Thảo luận:Thịt chó
Untitled
sửa"Ở Việt Nam, dù nước không có quốc đạo song cũng là nơi đạo Phật được đông đảo người dân chấp nhận, thịt chó vẫn được một bộ phận dân cư đặc biệt ưa chuộng. "
Vế đầu không ăn nhập gì với vế sau ! LĐ
- Vế đầu nói về sự phổ biến của đạo Phật ở một nước không có quốc đạo. Người xưa có câu: Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!. Thiết nghĩ bạn nên bỏ công tìm hiểu vì sao đạo Phật được nêu ra ở đây trước khi có những phát biểu mang tính khẳng định như trên. Nó sẽ được tiếp nhận tốt hơn nếu đó là một câu hỏi. Nguoithudo 03:29, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Cẩu nhục
sửaBạn Newone thân mến, Nếu Anh Tú không nổi tiếng thì người ta nhái làm gì ? Riêng ở Nhật Tân có không dưới mười quán Anh Tú. Lê Thy 03:16, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Thy có thể cho địa chỉ chính xác quán anh Tú ngon nhất được không? Newone 20:57, 5 tháng 11 2006 (UTC)
Xin cho ý kiến: có nên viết ttrang về quán Anh Tú không? Haha 15:52
Cấm ăn thịt chó
sửaHình như ở các nước phương Tây người ta cấm ăn thịt chó? Có thành luật không? Newone 20:55, 5 tháng 11 2006 (UTC)
- Ở một số nước châu Âu họ xem ăn thịt chó là dã man nhưng tôi chưa thấy có luật nào cấm đoán. Ở Mỹ mà ai dám bán thịt chó trong nhà hàng thì chắc sẽ bị biểu tình rầm rộ liền. Chỉ có những nơi có nhiều người ăn thịt chó thì mới có luật cấm: như Hàn Quốc, California... Có một số tôn giáo cũng kỵ không ăn một số thịt: đạo Hồi và Do Thái không ăn thịt lợn, và Ấn Độ giáo không ăn thị bò. Nguyễn Hữu Dụng 23:15, 5 tháng 11 2006 (UTC)
... đạo Phật Đại thừa không ăn thịt, một số người (có nhiều tín ngưỡng khác nhau) không ăn thịt vì lý do đạo đức. Mekong Bluesman 22:18, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Lý do cấm ăn thịt chó là gì? Tại sao lại cấm thịt của chó chứ không phải loài khác? Newone 04:36, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Vì chó là bạn của con người, một số người còn đặt cả tên, rồi cho chó quyền thừa kế ... tựu chung là khi thấy con vật trung thành với mình bị giết mổ rồi ăn thịt thì cảm giác khủng khiếp lắm. FlaVia 12:33, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Hình như người Tây kỵ ăn thịt chó, chứ không có cấm (Việt Nam gần đây mới là cấm đó). Chó là con vật thân thiện, tốt bụng, nhiều người - nhất là những kẻ cô đơn - thường coi chó như bạn thân, như người thân thậm chí coi con chó còn hơn con người nếu xét về một số đức tính, nên họ không ăn và ghét cả người ăn cũng phải. Nghe nói hồi WC 2002 Hàn Quốc cho phân phát nước cốt thịt chó tại sân vận động và bị phản đối kịch liệt, 1 sự đáng bẽ mặt cho dân châu Á ăn thịt chó. Cái việc kỵ này tạo cho người ăn thịt chó cái cảm giác mình là "quái vật", song ai cũng biết, đã ghiền thịt chó mắm tôm rồi thì trời nhăn đất nhó cũng mặc. Tôi từ nhỏ giờ chưa ăn thịt chó nhưng hay bị chó cắn nên cũng không kỵ trò ăn thịt chó. Tôi nghĩ người Tây kỵ ăn thịt chó vì họ ít bị chó cắn chăng ?.Xiaoao (thảo luận) 18:46, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Chó là người bạn tuyệt vời cho con người mà ăn thì cảm thấy sợ lắm Nguyễn tùng bin (thảo luận) 14:29, ngày 20 tháng 6 năm 2018 (UTC)
Vì sao các dân tộc nông canh ăn thịt chó, dân tộc thảo nguyên thì không.
