Thảo luận:Thừa Thiên Huế

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Hari caaru trong đề tài Tên gọi
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled

sửa

Trong khi chờ một bài viết về Lịch sử Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể tạm xem thông tin về HUẾ

Cần mở rộng

sửa

Những nội dung cần mở rộng

  • Phần địa lý, mở rộng thêm với các tiểu mục: Địa hình, Khí hậu, thủy văn, sinh vật, thổ nhưỡng...
  • Lịch sử: Trước thế kỷ 14, thế kỷ 14-16, 16-18, Tây Sơn, Nguyễn, Pháp,...
  • Văn hóa: Kiến trúc, âm nhạc, lễ hội, các làng nghề truyền thống,phim ảnh...
  • Du lịch: Thắng cảnh, chùa, Quần thể di tích Cố đô Huế, ...
  • Kinh tế

Các thông tin có thể tham khảo thêm tại:

  • “Dư địa chí Thừa Thiên Huế”. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010.--Tranletuhan (thảo luận) 02:46, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiếu trung lập

sửa

Tôi đã thêm thẻ POV vào phần lịch sử vì đoạn này dùng những từ ngữ thiếu trung lập: "quá trình xâm lược của tư bản phương Tây", " với biết bao chiến tích và sự tích anh hùng", " vinh dự tự hào vùng dậy", "vang dội khắp cả nước", "bao chiến công oanh liệt", v.v. ... NHD (thảo luận) 21:21, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tên gọi

sửa

Tại sao tên tỉnh Thừa Thiên - Huế lạ có dấu gạch nối ở giữa? Dấu gạch nối (-) trong Tiếng Việt chỉ dùng ghi ngày tháng, và việt hóa tiếng nước ngoài. Thừa Thiên Huế là tên chỉ tỉnh miền trung Việt Nam, là một từ Tiếng Việt tại sao phải thêm dấu gạch nối. Thêm vào đó các website của Huê (ví dụ: http://baothuathienhue.vn/, https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/) đều không có dấu gạch nối. Mặc dù nguồn gốc từ Thừa Thiên Huế là do ghép từ Thừa Thiên và Huế, nhưng không vì thế mà thêm dấu gạch nối. Chúng ta cần ghi chính xác tên Thừa Thiên - Huế nếu không theo thời gian sẽ không sữa được. Tôi kiểm tra các giấy tờ (cmnd, passport của tôi) thì đều ghi Thừa Thiên -Huế (chỉ có khoảng trắng trước dấu gạch nối).

Một điều tôi thấy trong trang wiki này là tên gọi được viết không thống nhất: lúc thì dùng dấu gạch dài Thừa Thiên – Huế (có khoảng trắng giữa 2 cụm từ), lúc thì dùng dấu gạch nối Thừa Thiên-Huế, lúc thì không có dấu gạch gì cả. Dấu gạch dài nằm trong tên gọi theo tôi là không đúng và nó làm cho tỉnh Thừa Thiên Huế như là 2 thành phần riêng biệt. Tôi đề nghị bạn nào chuyên về ngôn ngữ và Tiếng Viêt xác nhận tên là: Thừa Thiên - Huế hay Thừa Thiên -Huế, cùng với nguồn xác thực. Sau đó sữa lại toàn bộ các trang Wiki cho thống nhất. thảo luận quên ký tên này là của Ngovanmao (thảo luận • đóng góp).

Tôi đề nghị các thành viên thảo luận kỹ về việc đổi tên bài Thừa Thiên - Huế thành Thừa Thiên Huế. Tháng 1/2021, trên cơ sở 1 vài thảo luận chưa rõ ràng, Thành viên:Tuanminh01 đã vội vàng đổi tên bài. Trong khi đó, đây là bài viết có độ nổi bật cao, về chủ thể là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương của Việt Nam. Hungda (thảo luận) 23:22, ngày 18 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam đều sử dụng cách viết Thừa Thiên - Huế hoặc Thừa Thiên – Huế, tương tự Bà Rịa – Vũng Tàu hay Quảng Nam – Đà Nẵng. Ví dụ tại website của Tổng cục Thống kê ở đây. Hungda (thảo luận) 23:40, ngày 18 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Hungda: Trong Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 (nguồn mà theo bạn nói "là thông tin gốc", "văn bản do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành") viết tên tỉnh là "Thừa Thiên Huế" bạn nhé. Hari caaru (thảo luận) 19:07, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Hari caaru: Liên quan đến QĐ 124, bạn đã nói muốn dừng thảo luận, tôi cũng đã đáp ứng, do đó tốt nhất không đề cập thêm; thông tin nó rõ ràng, không cần nhấn nhá vào ngoặc kép đâu bạn. Hungda (thảo luận) 02:18, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thừa Thiên Huế

sửa
  •   Ý kiến Cách viết không có dấu gạch mới là cách viết chính xác nhất của tên tỉnh này. Tất cả văn bản hành chính từ năm 1989 đến nay và trang web của tỉnh hiện nay đều ghi tên là Thừa Thiên Huế.

