Thảo luận:Từ mượn trong tiếng Việt

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Hamhochoilatoi trong đề tài dnb

Bồi đắp

dnb

sửa

Bài này đăng nghiên cứu chưa được công bố hoặc là bài tự nghiên cứu. majjhimā paṭipadā Diskussion 23:14, ngày 10 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vấn đề từ mượn trong tiếng Việt đã được nghiên cứu từ lâu, từ Phan Khôi, hay các nguyên thủ quốc gia như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cũng rất quan tâm vấn đề này. Bạn có thể tìm rất nhiều tài liệu để chú thích cho bài viết (nếu tôi và hàng nghìn người khác có tính xây dựng trên đây chưa kịp chú thích). Bài này treo biển là biểu quyết xóa trong 7 ngày. Nên xin phép bạn là quá 7 ngày không thấy biểu quyết gì thì mình xin được gỡ biển. Trân trọng!Hamhochoilatoi (thảo luận) 21:36, ngày 11 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Những gì bạn viết ra thì bạn nên tự chú thích vì bạn biết nguồn dẫn thông tin, chứ bạn viết theo nguồn nào đó rồi yêu cầu người khác chú thích là chuyện hơi buồn cười. Bạn cần chứng minh được đây không phải là nghiên cứu chưa công bố thì mới gỡ biển. Biển đặt có nghĩa tối thiểu 7 ngày có thể đưa ra biểu quyết, chứ không phải sau 7 ngày không có biểu quyết thì có thể gỡ biển.

Tôi góp ý phần nội dung hai bảng từ mượn tiếng Pháp và tiếng Anh, danh sách bạn đưa ra không thể đầy đủ, vì vậy có nên dẫn danh sách kiểu này, hoặc giới thiệu trước là một số từ tiêu biểu (hoặc hay dùng) (tuy nhiên sẽ nảy sinh câu hỏi là từ nào hay dùng, từ nào tiêu biểu, dựa trên tiêu chí gì).

Hai bảng từ này bạn dẫn ra còn có chỗ không chính xác, không biết nguồn tài liệu bạn tham khảo sai hay bạn dẫn ra bị sai, ở chỗ garde-corps (garde: chắn, bảo vệ, corps: thân thể) là cái lan can chứ không phải là cái chắn bùn (garde-boue, gác đờ bu). Trong tiếng Việt dạo trước hay dùng cách phát âm của từ này (gác đờ co) với nghĩa là vệ sĩ (garde du corps, gác (đờ) đuy co). Planton là người chạy giấy (đi đưa giấy tờ, công văn, phải di chuyển), sang tiếng Việt là loong toong, chứ đây dù giống từ láy nhưng không phải từ tượng thanh. Hay biscuit (bánh bích quy) là từ gốc Pháp vì người Pháp mang cái món bánh này vào Việt Nam, hay cinema (xi nê) cũng là từ gốc Pháp (ciné) chứ không phải Anh (tiếng Anh đọc là xi-ni-mơ, bạn coi lại từ điển mà xem). Chemise thì tương đương là shirt trong tiếng Anh, chứ maillot với slip trong tiếng Pháp thì không thể tương đương với shirt được. Những sai sót trên làm tôi cũng nghi ngờ tính "tự nghiên cứu" của bài này. Gia Nạp nhân trả lời 00:13, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn rất nhiều, một số từ mình viết theo trí nhớ. "Cái chắn bùn" như bạn nói chẳng hạn. Mình chưa kịp xem lại và chú thích. Tại vì bài này cũng khó và đang trong quá trình hoàn thiện nên có những sai sót. Phần tiếng Anh mình để kèm phần tiếng Pháp để tiện thao khảo. Thú thực là mình không biết tiếng Pháp. Tiếng Anh cũng "gà". Tiếng Việt chưa sõi. Nhưng không đến nỗi là không biết cinema phát âm là xi-ni-mơ trong tiếng Anh. Nhưng cũng lưu ý với bạn là không nên nhầm lẫn ngoại ngữ với từ mượn. Ví dụ từ cao bồi đâu nhất thiết phải đọc là cao-boi.Hamhochoilatoi (thảo luận) 22:01, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời


