Thảo luận:Thái Luân

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Én bạc trong đề tài Xếp hạng 7 trong số 100 người ảnh hưởng nhất

Untitled

sửa
  • Consort Song (宋貴人) = Tống Quý nhân
  • Empress Deng Sui (鄧綏) = Hoàng hậu Đặng Tuy


  • paperwork secretary (中常侍) = chuyên gia về giấy (中常侍).... ối trời!
Cho hỏi: paperwork secretary là gì? Và đi tận gốc: Chức quan Trung Thường Thị 中常侍 được lập ra đời Đông Hán có nghĩa chính xác là gì? Nếu không có chữ Hán 中常侍 đi theo thì có lẽ đoạn văn này không bao giờ được sửa.
Cám ơn đã tra hộ mấy chữ Hán. Nhiều khi tôi vội cũng chẳng tra, mặc dầu có mấy cuốn từ điển. May mà đây là bách khoa mở, ai cũng đóng góp một chút để giúp người khác được. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:18, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì một khi người đàn bà được vua sủng ái mà không phải hoàng hậu thì có lẽ cao nhất họ sẽ được phong là Quý phi (không rõ nhà Hán có các trật tự đại loại như Hoàng hậu, Quý phi, Minh phi, Kính phi v.v hay không. Nhờ ai đó am hiểu về vấn đề này tra cứu giùm. Còn nhà Nguyễn ở Việt Nam thì trong hàng cung tần mỹ nữ có bậc cho cung tần gọi là quý nhân nhưng địa vị rất thấp (hàng 8/9), rất khó có khả năng trở thành địch thủ của hoàng hậu. Còn quan trung thường thị theo tôi là người lo về các công việc giấy tờ trong cung có lẽ đúng hơn là người phụ trách làm giấy. Vương Ngân Hà 13:27, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đọc truyện Tam quốc diễn nghĩa còn thấy Trung Thường Thị biết dùng kiếm, đánh nhau. :)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:29, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nói "giấy tờ" dĩ nhiên là đúng hơn,... nhưng Trung Thường Thị làm được đủ trò, thạo võ thuật, dùng kiếm,... mặc dù đã bị "hoạn"... :D

Sai liên kết

sửa

Tôi nhấn vào mục "Kỹ thuật làm giấy" thì nó liên kết vào đây... bài này đâu có chữ nào về các "cách thức làm giấy" đâu nhỉ -- tôi xóa liên kết này nhé! Nếu ai đó không hài lòng xin tự nhiên mở lại nhưng nhớ thêm vào ngoặc đơn cho rõ hơn.

Cài Lún

sửa

Có khi nào Thái Luân được gọi là Cài Lún trong tiếng Việt không? Cài Lún là theo bính âm, dấu huyền và dấu sắc trong chữ này không nên được phát âm như trong tiếng Việt. Nguyễn Hữu Dng 20:06, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời


Lần ra sự thật

sửa

Quế Dương là đất Việt, bị nhà Hán chiếm và chia cắt, nhiều lần thay đổi, sát nhập cốt để người đời sau lần tìm về cội nguồn không biết đâu mà căn cứ.

Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt, làm quan trong triều của nhà Hán. Và công trình phát minh ra giấy của ông bị người Tầu nhận là do người Tầu làm ra!

Nhà Hán chiếm đất Việt bao gồm toàn vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang), chia cắt, thay đổi địa danh, vẽ lại bản đồ... cốt để xóa hết dấu vết của dân tộc bị chiếm.

Trong tập bản đồ lịch sử ấn hành năm 1991, tạp National Geographic cung cấp đầy đủ các chi tiết lịch sử Trung Hoa từ thời sơ khai hơn 5.000 về trước. Tài liệu giá trị này ghi rõ địa bàn gốc của dân tộc Tầu là vùng châu thổ sông Hoàng Hà ở về phía bắc.

Trong khi tổ tiên của dân tộc Tầu còn sống đời du mục trên lưng ngựa rày đây mai đó thì tổ tiên của người Việt đã định cư ở châu thổ sông Trường Giang (Dương Tử) ở phương Nam.