Cả hai cách ghi đều đúng, tuy nhiên đối với tên bài tôi cho rằng cần đổi về cách viết được sử dụng phổ biến nhất trong các văn bản hành chính. Mong các bqv sửa lại. Xin dẫn chứng tất cả các nguồn ghi tên tỉnh là Thừa Thiên Huế

Xin phép bổ sung thêm một dẫn chứng là hình ảnh đường phố của Google Maps tại Trung tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế ở Huế, trong ảnh bảng hiệu ghi rất rõ là "Thừa Thiên Huế" [1] không có dấu gạch.

GiaoThongVN (thảo luận) 23:08, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thừa Thiên – Huế

sửa
  •   Đồng ý Ủng hộ phương án này. Bài này được khởi tạo từ năm 2005 với tên này. Lưu ý, - hay – đều như nhau vì tiếng Việt còn rất lằng nhằng về vấn đề này. Trên lý thuyết thì có sự khác biệt giữa 2 dấu đó nhưng thực tế thì mọi người xài cả hai như nhau. Người thích xài cái này, người thích xài cái kia. Gần đây, chưa có sự đồng thuận rõ ràng đã tự ý đổi qua tên "Thừa Thiên Huế". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:20, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Wiki được viết dựa trên nguồn, bài được khởi tạo từ năm 2005 với tên này có thể là do tác giả lúc đó căn cứ vào nguồn có tên này. Như tôi có nói ở dưới, tôi không nói cách viết có dấu gạch là sai, tuy nhiên ngặt cái là tên bài chỉ có thể chọn một vì vậy vấn đề hiện nay chỉ có quyết định tên nào là tên chính, rồi các cách viết khác sẽ làm trang đổi hướng. Hari caaru (thảo luận) 19:02, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
  Phản đối
Thường thì dấu "–" mới là dấu nối các tên trong một liên danh, nhưng vì bàn phím chỉ có "-" và "_" thôi nên mới dùng lẫn lộn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:46, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu bạn ủng hộ phương án không dấu thì phiền bạn điền ủng hộ ở trên chứ bỏ phiếu chống làm gì khi có 2 phương án để chọn? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:11, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Tôi không đồng ý Thừa Thiên – Huế vì tài liệu chính thức không dùng, nhưng cũng chưa muốn ủng hộ Thừa Thiên Huế vì chưa rõ tên này là liên danh hay không còn là liên danh.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:30, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Thông thường nếu đã viết không có dấu gạch thì điều đó cho thấy đây đã là một từ liền và không còn là liên danh nữa. Như tôi có nói ở dưới, thông thường mọi người có xu hướng tin rằng "Thừa Thiên – Huế" là tên đúng là theo thói quen. Còn nếu bạn thắc mắc rằng nếu "Thừa Thiên Huế" không phải là liên danh nữa vậy nó có ý nghĩa gì thì thực sự hiện giờ tôi chưa tìm được bài viết nào mổ xẻ ý nghĩa của tên này. Tuy nhiên theo cách hiểu của tôi thì chữ "Huế" trong "Thừa Thiên Huế" không phải chỉ riêng mỗi thành phố Huế hiện nay, mà nó là cái tên gắn liền với văn hóa rồi. Thực tế thì khi chúng ta nhắc đến khái niệm "người Huế", rõ ràng chúng ta đang nói đến người ở toàn tỉnh này nói chung, chứ đâu phải nói riêng người dân sống trong phạm vi thành phố Huế. Hari caaru (thảo luận) 20:52, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
"rõ ràng chúng ta đang nói đến người ở toàn tỉnh này nói chung, chứ đâu phải nói riêng người dân sống trong phạm vi thành phố Huế" = câu này cần nguồn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:04, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Những nguồn này bạn chịu khó tìm chút thì không thiếu. Đây là một trong số đó. Hari caaru (thảo luận) 22:03, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đoạn nào trong nguồn nói người Huế = người Thừa Thiên Huế vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:14, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bộ bạn không thấy cụm từ "người Huế vùng ven" ư? Hari caaru (thảo luận) 22:19, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Tôi không rõ bạn là người vùng nào mà lại chưa rõ về "người Huế". Tôi ở trong Nam và đó giờ tôi và gia đình cũng như những người xung quanh sẽ gọi một người là "người Huế" vì họ nói giọng Huế, chứ không nhất thiết vì họ đến từ thành phố Huế. Như những người Huế mà tôi biết, hầu hết quê họ ở vùng nông thôn nằm ngoài phạm vi thành phố, tuy nhiên họ vẫn được gọi là "người Huế". Hari caaru (thảo luận) 22:29, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanhNguyentrongphu: Vụ văn hóa con người có lẽ tôi đã nghĩ hơi xa rồi. Có một cách giải thích đơn giản mà lại thuyết phục hơn cho cái tên không có gạch nối, đây thực chất là một cách ghép tên ít phổ biến. Tôi lấy ví dụ một trường hợp sau: tại thị trấn Cửa Tùng của Quảng Trị, khi sáp nhập hai khu phố "Hòa Lý" + "Quang Hải", khu phố mới lại được đặt tên là "Hòa Lý Hải", tức là ghép toàn bộ tên Hòa Lý với chữ Hải trong "Quang Hải", thay vì theo cách thông thường sẽ chỉ lấy một trong hai thành tố của mỗi bên (tức là sẽ ra "Hòa Hải" hoặc "Lý Hải"). Ở đây có thể tên "Thừa Thiên Huế" cũng đã được ghép theo cách này, khi lấy toàn bộ tên gọi Thừa Thiên cũ ghép với một từ trong tên Huế. Tuy nhiên ở đây lại là trường hợp đặc biệt khi tên "Huế" chỉ có một từ duy nhất, thế là thành ra ghép toàn bộ. Và cũng chính vì điều này nên mọi người có xu hướng hiểu theo hướng liên danh, thế là thành ra cách viết "Thừa Thiên – Huế" cũng thông dụng luôn. Hari caaru (thảo luận) 16:18, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

