifier: trong hóa học, chế tạo vật liệu bán dẫn, nghĩa là tinh chế. Xem [1].Tttrung 09:55, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Rectifier là các bộ lọc các dòng điện xoay chiều để biến nó thành các dòng điện một chiều (các dòng nhấp nhô một chiều).
Cấu tạo: Các điốt (đơn giản nhất là 1 điốt) tuy nhiên để lọc tốt hơn thì phải là 2 (một đấu vào dây pha, một vào dây mát) hoặc 4 (điốt cầu) cộng với tụ điện có điện dung lớn mắc song song với bộ các điốt ở phía đầu ra và cuộn cảm mắc nối tiếp với một trong hai đầu ra của bộ lọc. Các điốt được sử dụng chủ yếu là điốt selen (có chứa một ít tali) chứ không phải là điốt silic do khả năng chịu được dòng điện có cường độ cao. Hệ số lọc phụ thuộc vào giá trị của tụ điện và cuộn cảm.

Vietdic dịch là lọc hay tinh chế không làm rõ nghĩa của từ và dễ làm cho người ta hiểu sai nội dung của khái niệm này. Xin xem thêm bài Rectifier có trong bản Wikipedia tiếng Anh. User:Vương Ngân Hà

Đã sửaTttrung 11:40, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Rectifier không phải là bộ nắn dòng?--Á Lý Sa 12:31, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Cám ơn.Tttrung 13:03, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Chiết suất

sửa

Chiết suất của kính bằng 1???? Xưa đến nay chỉ biết có chân không có chiết suất bằng 1. Xin kiểm tra lạiTttrung 09:58, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Cái này thì phải xem lại, nhưng từ unique thì có nghĩa là gì. Nếu chiết suất là duy nhất, đặc biệt thì đặc biệt hay duy nhất ở điểm gì??.User:Vương Ngân Hà
Đã xóa khi chưa rõTttrung 11:40, 28 tháng 4 2005 (UTC)
Có thể dịch là đồng nhất.--Á Lý Sa 13:22, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Tên muối

sửa

Tên muối hiện nay được gọi với gốc kim loại đứng trước, gốc acid đứng sau (như natri clorua thay vì clorua natri).--Á Lý Sa 10:23, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi có xem lại SGK hóa học lớp 11 do TS. Trần Quốc Sơn và Đỗ Tất Hiển biên soạn, in năm 2001 thì đúng là bây giờ đặt tên kim loại trước, tên gốc axit sau. Tuy nhiên, tôi thấy nó đúng là chẳng có một chuẩn mực nào cả. Ví dụ họ viết axetilen và các đồng đẳng ankin, etanol. Nếu đã viết etanol thì tại sao không phiên luôn là alkin và axetylen cho gần giống với tiếng Anh.

So sánh với khi tôi học hóa học, SGK của hai thời kỳ viết là:

  • Hữu cơ:
    • Acetylene-->Axêtylen, hiện nay Axetilen, nhưng tôi chắc là không ai đọc là a-xe-ti-len.
    • Ethanol -->Êtanon, hiện nay Etanol (Việt hóa nửa chừng mặc dù có lẽ vẫn đọc là Ê-ta-non)
    • Methane-->Mêtan, hiện nay Metan
    • Alkane-->Ankan, hiện nay vẫn là Ankan
    • Alkyne-->Ankin, hiện nay vẫn là Ankin
    • Cycloalkane-->Ankan vòng, hiện nay xicloankan
    • Hydrocarbon-->Hiđrôcacbon, hiện nay hiđrocacbon
    • Markovnikov's rule -->quy tắc Máccốpnicốp, hiện nay quy tắc Maccopnhicop, có lẽ nếu không hiểu một chút về hóa và nhà bác học này thì không hiểu là họ định viết về cái gì. Thà rằng họ viết Markovnikov còn dễ hiểu hơn.
  • Vô cơ:
    • Phosphorrus -->Phốtpho, hiện nay Photpho, không biết có đọc là phót-pho hay không.
    • Nitrogen-->Nitơ, không thay đổi.
    • Sodium chloride--> Clorua natri (hay nátri), hiện nay Natri clorua.
    • Ammonia-->Amôniắc, hiện nay Amoniac không biết có đọc là a-mo-ni-ác hay không v.v.

Tóm lại, cảm giác của tôi là trong lĩnh vực này, chẳng có gì là chuẩn mực cả. User:Vương Ngân Hà

Cảm ơn bác User:Vương Ngân Hà đã cho biết khá chi tiết về các tên gọi. Các -ol, -on(e), -yl... chắc giữ để cho giống quy ước quốc tế cho nhóm chức, gốc, liên kết,... Còn chữ ankan thì do chữ an ở đầu không có các vai trò đó.--Á Lý Sa 12:00, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Tại sao Á Lý Sa lại cho từ al- ở đầu các cụm từ như alkane, ankene, alkine, alkyl v.v không có nghĩa gì. Khi tôi học, SGK có viết nó có nghĩa là cùng. Ví dụ ankan (alkane) là cùng mêtan (methane) tức dãy đồng đẳng của nó do có cùng (chung) một số tính chất hóa học nào đó như mêtan. User:Vương Ngân Hà

Có thể nó có ý nghĩa đó (vì mọi cái tên đều có ẩn ý của nó), nhưng có thể nó không có vai trò trong việc định danh một chất hoá học.--Á Lý Sa 12:22, 28 tháng 4 2005 (UTC)
Quay lại trang “Thali”.