Ðiều này Khổng Tử đã viết rành mạch trong sách Trung Dung “Ðộ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam. Người quân tử ở đấy. Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường bạo ở đấy.” (Ðây là lời giảng về sức mạnh của Khổng Tử cho đệ tử tên Tử Lộ).

Cũng Khổng Tử, trong Kinh Thi, đã trân trọng ghi lại ca dao Việt (trong cả hai thiên Chu Nam và Thiệu Nam) phản ảnh nền văn hiến rực rỡ của giống Việt, biết coi trọng luân thường đạo lý, trong khi người du mục hung bạo phương Bắc, sống đời lang chạ.

Kinh Thi, xếp Nhị Nam là Chu Nam và Thiệu Nam làm “Chính Phong” để ứng dụng những ca dao ấy vào gia đình, làng xóm và nhà nước mà giáo hóa cả thiên hạ.

Chu Nam là các nước ở phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm, cai trị và đồng hóa. Còn Thiệu Nam là lãnh thổ phương Nam của Việt tộc bị nhà Chu chiếm được, cắt phong cho Thiệu Công Thích để làm thái ấp (đất hưởng lộc).

Từ sử liệu của National Geographic Magazine (Mỹ) và các nhận định rải rác của Khổng Tử, Tư Mã Thiên và nhiều sử gia khác trong Minh sử, Thanh sử... những người nghiên cứu về dân tộc Việt ngày càng có thêm chứng cứ để làm sáng tỏ những gì đã bị khuất lấp, đã bị thực dân văn hóa Tầu xuyên tạc, bóp méo.

Tống sử còn lưu dấu vết nhà Tống học cách tổ chức quân đội của nhà Lý Việt Nam: “Thái Duyên Khánh, là tri châu ở đất Hoạt, thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước theo quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, cung tiễn phủ, nhân mã đoàn làm 9 phủ. Hợp 100 đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu bốn bộ. Mỗi đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ, quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mã phiên binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. Còn về sự kiềm chế, thì cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn với nhau, cho khỏi sinh biến. Vua Thần tông nhà Tống khen mãi.”

Minh sử còn ghi hai sự kiện: Thứ nhất, mỗi khi tế thần súng, người Tầu phải tế Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, người mang bí quyết làm súng đại bác (thần sang) của nhà Trần sang nộp cho nhà Minh và được nhà Minh phong cho làm bộ trưởng 2 bộ quốc phòng và xây dựng); thứ hai, công trình kiến trúc, xây dựng thành Bắc Kinh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay là do “công trình sư trưởng” (như là kiến trúc sư trưởng ngày nay) Nguyễn An, một thái giám người Việt, đảm trách. Bộ Minh sử này đã được dịch sang Anh ngữ: “The Cambridge History of China”, xếp vào quyển thứ VII, ghi rõ “Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập.

Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông.”

Trong tất cả sách vở do người Hoa biên soạn, lúc nào họ cũng “tự hào” về nước Trung Hoa rộng lớn nhất thế giới, người Hoa tài giỏi và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn minh của nhân loại.

Sách của người Hoa và người Hoa chẳng bao giờ dám giải thích minh bạch về sự bành trướng từ 1 bộ lạc du mục ở lưu vực sông Hoàng Hà, xua quân xâm lăng mở rộng biên cương, tiêu diệt nhiều dân tộc để có được 1 bản đồ mênh mông như ngày nay. Thế nhưng tạp chí National Geographic đã làm việc đó, đã ghi nhận đủ các chi tiết cần thiết sau khi tra cứu công phu.

Tìm trong kho tàng lưu giữ các loại sách lớn nhất của người Hoa, cuối cùng do nhà Thanh bổ túc, sắp xếp, là bộ “Tứ Khố Toàn Thư”, một số sử liệu được phát giác, làm sáng tỏ nhân thân của các công trình đóng góp quan trọng vào văn minh, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn những đóng góp này đến từ gốc tộc Việt.