sửa
  1.   Ý kiến @Hari caaru: Vì trước đây tôi thấy bạn có yêu cầu di chuyển trang này tại Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang#Thừa Thiên - Huế --> Thừa Thiên Huế nên mời bạn cho ý kiến. Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 12:24, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
  1.   Ý kiến Không rõ @Hungda: nói một vài thảo luận không rõ ràng là không rõ ràng thế nào? Tôi đã dẫn chứng, văn bản từ thời điểm tách từ tỉnh Bình Trị Thiên, trong nghị quyết đó đã viết tên tỉnh là Thừa Thiên Huế, rồi tất cả những văn bản thay đổi hành chính tại tỉnh này do Chính phủ ban hành về sau và gần đây nhất là Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đều dùng tên không có dấu gạch. Rồi chẳng lẽ những văn bản tôi dẫn ra không phải là văn bản chính thức do nhà nước ban hành hay sao? Hiện nay các cơ quan như trụ sở UBND, HĐND và các sở ngành đều dùng tên "Thừa Thiên Huế" trên biển hiệu, một trong số đó là đây. Hari caaru (thảo luận) 17:20, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bạn bình tĩnh nhé, tôi đâu có nói đến bạn mà phải hành văn như thế nhỉ? Đến trước khi viết đề xuất, tôi xem lịch sử trang thảo luận của bài và chỉ thấy một vài thảo luận. Việc thảo luận về bài này ở nơi khác, đáng lẽ khi kết thúc thảo luận phải dẫn link vào đây để mọi người biết, tôi cũng thực sự không biết nhé. Hungda (thảo luận) 02:18, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguyentrongphuNguoiDungKhongDinhDanh: Thực tế lần đó tôi đã khá đau đầu với tên gọi của tỉnh này. Kể cả các văn bản của nhà nước ban hành cũng chẳng có sự thống nhất, lúc thì có dấu gạch như Hungda đã dẫn ở trên, mà lúc thì không như tôi đã nêu ngay trên đây. Như vậy theo tôi hiểu là cả hai cách viết đều đúng chứ không cái nào sai, vấn đề chỉ có chọn cái nào làm tên chính của bài, rồi mấy cái khác làm trang đổi hướng. Cuối cùng tôi đã phải căn cứ vào 2 yếu tố quan trọng nhất sau đây để xác định để tên chính của bài là "Thừa Thiên Huế":
Những gì tôi nói trên đây hoàn toàn là dựa vào nguồn, chứ chẳng phải theo quan điểm cá nhân nào, mong hai bạn xem xét thật kĩ.
Hari caaru (thảo luận) 17:29, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Hungda và bạn đều dựa luận điểm trên văn bản hành chính. Điều này khá rắc rối. Tôi sẽ đợi xem có thêm luận điểm gì mới không và có thể cho ý kiến lại nếu thấy luận điểm mới mạnh hơn. Có thể còn nhiều yếu tố nữa mà chúng ta chưa nghĩ tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:34, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Bên cạnh văn bản hành chính, có một yếu tố khác tôi có nhắc đến hình như bạn không để ý, đó là tên trước trụ sở các cơ quan tỉnh này như tôi đã dẫn chứng ở trên. Bên cạnh đó, cùng là văn bản hành chính nhưng có 1 văn bản tôi dẫn có giá trị hơn hẳn, đó là nghị quyết thành lập tỉnh này, có thể xem như "tờ giấy khai sinh" cho tỉnh này vậy. Mà nếu bạn đã nói cả Hungda và tôi đều dựa luận điểm trên văn bản hành chính, vậy tôi có thể hỏi tại sao bạn lại thuận theo Hungda mà không phải tôi được không? Hari caaru (thảo luận) 18:45, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chính bạn cũng thừa nhận là 2 tên đều ok. Vậy chúng ta nên tôn trọng người đặt tên bài trước. Tên bài này đã có dấu từ rất lâu. Ví dụ bên en, American English vs British English, nên dùng cái nào? Cuối cùng, họ quyết định cái nào