Những sai sót khác nữa là chữ gôn (đọc theo tiếng Pháp, chứ không phải tiếng Anh, dù chữ tiếng Pháp cũng bắt nguồn từ chữ goal tiếng Anh), tương tự chữ shoot và xà lách cũng đọc theo giọng Pháp; cúp (từ tiếng Pháp coupe, chứ không phải cup tiếng Anh, vì tiếng Anh đọc là cắp và xe cúp, tiếng Anh viết là cub), cúp sau này cũng lấy từ chữ couper tiếng Anh, có nghĩa là cắt, như cúp lương, cúp điện. Chữ bia là lấy từ tiếng Pháp bière, sạc từ chữ charger tiếng Pháp, kem từ crème tiếng Pháp. Jazz đọc là da là theo giọng Pháp, trong khi Mỹ đọc là chiác-xơ, yogurt đọc theo giọng Pháp (yaourt) mới ra da-ua, còn nếu đọc theo giọng Mỹ thì đã là dô gớc; film, piano, scandale, golf cũng đều đọc theo giọng Pháp. Nói chung, những từ mà có tại VN trước năm 60, thì hầu hết lấy từ tiếng Pháp, vì lúc đó VN chưa tiếp xúc nhiều với văn hóa Anh-Mỹ. Người viết là Hamhochoilatoi chắc không biết tiếng Anh (nên những bài viết trước như vụ hệ thống tín chỉ viết sai về hệ thống của Mỹ, mà không đọc bài bên enwiki), nhưng có thể kiểm tra cách đọc tại trang https://translate.google.com/ , có ghi chú phát âm. Ngoài ra, tiếng Việt mượn từ tiếng Nga chắc là ít, không cần có mục này, chắc còn ít hơn tiếng Việt mượn từ tiếng Thái, tiếng Miên. Phần vô hiệu hóa phụ âm của từ cũng có nhiều sai sót. Tuy nhiên phải công nhận thiện chí của Hamhochoilatoi, đã bỏ công sức đóng góp cho Wiki những bài viết về những mục hiếm quý, ít ai viết. Và tôi tin rằng bài viết này đủ độ nổi bật, vì chuyện từ mượn trong tiếng Việt là điều hiển nhiên, ai cũng biết và ai cũng công nhận. Nhưng cần phải viết bách khoa hơn và chú thích nguồn uy tín hơn.--109.91.38.195 (thảo luận) 00:46, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn. Đồng ý với bạn là "cup" trong tiếng Anh đọc là "cắp". Nhưng Việt Nam cũng hay đọc "World cup" là "guôn cúp" ngoài cách đọc "guôn cắp"Thuật ngữ và tên riêng tiếng nước ngoài. Chỗ nào sai các bạn sửa lại và cho nguồn tham khảo vào là được. Mình đâu là người độc quyền sửa bài đâu. Rất mong các bạn chung sức với mình. Mình có thói quen là viết gần hoàn thiện thì mới cho nguồn, nên mới treo biển là đang viết. Việc thảo luận và giải thích cho nhau rất mất thời gian. Thời gian thảo luận này dành cho việc cải tiến bài viết thì hữu ích hơn ấy chứ.Hamhochoilatoi (thảo luận) 22:54, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn Hamhochoilatoi đưa ra dẫn chứng "guôn cắp" này rất buồn cười, như bạn đọc rõ trong nguồn của bạn đưa ở trên thì đó là những thí dụ họ đưa ra về việc "nhiều biến thể, thậm chí có những nghĩa tục tĩu, ngô nghê" và đọc sai, vậy mà bạn đưa vào dùng làm nguồn cho 1 bài bách khoa à. Còn rất nhiều bài báo diễu về những từ như thế, vì cách đọc sai của phóng viên truyền hình. Cách đây ít lâu còn có bạn ghi phiên âm cho Joachim Löw là "xoa chim lâu" vì có báo ở VN viết thế. Ngoài ra, lý do gì màb ạn chú thích nguồn đó, ghi tác giả là Nguyễn Văn Khang, trong khi nút tác giả ở phía dưới bài liên kết đến trang tác giả là Nguyễn Tấn Đại ??? Tuy nhiên theo tiểu sử, ông này cũng chỉ là giáo viên bình thường và sau này dạy trường ngôn ngữ tư nhân, chưa thấy ai gọi là chuyên gia, giáo sư đầu ngành và việc dùng 1 nguồn tự tạo, cá nhân, như thế, có thể xem là nguồn yếu, 1 nguồn như thế là chưa đủ.--109.91.38.164 (thảo luận) 00:05, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Chào bạn. Xin thảo luận với bạn vài điều:
  • Nguồn đó ghi rõ: "Nguyễn Văn Khang (2003) đã liệt kê một số xu hướng thực tế sau đây...vì cái sai hoặc bất hợp lí lại trở thành thói quen phổ biến".
  • Nguyễn Tấn Đại là tác giả của "Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học" chứ không phải của đoạn mà mình trích bên trên.
  • "guôn cúp". Trích nguyên văn: "cách này gặp phải những vấn đề về cách phát âm địa phương của người phiên chuyển, dẫn đến nhiều biến thể, thậm chí có những nghĩa tục tĩu, ngô nghê (World Cup = vôn cúp, uôn cắp, uôn cúp, vôn cắp, oăn cắp, oăn cúp, quơ cúp, quơn cúp,...; Ohm = Ôm; Joules = Giun/Run; Coulomb = Culông; Adis = A-đít; Beaumont = Bô-mông;...), hoặc nhầm lẫn tên gốc (Mác = Mac, Mach, March, Mars, Marc, Max, Marsch, Makh, Macht,...)"

