Thảo luận:Tỷ số vòng eo trên vòng mông
Mông và hông là hai thứ khác nhau, nên tên bài cần phản ánh đúng hip = hông.Boeing (thảo luận) 14:28, ngày 9 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Mình cũng định đặt tên bài sát nhưng nghĩ lại thì không hợp lý tại vì từ hip ở đây không phải chỉ hông mà là ám chỉ vòng hông, trong tiếng Việt khái niệm này tương đương với vòng mông (tức là vòng 3 vẫn hay nói trong các cuộc thi sắc đẹp)ducanh (thảo luận) 03:28, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Bà hay cô
sửaSố đo chuẩn ngày xưa của cô đào nổi tiếng bên Tây, MM hay BB gì đó là 90-60-90, có nghĩa 66.7 thì phải? Nhưng không nhớ rõ là của cô nào... Newone (thảo luận) 08:49, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Cô?!! Hai người này thì đã là "bà" từ lâu rồi. Mekong Bluesman (thảo luận) 09:00, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Trời ơi, gọi bằng bà giảm hết cả độ hấp dẫn, trong khi với lịch sử họ mãi mãi là người đẹp. Newone (thảo luận) 09:07, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- "Cô" BB bây giờ gần 75 tuổi, còn "cô" MM nếu còn sống thì hơn 80 tuổi!!! Mekong Bluesman (thảo luận) 09:13, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Bác MB bị lầm về mặt khái niệm thời gian đối với người đẹp. Người đẹp luôn là người đẹp và trẻ mãi không già với thời gian, lịch sử. Khi nói về giai nhân như nói về Tây Thi không ai tính tuổi để gọi họ là bà. Gọi người đẹp là bà tức là đã xúc phạm 1/2 dân số thế giới đấy bác ạ.Bánh Ướt (thảo luận) 03:37, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Tôi, nếu gặp họ, thì có thể gọi là "cô" hay "bà" tùy theo trường hợp và tùy theo ý thích của họ. Nhưng trong phạm vi của một bách khoa toàn thư thì một người 75 tuổi và một người 80 tuổi là "bà", không phân biệt xấu hay đẹp. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:05, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Bác MB bị lầm về mặt khái niệm thời gian đối với người đẹp. Người đẹp luôn là người đẹp và trẻ mãi không già với thời gian, lịch sử. Khi nói về giai nhân như nói về Tây Thi không ai tính tuổi để gọi họ là bà. Gọi người đẹp là bà tức là đã xúc phạm 1/2 dân số thế giới đấy bác ạ.Bánh Ướt (thảo luận) 03:37, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- "Cô" BB bây giờ gần 75 tuổi, còn "cô" MM nếu còn sống thì hơn 80 tuổi!!! Mekong Bluesman (thảo luận) 09:13, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Trời ơi, gọi bằng bà giảm hết cả độ hấp dẫn, trong khi với lịch sử họ mãi mãi là người đẹp. Newone (thảo luận) 09:07, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Mời MB vào sửa hết các từ gọi Rama IX là "cậu" đi nhé? Newone (thảo luận) 10:02, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Tôi sẽ khi tôi có thời giờ. Mekong Bluesman (thảo luận) 16:59, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thấy các bác tranh luận khiếp quá, thấy cũng ham nên ghóp chút ý kiến. Nói chung trong tiếng Việt gọi bà, cô hay chị không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác mà cả địa vị xã hội nữa. Chẳng hạn nếu một phụ nữ mới 30 tuổi nhưng là giám đốc một công ty thì đã được gọi là Bà rồi. Nếu bảo gọi MM là bà hay cô thì cũng tùy trường hợp mà nói thôi, nếu nói trong giai đoạn trẻ thì chắc chắn phải gọi là cô rồi ngay cả hiện giờ nếu còn sống đã hơn 80 tuổi. Trong trường hợp rắc rối quá thì để nguyên cả tên chẳng bà hay cô gì ở đằng trước cả. ditimchanly (thảo luận) 17:34, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Thông thường trong các sách, truyện văn học, khi tả một người nào đó, cho dù nếu tính tuổi hiện tại thì người đó vài trăm tuổi, nhưng khi nhắc đến trong truyện họ đang ở tuổi nào thì dùng từ tương xứng: khi còn bé thì gọi cậu bé, cậu, cô bé, cô; lớn lên thì gọi là anh, chị; tiếp nữa thì gọi là ông, bà. Trương trường hợp này thì tôi nhắc đến số đo của hai người đẹp đó khi họ còn trẻ nên gọi là cô, chứ khi họ già rồi thì các số đo hiện tại lại không phải chuẩn như thế nữa, các số đo đó không phải là số đo của các "bà" này nữa. Newone (thảo luận) 09:50, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Vẫn chưa thấy MB vào thực hiện lời hứa nhỉ? Newone (thảo luận) 03:06, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Chỉ số của hoa hậu VN