cũng ok và tôn trọng cách của người viết bài đầu tiên. Và, phải để Hungda phản biện nữa. Tôi không thuận theo Hungda; tôi tôn trọng người đi trước. Không nên thay đổi trừ phi có luận điểm mạnh hoặc tên cũ rõ ràng sai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:10, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Bạn cần nhớ rằng chủ thể ở đây là một đơn vị hành chính, nó có liên quan đến hành chính và pháp luật, vì vậy từng dấu chấm dấu phẩy đều rất quan trọng. Với một chủ thể như vậy, tôi sẽ không dựa theo tác giả của bài (vốn sẽ có quan điểm cá nhân trong đó). Nếu chủ thể là một người, hay một vật gì đó khác thì có thể xem xét kiểu đó, nhưng trường hợp này với tôi thì dứt khoát không. Ở đây tôi nói cách viết có dấu gạch không sai đơn giản chỉ vì có nguồn cũng viết như vậy. Nó không sai nhưng không có nghĩa là độ chính xác và độ phổ biến của nó sẽ bằng với tên gọi kia.
Đó là chưa kể mọi người có xu hướng tin rằng "Thừa Thiên - Huế" là cách viết đúng do đó đã trở thành thói quen, và tôi cũng từng như vậy. Vì tác giả bài viết không có mặt trong thảo luận này, nên bạn không thể khẳng định rằng tác giả sẽ giữ nguyên quan điểm của mình (lỡ biết đâu tác giả cũng sẽ thay đổi quan điểm sau khi đọc qua các nguồn tôi dẫn thì sao?). Xin phép tag tác giả bài viết là Lưu Ly để bạn có chút ý kiến trong cuộc thảo luận này.
Cùng là văn bản pháp luật nhưng còn phải xem xét đến các yếu tố giá trị pháp lý, cơ quan ban hành nữa, chứ bạn không thể đánh đồng mọi văn bản như nhau được. Và như tôi đã phân tích ở trên, nếu xét tới giá trị pháp lý và cơ quan ban hành thì rõ ràng tên gọi "Thừa Thiên Huế" thắng thế. Hari caaru (thảo luận) 20:04, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nói như bạn thì American English vs British English cũng có nhiều điểm khác nhau, khác biệt còn nhiều hơn 1 dấu. Bên en, cũng có 1 thời tranh cãi rất lớn vì vụ này. Có người thì nghĩ American English có độ chính xác và phổ biến hơn; người thì nghĩ British English. Quan trọng là 2 cái đều đúng giống như trường hợp này. Báo chí cũng dùng cả hai. Tôi nghiêng về tôn trọng người đi trước. Nếu người đặt tên bài này thay đổi quan điểm thì ok thôi. Phải để Hungda hay ai khác ủng hộ tên dấu nói lên quan điểm của họ đã. Có thể còn bằng chứng chưa được liệt kê. Mọi chuyện còn sớm và cần phải có thời gian cân nhắc. Tôi nói là tôi sẽ cân nhắc thêm sau khi có những luận điểm mới từ 2 bên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:57, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Giữa báo chí và văn bản hành chính thì lẽ đương nhiên là văn bản hành chính sẽ có giá trị hơn. Tôi vẫn chưa hiểu lắm việc tại sao nãy giờ bạn cứ dẫn ví dụ American English vs British English, vì rõ ràng tôi thấy nó chẳng liên quan gì đến trường hợp này, một chút giống cũng không có. Ở đây chẳng phải là người vùng này viết không có dấu gạch, người vùng khác viết có dấu gạch. Hari caaru (thảo luận) 21:09, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đối với tôi, phương án theo tác giả bài viết là phương án đối đế lắm rồi, chừng nào bất phân thắng bại lắm mới phải dùng đến. Ở đây, chủ thể là một địa danh, vì vậy tôi còn xét đến một yếu tố, đó là theo cách viết tại địa phương và tôn trọng họ (cụ thể ở đây là chính quyền địa phương, và đây cũng là luận điểm thứ hai của tôi bên cạnh văn bản pháp luật, mà có vẻ bạn chưa hề để ý tới). Và như tôi đã dẫn ở trên, tại địa phương dùng tên "Thừa Thiên Huế". Hari caaru (thảo luận) 21:16, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
