Thảo luận:Thánh Gióng
Untitled
sửaCho tôi hỏi, tên là Thánh Dóng hay Thánh Gióng, tôi chỉ thấy cụm từ sau, chưa thấy cụm từ trước bao giờ cả. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:35, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Tôi cũng đang định thắc mắc như vậy. conbo 06:36, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Đây là theo cách hợp nhất chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Bạn xem bên nomfoundation.org thì sẽ thấy dóng=gióng. Từ điển chữ Nôm của Trần Văn Kiệm cũng ghi vậy (bản điện tử có trên nom.netnam.vn). Tên chính thức của làng là "Phù Đổng" và tên vị thánh là "Phù Đổng Thiên vương". Chính "Đổng" là cái gạch nối với "Dóng". Tiếng Việt nếu viết theo chữ Nôm thì hai chữ viết như một. Trường hợp Đ=D ta còn thấy trong những cặp đĩa=dĩa, đẩy=dẩy, dầm-dề=đầm-đìa, cây đa=cây da... Những chữ này viết theo dạng chữ Nôm đều là một tuy rằng chữ Quốc Ngữ nay phân biệt đ/d. Tuy vậy ta cũng biết hai chữ này thời xưa phát âm rất giống nhau nên khi giáo sĩ Tây phương sáng chế chữ Quốc Ngữ họ đã dùng d và đ để ghi âm, chứng tỏ rằng đ và d là "song sinh". Xét vậy thì ông thánh làng "Phù Đổng" tên nên viết là "Dóng". "Đ" chỉ ăn khớp với "D" chứ không "Gi" được. Vài lời minh bạch.Duyệt-phố 16:22, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Tôi công nhận một số ý của anh về cách dùng Đ và D là giống nhau, nhưng ý như Đổng tương đương với Dóng, thì tôi không tin lắm. Tôi tra thử trên trang chữ Nôm mà anh nói thì Gióng có rất nhiều chữ tương ứng, nhưng Dóng thì chỉ có 1 chữ, và chữ đó nằm trong Gióng (chữ có mã U+22da2). Như vậy Gióng với Dóng đâu hoàn toàn giống nhau? Có rất nhiều chữ Gióng khác mà. Tuy nhiên, lý do chính của tôi để giữ chữ "Thánh Gióng" là do hiện nay sách giáo khoa cũng như tất cả các công trình tượng đài và sách báo Việt Nam đều ghi là "Thánh Gióng", cho nên nghiễm nhiên nó phổ biến. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:08, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Trang bách khoa toàn thư Việt Nam viết Thành Gióng [1].Lưu Ly 02:30, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Trần Quốc Vượng trong Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm có nhắc đến việc Cao Huy Đỉnh gắn các tên "Đổng", "Dóng" với "Dông" và ông Vượng gọi hội Gióng là "Tết mưa dông". Tuy vậy tôi chưa có tài liệu của ông Đỉnh để xem cho có đầu có đuôi.tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:34, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Nhà Ân nào?
sửaTheo tôi nên bỏ phần ghi chú giặc ngoại xâm là nhà Thương hay nhà Ân bên Trung Hoa. Thứ nhất trong truyện cổ chỉ nói giặc Ân xâm lược, không hề nói rõ là giặc Ân từ đâu đến???? Thứ hai triều đại Ân Thương trong lịch sử Trung Quốc mới chỉ nằm phía bắc sông Hoàng Hà, còn cách Việt Nam rất xa, không thể có chuyện họ đem quân đi xa hàng vạn dặm như thế xuống xâm lược nước ta trong khi còn cả vùng phía Nam sông Trường Giang chưa hề khai phá được. Như vậy giặc Ân ở đây gần như chắc chắn không phải là Nhà Thương của Trung Quốc, có lẽ chỉ là một bộ tộc khác nằm đâu đó vùng biên giới Việt Trung ngày nay thôi. Vn.Jimmy 16:54, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Nhà Thương - Ân của Trung Quốc chứ còn nhà Thương nào nữa! Có thế mới là truyền thuyết bạn ạ. Hồi đó các cụ làm gì có sách vở vẽ bản đồ rõ ràng như bây giờ? Nhà Trần truyền cả gần chục đời, nhà Lê lại truyền cả 6 đời nữa, thế mà tới Trần Cảo tự xưng là cháu 5 đời của Trần Thái Tông, vẫn nhiều người tin, nhao theo khởi nghĩa cùng! Hãy thông cảm cho tiền nhân!--Trungda (thảo luận) 04:05, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Tại sao lại không thể, theo như Lĩnh Nam chích quái có ghi chép thì lãnh thổ của Việt Nam thời đó phía Bắc giáp với hồ Động Đình (thuộc tỉnh Hồ Nam hiện nay. Còn nhà Ân thuộc các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Như vậy thời Hùng Vương có lãnh thổ gần như là giáp với nhà Ân rồi còn gì. Huế mộng mơ 2018 03:30, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Tại sao nhiều người cứ cho rằng giặc Ân (tương ứng với Nhà Ân theo lịch sử Trung Quốc) là một triều đại nằm rất xa nước Việt cổ và vì vậy không thể có chuyện giặc Ân xâm lược nước Việt cổ và từ đó cho rằng không thể có chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân? Nhà Ân theo lịch sử Trung Quốc là một triều đại hùng mạnh ở phương bắc, chinh chiến nhiều nơi, khiến nhiều dân tộc khiếp sợ... phải chăng vì vậy vào thời Nhà Ân khi nói đến giặc từ phương bắc người ta có thể sẽ đồng nhất nó với nhà Ân? Điều này chẳng phải cũng đã có tiền lệ trong lịch sử (như giặc Tàu, giặc Tây...) hay sao? Tôi cho rằng chẳng phải ngẫu nhiên mà dân gian lại lưu truyền tích Thánh Gióng đánh giặc Ân vì vậy, hãy khoan chỉ dựa vào vị trí địa lý mà phủ định nó!