sửaCột số liệu về tỷ số eo trên mông của 3 cô hoa hậu Việt Nam có bị coi là nghiên cứu chưa công bố không ta? --203.160.1.74 (thảo luận) 17:30, ngày 11 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- WHR của họ được suy ra từ các chỉ số hình thể. Còn WHR thì lại là nghiên cứu đã được công bố. ducanh (thảo luận) 02:21, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Nghiên cứu này không thể gọi là chưa công bố nhưng ghép vô tiểu mục nào cho hợp với bài này?Bánh Ướt (thảo luận) 03:37, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thời trang
sửaThời trang hiện nay là mặc áo ngắn hở bụng và quần trễ (hở một phần mông và nây). Các chị em có vòng bụng mỡ màng thì trông hấp dẫn hơn người có eo thon? Có một bài báo nào đó từng cho rằng đàn ông thông minh, thành đạt thì thích phụ nữ hơi mập mập vì họ có vẻ ngoan hiền, phụ thuộc?Bánh Ướt (thảo luận) 03:37, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tôi thấy các người đẹp thời Phục Hưng hình như thiên về đẫy đà hơn? Newone (thảo luận) 02:20, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Không hiểu xu hướng này có ở người Việt Nam xưa không nhỉ? Tôi không tìm thấy bằng chứng nào rõ nét. Nghe đâu một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cũng khá đẫy đà, chẳng nhớ là ai nữa. ditimchanly (thảo luận) 04:03, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tên bài
sửaBài này có lẽ nên lấy tên là "Trị số eo trên mông", chữ "tỷ số" xem ra có vẻ...bóng đá quá!!!Việt Hà (thảo luận) 11:56, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Chào Viethavvh, tôi xin trình bày ý kiến của mình về việc đặt tên bài, theo tôi để tỷ số là hợp lý hơn bởi vì từ này phù hợp với nội dung mà nó phản ánh đó là phép chia giữa vòng eo và vòng mông. Mặc dù từ "trên" trong "trị số eo trên mông" phần nào đó đã thông báo nội dung này, nếu đặt tên thật đúng thì đáng ra nó phải có tên tỷ số vòng eo trên vòng mông, nhưng tôi thì vẫn muốn nó bám theo tên tiếng anh nên để tên như vậy.ditimchanly (thảo luận) 14:11, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Nên gọi là "tỷ lệ eo trên mông"--203.160.1.74 (thảo luận) 14:29, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- "tỷ lệ" cũng không có gì nổi bật hơn "tỷ số",chúng đều có một số nét nghĩa tương đồng. ditimchanly (thảo luận) 07:05, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tôi đổi tên bài thành tỷ số vòng eo trên vòng mông cho phù hợp hơn. ditimchanly (thảo luận) 08:54, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Câu ca dao minh hoạ trong bài viết
sửaBài này đang nói eo và mông, sao lại có câu ca dao nói về miệng nhỉ?
Đàn ông miệng rộng thì sang Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà
Tôi không hiểu gì cả??ToiyeuTTMC (thảo luận) 10:47, ngày 28 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Trả lời
sửaĐó chỉ là minh họa cho việc trong ca dao tục ngữ có tồn tại một số câu liên quan đến việc thông qua hình thể để đánh giá tương lai, sự hạnh phúc... của một người nào đó. Câu
Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con
và
Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà
Đều nằm trong hệ thống các câu tục ngữ, ca dao liên quan đến việc đánh giá hình thể. ditimchanly (thảo luận) 11:14, ngày 28 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Nhưng theo tôi thì chỉ có câu trên là gần gũi với bài này thôi.ToiyeuTTMC (thảo luận) 16:19, ngày 29 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Câu trên chỉ là câu mào đầu và cũng là cách để giới thiệu về kho tàng tục ngữ, ca dao về đánh giá hình thể, bạn có lý khi cho rằng nó ít liên quan đến cả bài này nhưng trong bố cục nói về phần ca dao thì lại là liên quan, nếu ToiyeuTTMC tìm được câu phù hợp hơn rất hoan nghênh bạn thay thế, tôi cũng sẽ thử tìm xem. ditimchanly (thảo luận) 03:52, ngày 30 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Nhưng nếu là bài viết về các câu ca dao nói về ngoại hình phụ nữ thì mới cho vào chứ, còn ở đây chỉ nói có chỗ thôi mà.--ToiyeuTTMC (thảo luận) 08:35, ngày 4 tháng 1 năm 2009 (UTC)