P/s: Cũng xin nói thêm rằng việc theo người địa phương, trên viwiki đã có nhiều tiền lệ rồi. Một trong số đó là Brasil (ở đây Brazil cũng là cách viết đúng của tên quốc gia này, tuy nhiên chúng ta đã chọn sử dụng tên "Brasil" vì đó là cách viết trong tiếng Bồ Đào Nha, ngôn ngữ chính tại quốc gia Nam Mỹ này. Hari caaru (thảo luận) 21:21, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không phải nước nào chúng ta cũng gọi theo cách gọi của tiếng nước đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:34, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thứ nhất: chưa chắc nha. Còn nhiều yếu tố khác ví dụ nguồn hàn lâm. Mời xem vụ nhà (báo + hàn lâm) vs Nhà (văn bản hành chính). Thêm nữa, văn bản hành chính cho tên có dấu không phải không có. Nói chung, cần để Hungda phản biện.
Thứ hai: tôi thấy có liên quan vì nếu cả hai đều đúng thì nên tôn trọng cách người đầu tiên viết bài. Đây là cách làm của Wikipedia từ đó tới giờ. Mời xem Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc thống nhất sử dụng tên gọi Roma hay La Mã. Có rất nhiều vụ khác mà thôi không cần liệt kê ra hết.
Thứ ba: chỉ có Wikipedia tiếng Anh chứ không có Wikipedia Hoa Kỳ hay Wikipedia Anh nên vùng miền gì không quan trọng. Mọi người đều phải làm việc chung 1 môi trường có rất nhiều quan điểm khác nhau và hầu như ai cũng tự nghĩ mình là đúng (bao gồm tôi). Tuy nhiên, Wikipedia làm việc dựa trên sự đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:31, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Như tôi đã nói, với tôi phương án theo người khởi tạo chỉ sử dụng khi rất bế tắc rồi, còn trước đó nếu vẫn còn có tiêu chí để sàng lọc được thì tôi vẫn ưu tiên dùng. Thứ hai, có vẻ bạn vẫn cố tình chưa hiểu hay nhìn chi tiết tên trên bảng hiệu cơ quan mà tôi nói nãy giờ và vẫn cho rằng tôi chỉ dùng có mỗi nguồn là văn bản hành chính. Hari caaru (thảo luận) 21:58, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Trường hợp này cũng có thể "bế tắc" tùy theo tình hình. Tên trên bảng hiệu cơ quan là một luận điểm tốt. Tuy nhiên, như tôi đã nói nhiều lần là cần phải để Hungda phản biện (cứ cho là Hungda đại diện cho quan điểm kia). Nếu Hungda phản biện kém thì chuyện tôi đổi ý không có gì là bất ngờ. Dục tốc bất đạt. Phải từ từ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:07, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Hari caaru: Tôi dùng nhầm.  Y Đã sửa.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:43, ngày 19 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

  Ý kiến Tôi vừa xem lại 2 văn bản:

Nghị quyết năm 1989 về việc phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên: trang thuvienphapluat dẫn văn bản và viết "Thừa Thiên Huế" (tuy nhiên tôi khá băn khoăn vì không có được file scan, trong khi nhiều văn bản do thuvienphapluat gõ lại bị sai chính tả).
Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế: trang văn bản của Quốc hội nước CHXHCNVN, cũng ghi "Thừa Thiên Huế".
Như vậy, căn cứ vào văn bản hành chính tại thời điểm ra đời địa danh và văn bản mới nhất, nên thống nhất dùng tên bài "Thừa Thiên Huế". Hungda (thảo luận) 03:07, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thừa Thiên Huế”.