Nhận xét:

  • "(World Cup = vôn cúp, uôn cắp, uôn cúp, vôn cắp, oăn cắp, oăn cúp, quơ cúp, quơn cúp,..." là ví dụ cho nhận định nhiều biến thể.
  • "Ohm = Ôm; Joules = Giun/Run; Coulomb = Culông; Adis = A-đít; Beaumont = Bô-mông;..." là ví dụ cho nhận định tục tĩu, ngô nghê. Vì nó chứa một số từ đồng âm khác nghĩa tế nhị như: ôm, giun, cu, lông, đít, mông...

Có nhiều từ có nhiều biến thể nhưng không phải cứ có biến thể là bạn bảo báo chí sai, mà nên nói là chưa thống nhất (hiện nay không thống nhất). Không nên vơ đũa cả nắm. Bạn có thể trình bày vấn đề này và dẫn nguồn mà bạn cho là uy tín vào. Như Lô dơ bai và Lô dơ bi cũng vậy. Bạn không thể nói người ta sai được. Người Trung Quốc phát âm mình là "trung cúa", Việt Nam gọi là "trung quốc", người Hàn lại gọi là "trung cúc", Nhật gọi là "chiu gô kự". Vậy bạn bảo ai sai? Bạn đọc thêm bài này (http://vov.vn/blog/tranh-luan-tiep-ve-tieng-viet-lech-chuan-310582.vov) nhé.Hamhochoilatoi (thảo luận) 09:51, ngày 16 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời


Tôi đồng ý đề tài này đủ nổi bật và là một đề tài thú vị. Qua nội dung được viết thì "chất lượng kém" thì đúng hơn (nhiều thông tin thiếu nguồn gốc, nội dung còn sai sót, chưa chính xác). Tuy nhiên nếu đặt biển "chất lượng kém" thì khá nặng tay vì sau 7 ngày bài sẽ bị bảo quản viên xoá, biển "nổi bật" thì bài sẽ được giữ lâu hơn và chỉ bị xoá khi biểu quyết. Vì vậy mong người viết bổ sung thêm nguồn gốc thông tin, cấu trúc lại bài viết tốt hơn. Mục từ này cũng cần người có chuyên môn (ngữ văn chẳng hạn) vào đóng góp, chỉnh sửa giúp, nếu có được thì rất tốt. Gia Nạp nhân trả lời 01:07, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không phải clk mà là nghiên cứu chưa công bố, viết theo ý kiến cá nhân dù còn lổ hổng kiến thức, tôi đề nghị gỡ bảng dnb thay bằng bảng khác. Cùng lắm xóa bớt những phần thông tin chưa chắc chắn đi, và cố giữ lấy bài.--109.91.38.233 (thảo luận) 01:10, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đồng ý. Đã đổi thành bản mẫu "Nghiên cứu chưa công bố". Gia Nạp nhân trả lời 01:43, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