Vường nhà
sửaXin cho hỏi "vường nhà" là gì? Từ Việt này hình như cổ quá, nên bây giờ tôi không biết nó có phải là tường nhà không? 118.71.183.72 (thảo luận) 00:56, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Hay là "vườn nhà"?--210.245.52.154 (thảo luận) 01:56, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Sử sách
sửaviết thiếu 1 phần "...một áo giáp sắt và...." trong câu nói của Thánh Gióng --Nganbao12 (thảo luận) 20:41, ngày 21 tháng 9 năm 2011 (UTC)
Nguồn gốc
sửaNhiều tài liệu cho rằng Thánh Gióng là một biến thể của Tỳ Sa Môn từ Ấn Độ.113.162.238.108 (thảo luận) 05:01, ngày 20 tháng 8 năm 2014 (UTC)
- Nếu có nguồn đáng tin cậy thì bổ sung vào bài.113.169.140.85 (thảo luận) 15:21, ngày 27 tháng 8 năm 2014 (UTC)
- Tôi tìm thấy một nghiên cứu tại đây: http://www.academia.edu/7397122/Bi%E1%BB%83u_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_Th%C3%A1nh_Gi%C3%B3ng_T%E1%BB%AB_huy%E1%BB%81n_tho%E1%BA%A1i_%C4%91%E1%BA%BFn_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_th%C3%A0nh_v%C4%83n_The_Symbol_of_St_Giong_From_Myth_to_Historical_Text_in_Vietnam_. Randall uob (thảo luận) 03:52, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Xem [2]
những câu thơ về thánh Gióng
Ve vẻ vè ve
Nghe vè Thánh Gióng
Có bà đồng bóng
Ở góa đã lâu
Đi cầy ruộng sâu
Gặp bàn chân lạ
Bà thấy vui dạ
Ướm thử xem sao
Nào ngờ nao nao
Về nhà nôn ọe
Trọ trà trọ trẹ
Tận một năm giời
Thằng ku ra đời
Đặt tên HẢI GIÓNG
Suốt ngày thích hóng
Chẳng chịu nói năng
Chân cẳng thẳng băng
Đặt đâu nằm đấy
Bố mẹ đi cấy
Ở nhà tự chơi
Bỗng nhiên cuộc đời
Đổi không báo trước
Số là quân cướp
Từ bên khựa sang
Vội vội vàng vàng
Vua đi tuyển tướng
Gặp thằng ku bướng
Bỗng nhiên phọt ra
Ới mẹ ới cha
Sứ đâu tao gặp
Đúc tao một cặp
Roi sắt trăm cân
Thêm một cái mâm
Làm khiên cũng tốt
Áo giáp hợp mốt
Thế kỷ hai mươi
Tao chính trên trời
Đang đi công tác
Việc giời tạm gác
Xuống giúp chúng mày
Vua thấy quá hay
Cấp ngay vũ khí
Ai ngờ một tý
Roi sắt gẫy lìa
GIÓNG bị giặc kia
Chém làm hai đoạn
Thì ra quan hoạn
Ăn bớt vật tư
Roi sắt bị hư
Trám nhôm vào đó
Cái đồ con chó
Làm GIÓNG thăng thiên
Sau khi quy tiên
Phong TỨ BẤT TỬ!!!
Đúng thì like cái nhẩy — thảo luận quên ký tên này là của Củ cải biết đi (thảo luận • đóng góp). 14:06, ngày 10 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Trùng lặp đề mục
sửaBài lặp 2 mục lớn về "Truyền thuyết"
Tam quan hay ngũ quan?
sửaCó ba cổng chính và hai cổng nhỏ hơn thì nên gọi là ngũ quan chứ không phải tam quan.
"Quan" có nghĩa là cổng, cho nên không nên viết lặp ý "cổng tam quan" hoặc "cổng ngũ quan".
Diệp Minh Tâm
116.108.130.204 (thảo luận) 11:22, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)