ÐÓNG GÓP QUAN TRỌNG


Trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” của sử gia Âu Ðại Nhậm (đời nhà Minh bên Tầu) được giáo sư Trần Lam Giang dịch và chú thích, dịch giả đã nhận định bên dưới truyện Thái Luân, phần phụ chú:

“Nhân tài người Việt rèn kiếm quý, làm khí giới, làm giấy viết, hiệu đính kinh truyện cho nhà Hán. Ðiều này chứng tỏ Việt vượt trên Hán về văn minh kim loại và văn học.

Việt đem văn minh khai hóa cho người Hoa, trong khi người Hoa đem bạo lực đàn áp người Việt. Chung cuộc, Việt Nam vẫn đòi lại quyền tự chủ, sống với văn minh nhân bản. Người Hoa thực dân bị quét ra khỏi nước, tự chuốc lấy ô danh bạo ngược, xâm lược.

Thuật làm giấy do tiên hiền Bách Việt Thái Luân sáng chế, được truyền sang Ấn Ðộ và từ đấy lan rộng sang khắp vùng Trung Á. Vào năm 751, xảy ra cuộc chiến giữa nhà Ðường (Trung Hoa) và các Vương Quốc Ả Rập. Trong trận chiến này, do tướng Cao Tiên Tri thống lãnh, Tầu thua. Trong số tù binh bị Ả Rập (người Tầu gọi là Ðại Thực Quốc) bắt, có thợ làm giấy. Năm 793 Iraq có xưởng làm giấy và từ đó lan ra khắp các nước láng giềng. Năm 900 đến Ai Cập. Sang năm 1100 truyền đến Marocco và các xứ Phi Châu. Vào năm 1150, người Ả Rập vượt biển qua Tây Ban Nha và xây xưởng làm giấy đầu tiên trên lục địa Âu châu.

Ðến năm 1189, xưởng làm giấy đầu tiên được dựng lên tại Pháp và từ cửa ngõ này, kỹ thuật làm giấy bở rộ khắp các châu lục.”

Không chỉ Thái Luân truyện mà trong 105 tiên hiền Việt tộc khác, dịch giả Trần Lam Giang đã tra cứu và chú thích rành rẽ, dẫn chứng sử sách, truy nguyên chữ cổ, điển tích để làm sáng tỏ thêm những gì mà người yêu lịch sử và văn hóa Việt muốn “nói có sách, mách có chứng”.

Sau bộ Cổ Tích Việt Nam dày 1,100 trang, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam và Thư Viện Việt Nam đã đóng góp thêm một công trình giá trị khác nữa. Ðó là bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư.

Ðây là một kỳ công của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt tộc ở hải ngoại, làm giàu thêm kho tàng tài liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Người viết trân trọng giới thiệu các công trình ý nghĩa này đến với độc giả bốn phương.


LÊ THANH HOA


TÀI LIỆU THAM KHẢO:


- Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư, nguyên tác Âu Ðại Nhậm, bản dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang, Thư Viện Việt Nam ấn hành tháng 8 năm 2006, tại Hoa Kỳ.

- National Geographic Magazine, July 1991, Washington D.C., USA.

- “The Cambridge History of China”, Volume 7, Cambridge University Press, Feb. 1988.

- Kinh Thi.

- Thi Kinh Tập Truyện, Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, 1969.

- Vân Ðài Loại Ngữ, Lê Quý Ðôn, Phạm Vũ và Lê Hiền dịch và chú giải, VNCH 1972.

- Sự Hình Thành và Phát Triển Nền Văn Hóa Trung Hoa, nhà xuất bản Nhân Dân Sơn Ðông 1993, Trung Cộng.


Đoạn này tôi bỏ rồi có ai viết lại được gì thì thêm vào nhé. --Saigon punkid 19:12, ngày 19 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời


Xếp hạng 7 trong số 100 người ảnh hưởng nhất

sửa

Thái Luân được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 100 người quan trọng nhất lịch sử của Michael H. Hart.

Ý này cần dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Én bạc (thảo luận) 18:09, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Thái Luân”.