uhm, tại tôi không biết là có bản mẫu nghiên cứu chưa công bố nên không biết dùng bản mẫu nào cho phù hợp, đành xài dnb :D majjhimā paṭipadā Diskussion 10:34, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn 233 nói là "cố giữ lấy bài" nghe nặng nề quá. Thế thì Wikipedia đang cố giữ rất nhiều bài chất lượng còn kém hơn nhiều. Nói là nghiên cứu thì cũng to tát quá. Mình chỉ viết những cái rất bình thường. Viết theo văn phong của mình để tránh vi phạm bản quyền. Việc tìm nguồn rất dễ dàng. Sửa lại những chỗ sai cũng rất dễ dàng. Nhưng mà cũng hơi mất thời gian. Hiện tại thì cũng có nhiều người vào sửa. Có thể tốt hơn, có thể có chỗ dở hơn. Chỗ nào cần dẫn nguồn các bạn đánh dấu vào. Đoạn nào cần thảo luận sâu các bạn mang qua đây. Nếu mình là tác giả đoạn đó mình sẽ cố gắng giải thích. Cảm ơn các bạn.Hamhochoilatoi (thảo luận) 23:11, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Từ mượn tiếng Pháp bị nhầm qua tiếng Anh

sửa

Một số từ để phần tiếng Anh nhưng thực ra là từ tiếng Pháp[cần dẫn nguồn]

  • crème đọc sang tiếng việt là kem, cà rem
  • piano:
  • bière sang tiếng việt thành bia.
  • yoghurt: sang tiếng Việt thành da-ua
  • scandale: tiếng Anh là sờ-can-đồ, tiếng Pháp mới là xì-căng-đan
  • cinéma: tiếng Anh là xì-né-mơ, tiếng Pháp mới là xi-nê-ma.
  • cup: tiếng Anh là cắp, tiếng Pháp coupe mới đọc là cúp.
  • show: tiếng Anh là shou, tiếng Pháp đọc là sô
  • dépôt: tiếng Anh là đi-po, tiếng Pháp đọc là đê-pô
  • radar: tiếng Anh là rei-đa, tiếng Pháp đọc là ra-đar
  • sex: có thể là tiếng Pháp sexe [xec-xờ]
  • rock: cũng có thể đến từ Pháp rock (đọc là rôc), gốc tiếng anh mà chỉ được sử dung để gọi loại nhạc đó
  • short: tiềng Anh là sô-t, tiếng Pháp đọc là sor't (short, gốc tiếng Anh, được sử dụng trong tiếng Pháp từ lâu để gọi quần soóc)
  • sandwich: tiếng Anh là xen-đu-i-tr', tiếng Pháp đọc là xăng-đuý-tr'
  • intoxiqué: tiếng việt là xìke, tiếng Pháp đọc là anh-tóc-xikê . Scag không giống đâu.
  • fond (Pháp) cho tiếng việt phông (nền).
  • fan: tiếng Anh là fen, tiếng Pháp đọc là fan.

Tuanminh01 (thảo luận) 03:10, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn có thể sữa những chỗ bị nhầm này và dẫn nguồn vào phần tiếng Pháp hơn là để ở đây. Xin cảm ơn bạn.Hamhochoilatoi (thảo luận) 15:22, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nổi bật

