Thảo luận:Thập tự chinh

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Ctmt trong đề tài POV
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Công giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Công giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Công giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Thiếu tên đề mục

sửa

Một đề tài cần thiết nhưng hình thức không tốt, tôi xin sửa lại cho phù hợp với văn phong wikipedia Doanvanvung 16:13, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời

Cám ơn Doanvanvung đã làm cho bài này tốt hơn. Tôi cũng đã sửa thêm và muốn nhắc lại vài "văn phong" dùng tại Wikipedia tiếng Việt (nếu Doanvanvung đã biết thì không phải đọc lại):
  • Wikipedia tiếng Việt dùng dạng ngày xx tháng yy năm zzzz;
  • Thế kỷ được viết như thế kỷ thứ 6, thế kỷ 20, thế kỷ 32 TCN (TCN = trước Công nguyên);
  • Thập niên được viết như thập niên 1760 hay thập niên 1980 (thay vì thập niên 60 của thế kỷ XVIII hay những năm 80 của thế kỷ trước);
  • Thời gian chúng ta đang sống được gọi là Công nguyên, trước đó là "trước Công nguyên", "sau Công nguyên" chưa xảy ra (đọc bài Công nguyên);
  • Wikipedia tiếng Việt dùng các tên riêng theo dạng càng gần gốc gốc của chúng càng tốt, thí dụ Johnson thay vì Don-sơn, Gorbachyov hay Gorbachev thay vì Goọc-ba-sốp... các tên Á Đông được viết bằng Hán-Việt theo lối "họ trước, tên sau", các tên dùng ký tự Cyrill như tên Nga, tên Ukraina được chuyển tự, các tên dùng ký tự Hy Lạp cũng được chuyển tự;
  • Tên của các quốc gia có thể tìm tại bài Danh sách quốc gia; tên các địa danh cũng dùng tên gốc, thí dụ Venezia thay vì Venice (vì đó là tiếng Anh) hay Venise (vì đó là tiếng Pháp);
  • Các tên đã quá thông dụng trong tiếng Việt như Anh, Pháp, Ý, Úc, Luân Đôn, Hồng Kông... thì giữ.
  • ...
Mekong Bluesman 01:33, ngày 14 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn bác Mekong Bluesman đã sửa tiếp bài này và các bài viết khác nữa. Trước đây nhiều khi em vẫn nhầm lẫn là có sau Công nguyên rồi vì có nhiều tài liệu cũng viết nhầm lẫn như thế. Vậy, bài viết này có đoạn "Khoảng thế kỷ VII sau Công Nguyên,..." là không chính xác. Về văn phong Wikipedia thì em vẫn chưa nghiên cứu kỹ lắm, sẽ đọc thêm sau, cám ơn bác đã cung cấp thông tin thêm các quy ước về văn phong wikipedia, nhất là phần tên các nước, tên riêng. Đôi khi phần này làm cho người viết lúng túng không biết cách dùng chính xác Doanvanvung 03:01, ngày 14 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời

Tôi tạm đưa phần dưới đây vào trang thảo luận vì số liệu thống kê thập tự quân rất phức tạp và cần dẫn chứng nguồn tin cậy, những ý khác trong đoạn này đã được đưa vào bài viết ở những chỗ khác nhau:

  • Thập tự chinh thứ nhất quy tụ khoảng 600.000 quân và nhiều danh tướng của Đức, Ý, Pháp kéo dài khoảng 2 năm rưỡi, từ năm 1096 đến năm 1099, đã chiếm lại miền Tiểu Á, xứ Syria và Palestina và đặc biệt là vùng Đất Thánh Jerusalem vào năm 1099, và mất nó vào năm 1187 bởi các cuộc tấn công của các nước Hồi giáo và vua Saladin (trước cuộc Thập tự chinh lần 3).

tieu_ngao_giang_ho1970 12:09, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi lại đưa tiếp đoạn này vào trang thảo luận vì những gì viết ở đây nằm trong bối cảnh của Thập tự chinh thứ nhất đã được trình bày ở phần trên rồi:

  • Giáo hoàng Urban II nguyên là giáo sĩ dòng Clyny tháng 11-1095 tại phiên họp tôn giáo khai diễn ở Clermont phía nam nước Pháp, Urban II đã tác động các tầng lớp tín đồ cuồng nhiệt tại địa phương này. Ông ta công kích sự tàn bạo của các lãnh chúa trong nước cũng như sự bạo hành của đạo Hồi đồng thời ca ngợi những thành tích vinh quang của người Pháp rồi sau đó kêu gọi các lãnh chúa, kị sỹ và tất cả những người nông dân ở đây hãy cầm vũ khí lên đường giải phóng mộ Chúa để cứu lấy thánh địa Jerlusalem. Ông ta gọi đây là cuộc thánh chiến "Thập tự giá chống trăng lưỡi liềm" và những ai đáp ứng lời kêu gọi này tham gia cuộc thánh chiến sẽ được "chuộc tội" nếu chết trong chiến đấu sẽ được lên thiên đường. Mùa xuân năm 1096 có hơn sáu vạn nông dân phá sản ở đông bắc Pháp và phía tây nước Đức tổ chức thành một đội ngũ khổng lồ men theo sông Rhin và sông Danube sang phía đông. Họ thiếu thốn lương thục phải ăn xin dọc đường. Trong đó có những phần tử lưu manh đã thừa cơ cướp bóc. Đội ngũ này suốt dọc đường đi thường bị tập kích nên một số đông đã chết. Khi họ đến vùng tiểu Á thì bị người Seljuk đánh bại một cách dễ dàng, chỉ còn chừng 3000 người chạy được đến Constantinople. Đến mùa thu cùng năm một đội kỵ sĩ chừng ba bốn vạn người của Pháp, Ý và Đức mở đầu cho cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất mới xuất phát từ Lorraine, Lyon, Toulouse, chia thành bốn đường tiến quân. Khi Thập tự quân tiến vào vùng đất của Byzantine liền ra tay cướp bóc làm cho vua nước này sợ hãi. Ông tìm cách mua chuộc hoặc trấn áp Thập tự quân làm cho một số lãnh tụ của Thập tự quân bằng lòng phục vụ ông ta với điều kiện nếu chiếm được một thành phố, một khu vực nào trước đây thuộc Byzantine thì phải trao lại cho ông ta. Chính vì vậy ông ta giúp đỡ Thập tự quân nhiệt tình giúp họ nhanh chóng vượt qua eo biển Bosporus. Sau khi Thập tự quân đến vùng Tiểu Á trước tiên bao vây Nicaea. Do sự sắp xếp của Hoàng đế Byzantine quân đồn trú đầu hàng. Trong khi Thập tự quân tiến về Syria thì Byzantine nhân cơ hội đó lấy lại vùng đất tại tây Tiểu Á của họ trước đây. Đến năm 1098 nhũng nơi như Edessa, Antiochia lần lượt bị Thập tự quân chiếm. Đến ngày 7 tháng 6 năm 1099 với lực lượng hơn bốn vạn người trong đó có hai vạn quân tinh nhuệ, Thập tự quân kéo tới chân thành Jerusalem, quân giữ thành không quá một nghìn mà Thập tự quân đến tận ngày 15 tháng 7 mới chiếm được Jerusalem.

tieu_ngao_giang_ho1970 12:14, ngày 18 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, tôi thấy điều cần sửa đổi trong bài này là tên các vị vua không kèm theo xuất xứ của họ.Ti2008 (thảo luận) 03:08, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bối cảnh, nguyên nhân, động cơ

sửa
  • Kinh tế, chính trị: những cuộc thập tự chinh diễn ra trong thời kỳ mà dân số châu Âu phát triển mạnh mẽ và các học giả cho rằng trên khía cạnh này nó có động cơ tương tự như cuộc tấn công của người Đức vào phương Đông cũng như cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha. Những cuộc thập tự chinh nhằm mục đích chiếm giữ những vùng đất mới để mở rộng sự bành trướng của phương Tây với các quốc gia Địa Trung Hải. Tuy nhiên thập tự chinh khác với những cuộc tấn công, xâm chiếm của người Đức và người Tây Ban Nha ở chỗ nó chủ yếu dành cho tầng lớp hiệp sỹnông dân du cư ở Palestine.

Không biết người Đức tấn công vào phương đông lúc nào? Còn Tây ban nha xâm chiếm ai? Đệ nhị thế chiến? Bài này nhiều thông tin và hình ảnh đẹp, đề tài lại quan trọng đối với lịch sử nhân loại, nếu có người nắm vững về đề tài này đề cử làm bài chọn lọc thì tôi sẽ bỏ một phiếu thuận.Bánh Ướt (thảo luận) 07:04, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

POV

sửa

Bài này cần được duyệt lại, ngay đoạn mở đầu có ý thiên về phe Công giáo. Ví dụ "giải phóng" đất thánh chống lại "sự thống trị" của......Ctmt (thảo luận) 10:54, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Thập tự chinh”.