sửaĐối với hầu hết các dân tộc nông canh, thịt chó thật sự là một món ăn khoái khẩu, từ Hàn Quốc đến Việt Nam, từ Hà Nội, Nam Định cho đến Sài Gòn, không khó khăn dể tìm thấy một quán thịt chó. Tín đồ trung thành của quán thì cũng đủ các thành phần từ cô cậu - sinh viên lâu ngày gặp nhau, anh công nhân vừa lĩnh được ít tiền lương tháng, công nhân viên chức rãnh rỗi ngày cuối tuần.
Trong khi đó, với các dân tộc thảo nguyên hay có nguồn gốc thảo nguyên thì khác, họ không ăn, thậm chí ghê sợ việc ăn thịt chó, chẳng thế mà xém chút họ đã tẩy chay Worl Cup 2002 tổ chức tại Hàn Quốc vừa rồi. Đó là vì trên Thảo Nguyên, chó và ngựa là hai người bạn trung thành, gắn bó sống chết với mục dân. Chó chăn dắt và bảo vệ đàn gia súc, canh phòng sói lúc nủa đêm, trợ thủ đắc lực của người đi săn, chó là mũi, là tai là mắt, của người. Địa vị của chó ở trên thảo nguyên giống như con trâu trong làng xã nông nghiệp, tuy mục dân không thờ lạy nó nhưng rõ ràng không ai muốn ăn thịt chó, cũng như nông dân rất kỵ việc giết trâu, bò.
Địa vị của chó trong làng xã nông nghiệp thì lại khác, ở đây ngoài nhiệm vụ giữ nhà (mà cũng chỉ là giữ của cho các nhà giàu, chứ bần nông áo rách, nhà tranh thì đâu có gì phải giữ, chó nhà giàu cắn dân nghèo, gây thêm thù thêm oán, chưa kể phần lớn nông dân đến cơm ăn còn chẳng đủ, lấy cơm đâu mà nuôi chó) chó hầu như không làm việc gì lớn cho người. Các dân tộc nông canh có hằng trăm câu miệt thị liên quan đến chó như: chó chết, chó đẻ, đồ chó lộn giống, mồm thối như rắm chó…. Bởi địa vị thấp như thế nên nếu con chó nào không làm tròn được nhiệm vụ của mình, con nào có ý chống đối con người thì bị giết thịt, ăn thịt chó cũng không phải là điều định kiến đối với xã hội nông nghiệp.