sửa

Bài vừa mới viết đã có rất nhiều người vào thảo luận chứng tỏ độ nổi bật rất lớn và có nhiều người quan tâm. Mình công nhận là bài còn có chất lượng chưa tốt. Nhưng mình có đọc qua vài bài khác, chất lượng cũng chưa tốt nhưng không ai treo biển gì cả. Ví dụ gần nhất là bài từ mượn (bài "mẹ" ,cảm hứng cho mình viết bài này), phải nói là chất lượng quá kém. Nói về từ mượn mà trên 90% nói về từ mượn trong tiếng Việt, không nêu được đặc trưng gì của từ mượn và sự đồng hóa của từ mượn. Cả bài có đúng một chú thích (từ bài này mà nay mới có người ngó ngàng tới và sửa sang bài ấy một chút). Phần tiếng Pháp trong bài này mình bê nguyên bên bài từ mượn vào, chưa kiểm chứng thông tin nhưng mình để nguyên để sau này chú thích (Có thể mình sẽ chú thích hoặc các tác giả khác), mình tôn trọng người viết trước ở bài từ mượn, dù chưa có nguồn, mình không bao giờ xóa những gì mà người khác viết ra khi chưa thể làm cho nó hay hơn. Quan điểm của mình là muốn cải thiện những cái chưa tốt chứ không muốn xóa nó. Phần từ mượn tiếng Anh đã dẫn nguồn tham khảm. Dù mình chưa biết chắc đó là mượn từ tiếng Anh hay tiếng Pháp bởi hai ngôn ngữ này cũng mượn của nhau và có nhiều từ giống nhau. Nhưng tôn trọng nguồn (từ Australia) nên tạm thời cứ để nguyên, (các bạn có thể thấy trong bài là từ "kem" có mặt trong cả hai phần tiếng Anh và tiếng Pháp. Mình biết là mâu thuẫn nhưng vẫn cố tình cho vào. Vì phần tiếng Pháp chưa có nguồn, phần tiếng Anh đã có nguồn). Chỗ nào sai sẽ chuẩn hóa sau (Có thể mình sẽ chuẩn hóa hoặc các tác giả khác). Vẫ biết là sống thì phải làm việc theo pháp luật nhưng không ai học thuộc hết các luật thì mới dám thò ra ngoài đường. Mình tin là với tính xây dựng của cộng đồng thì bài viết sẽ dần được hoàn thiện mặc dù ban đầu còn có nhiều thiếu sót. Cảm ơn các bạn!Hamhochoilatoi (thảo luận) 15:16, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Lưu ý

sửa

Cũng cần lưu ý thêm với các bạn là nhiều từ trong tiếng Việt vốn mượn từ tiếng Pháp nhưng hiện hay lại được báo chí và cả Wikipedia tiếng Việt sính dùng tiếng Anh. Đơn cử như từ "ga".Tiếng Việt là ga, khí ga. Nếu dùng tiếng Pháp thì phải ghi là gaz, khí gaz. Nhưng hiện nay lại hay dùng gas, khí gas.