[karlmc15]
Từ ý của bạn mình nghĩ tới dân tộc Mông Cổ là dân du mục, Thành Cát Tư Hãn ngày xưa chinh chiến đô hộ khắp Á Âu, có lẽ quân Mông Cổ đã truyền bá tư tưởng "cấm ăn thịt chó" ???? Vậy vấn đề này còn liên quan tới lịch sử :-?? Mình không hiểu rõ về lịch sử, tôn giáo và văn hóa lắm, có chút thiển cận mong mọi người thông cảm :P
Docconhatnhan 13:18, ngày 8 tháng 6 năm 2007
- Tôi nghĩ chỉ xét riêng ở VN cũng hiểu là không có chuyện như bạn nói, nên không cần phải giải thích tại sao. Ở VN có 1 người ăn thịt chó thì có 2 người (hoặc nhiều hơn) không ăn, đạo Chúa đạo Phật đều vậy, không thể nói nó là món khoái khẩu của dân ta, mà chỉ có thể nói là của 1 số đông người. Việc ăn chó hay không có lẽ liên quan đến sự giáo dục ban đầu và cả tính tình,...(nói mò thêm sợ lạc đề) Xiaoao (thảo luận) 18:56, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Sói là biểu tượng của người du mục thảo nguyên, mà sói với chó là từa tựa nhau có ai dám ăn con vật biểu trưng của mình không. Như con trâu, nếu bây giờ mấy bạn ra hỏi một bác nông dân "thịt trâu ngon, ăn thịt trâu đi" bảo đảm bạn sẽ bị bác cầm cuốc rượt ngay. Cài này gọi là tập tục hay gì đó cũng được.--xvη=2*10 05:25, ngày 24 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Theo tôi, thịt trâu không hề có cấm kị gì như Xvn viết. Chuyện đó là bình thường, nhất là khi hiện nay nhiều nơi đơn giản nuôi trâu chỉ để bán cho các lò mổ mà không dùng chúng vào việc làm sức kéo. Ngay cả những vùng dùng nó về cơ bản để làm sức kéo thì những con trâu quá già vẫn bị đưa ra giết mổ như thường mà không ai nói rằng thế là dã man và tôi cũng chưa thấy nơi nào đưa chúng đi chôn cất cả. 203.160.1.59 (thảo luận) 07:31, ngày 24 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Xem thêm
sửaTại sao phần xem thêm để Thịt mèo thế ? Ăn thịt chó chưa đủ à Xiaoao (thảo luận) 18:30, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Về hình ảnh minh họa bài viết
sửaCó vẻ bài này lại lặp lại thói dùng hình ảnh không có khả năng biểu cảm cao và không mang tính đặc sắc cho bài viết. Y như trong bài viết về con người, tự dưng "chua" thêm hình ảnh nửa bộ mặt người để râu với chú thích "Râu của một người đàn ông" (Xem bài viết trên khắp các Wiki khác không bài nào dùng hình không mang tính đặc sắc này). Hôm nay thì người ta lại vác luôn hình ảnh vụ "rượu thịt chó" của các thành viên Wikipedia tại Hà Nội ngày hôm qua vào bài. Vứt phăng hình ảnh lên mà chả chú thích "đây là cái gì". Thử đặt vào vị trí một độc giả nước ngoài đang học tiếng Việt, người ta nhìn cái "mâm rượu thịt chó" kia sẽ phải "hiểu" đây là cái gì? 203.160.1.74 (thảo luận) 07:33, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Vứt phăng vào mà không chú thích là lỗi của tôi. Còn hình ảnh mà không có khả năng biểu cảm cao thì tôi thấy đáng hoan nghênh. Chán ốm cho những ý tưởng định biến Wikipedia này thành cái gì đó thật hàn lâm, thật lịch lãm. Tôi thích wikipedia chính xác và bình dân (đại chúng) hơn, vì thế tôi sẽ tiếp tục phong cách này.--Bình Giang (thảo luận) 09:01, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Các wiki khác đã có bài viết thêm về tiểu hổ nữa nè:
Newone (thảo luận) 02:43, ngày 19 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Tôi thấy hình ảnh treo 1 con chó nguyên con lên cũng dễ gây phản cảm – Linhnhi97 (thảo luận) 11:33, ngày 28 tháng 8 năm 2022 (UTC)
Không nên ăn thịt chó
sửaVì theo tôn giáo, quốc gia phương tây việc ăn thịt chó và mèo bị coi là ghê tởm và bị cấm. Lý do là chó bị coi là ghê tởm và được coi là loài vật trung thành. Chó là người bạn của con người. Rất nhiều câu chuyện gây xúc động cho nhiều người về lòng trung thành của loài chó. Chó rất thân thiện,tốt bụng, tình cảm,trung thành và luôn bất chấp tính mạng để cứu chủ nhân. Khi ăn vào có nghĩa là mình đang ăn người bạn của mình và có cảm giác khủng khiếp lắm Nguyễn tùng bin (thảo luận) 14:27, ngày 20 tháng 6 năm 2018 (UTC)