Mình đề nghị từ nào tiếng Việt đã có thì viết bằng tiếng Việt. Tên khoa học, tiếng Pháp hay tiếng Anh, tiếng Trung... có thể để tham khảo trong ngoặc đơn. Một từ có nguồn gốc từ Trung Quốc là mì chính, từ này đã được Việt hóa tại sao lại không dùng. Nên đổi tên bài Mononatri glutamatbột ngọt hay mình chính. Mình đề nghị một cuộc biểu quyết về cách đặt tên trên Wikipedia tiếng Việt. Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia tiếng Anh hay "Wikipedia...quốc tế". Sao lại có nhiều bài viết bằng tiếng Anh, trong khi có những từ trong tiếng Việt đã có từ thay thế? Nhiều bạn dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng cái tiêu đề quan trọng nhất sao lại không dịch?Hamhochoilatoi (thảo luận) 16:06, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mononatri glutamat là tên hóa học của nó, bài đấy viết về hóa học thì dùng tên hóa học có gì sai? Nếu đặt là mì chính hay bột ngọt, thì bài viết chỉ gói gọn trong vấn đề bếp núc, vì khi dùng tên đấy dĩ nhiên sẽ viết theo hướng gia vị, còn dùng tên hóa học thì bài viết mới mở rộng đc. Nếu bạn thích có thể viết 1 bài bột ngọt riêng, và chỉ nói về lịch sử, công dụng, sử dụng, blah blah về loại gia vị này, còn bài viết về muối glutamat xin cứ để nó ở đấy, cũng giống như natri cloruamuối ăn vậy. Nhân tiện, gốc hán việt của mì chính là vị tinh, ở 1 số vùng của VN vẫn còn dùng từ này chứ không dùng biến âm mì chính. Đây là wiki tiếng Việt nhưng không có nghĩa là cái gì cũng phải dịch sang tiếng Việt mặc dù nó khiêng cưỡng cũng cố mà gắng. majjhimā paṭipadā Diskussion 17:05, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn, nhưng khổ nỗi là các Sếp lại cứ thích đổi hướng. Làm ai muốn viết một bài về "bột ngọt" như bạn nói cũng khó. Cũng như kĩ thuậtcông nghệ vậy. Ở Việt Nam người ta chỉ nói kĩ thuật cấy lúa bằng tay, kĩ thuật thủ công, chứ không ai nói "công nghệ cấy lúa bằng tay" bao giờ (hiện nay đã được tách riêng). Rô bốtngười máy cũng khác nhau (hiện nay chưa được tách riêng). Rô bốt có nghĩa rộng hơn. Sao các Sếp lại cứ thích đổi hướng nhỉ. Bài viết khí ga cũng chưa có, mà chỉ có khí gas. Từ "ga" đã được Việt hóa. Kéo theo hàng loạt tên phái sinh như bếp ga, bật lửa ga, tăng ga, giảm ga...Có ai nói "bếp khí thiên nhiên" bao giờ đâuHamhochoilatoi (thảo luận) 19:51, ngày 12 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Từ mượn sau 1 thời gian thường có hiện tượng bị thay thế, ví dụ khi nhỏ tôi rất hay nghe những như gạc-măng-gê (garde manger), bít-kê (briquet) hay thậm chí tẹc-mốt (thermos) nhưng những từ này bây giờ mà nói ra chắc chẳng ai hiểu. Ngôn ngữ bị thay đổi và biến chuyển thì cũng là chuyện bình thường, có thể khi xưa dùng khí ga nhưng giờ thì dùng khí gas, cũng có chi lạ. Không tin bạn thử chạy xuống bếp xem trên thùng gas nhà mình ghi những gì :D Bột ngọt và natri glutamat là một, hiện chưa có bột ngọt riêng thì chuyển hướng nó về đấy cũng là có thể chấp nhận được, nhưng đặt tên bài chính là bột ngọt thì bài viết sẽ bị tầm nhìn hẹp vì khi viết công thức hóa học hay điều chế ta không thể viết A+B-->bột ngọt được, hay như những phản ứng sinh hóa khi ăn nó vào cơ thể, cũng rất khó giải thích. majjhimā paṭipadā Diskussion 11:06, ngày 13 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đồng ý với bác là từ vựng có xu hướng biến đổi nhưng từ khí ga thì người dân vẫn gọi bình thường. Cái mà bác nói ghi ở bình ga đó là tiếng Anh. Vì lí do thương mại nên người ta viết vậy. Cũng như "dấu phẩy" trong tiếng Việt sử dụng trong toán học để đánh số thập phân. "Dấu chấm" để đánh dấu hàng nghìn, triệu...Nhưng trong giao dịch quốc tế người ta ghi theo kiểu tiếng Anh. Wikipedia tiếng Việt ngày xưa mỗi người ghi một kiểu, không thống nhất. Viết không cẩn thận thì GDP nước nghèo lại cao hơn nước giàu. Giờ thì không biết đã quy ước gì chưa? Quay trở lại chủ đề đang bàn. Theo mình thì hiện nay đang có xu hướng vay mượn từ tiếng Anh các từ đã mượn từ tiếng Pháp. Giống như nhiều nhánh đổ ra 1 dòng sông vậy. Một dòng sông cũng có phụ lưu, chi lưu. Mình nghĩ ngôn ngữ cũng thế. Điều này giải thích tại sao lại hay viết khí gas trên báo chí, xe bus thay cho xe buýt. Nhiều người cho rằng đó là do sính ngoại. Dùng từ sính ngoại thì có vẻ không trung lập ở đây. Cảm ơn bác đã cho ý kiến.Hamhochoilatoi (thảo luận) 15:29, ngày 13 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Từ mượn trong tiếng Việt”.