Thảo luận:Tịnh thất Bồng Lai
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Tịnh thất Bồng Lai. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Tịnh thất Bồng Lai | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Tịnh thất Bồng Lai đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 10 tháng 11 năm 2021. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
@Akira2112: Chu choa bạn tạo bài rồi :)) Cho mình biên tập bài với, cái này nếu được đề cử lên BCB luôn cho nóng. Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:58, ngày 6 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302 Ừ ok đang viết cho 2 phần kia. – AKIRAchat 11:00, ngày 6 tháng 11 năm 2021 (UTC)
Mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương
sửaNếu ông Lê Tùng Vân là người của Bửu Sơn Kỳ Hương, thọ giới Phật giáo xuất gia theo nhánh này, thế thì khá nhiều chi tiết sẽ cần tính tới chi tiết này mới đúng:
- 1 - Ông Lê Tùng Vân tuyên bố mình là tu sỹ xuất gia là đúng. Giáo hội VN bác bỏ là sai, vì ông nào có xuất gia theo nhánh của Giáo hội.
- 2 - Nhóm Tịnh Thất dùng xưng hô như chú tiểu, thầy, v.v. là hợp lý; cạo đầu mặc áo giống người tu Phật giáo cũng là có thể hiểu được. Giáo hội VN tuyên bố rằng nhóm này dùng lối xưng hô vậy và trang phục vậy là để nhập nhằng lừa đảo. Nhưng mà nếu họ là người của Bửu Sơn Kỳ Hương, thì họ không liên quan gì tới Giáo hội, và màu cờ sắc áo hay xưng hô của họ thế nào là theo hệ thống riêng ngoài Giáo hội. Có giống nhau thì là do trùng hợp thôi.
- 3 - Người đời cho rằng nhóm ra ca hát hay có các hoạt động quá sâu giống người không tu, và cho rằng đó là tu giả. Nếu tu theo Phật giáo dòng chính thì quan điểm đó hợp lý. Người tại gia không bị cấm ra ca hát hay gì đó. Nhưng những thứ đó được xem là chấp trước, cho nên nếu họ tu hành lâu năm, đạo hạnh cao thâm thì sẽ không làm vậy, hoặc tránh làm vậy. Nhưng Bửu Sơn Kỳ Hương là nhánh Phật giáo cải cách, chứ không phải Phật giáo dòng chính, mà nhánh này thực hành theo lối không chú trọng nghi thức (xem Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương). Cho nên áp đặt lối tư duy đó lên họ sẽ không nhất định đúng.
- 4 - Nếu luật Việt Nam chấp nhận Bửu Sơn Kỳ Sơn là nhánh tín ngưỡng không có vấn đề, thế thì việc cái gọi là tội giả mạo tôn giáo sẽ phải xét đến xem ông Lê Tùng Vân có tuân chỉ đúng theo Bửu Sơn Kỳ Hương hay không; chứ không thể xét xem ông có theo tôn chỉ của Giáo hội VN hay không.
118.70.43.146 (thảo luận) 08:32, ngày 16 tháng 1 năm 2022 (UTC)
- wiki không phải là diễn đàn để bạn đưa ra suy luận chủ quan kiểu nếu A thì B mà cần đưa ra các thông tin chính xác từ các nguồn tài liệu, nguồn báo chí tin cậy. Trong trường hợp này bạn cần dẫn nguồn tin cậy về việc tịnh thất theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Mình chỉ tìm được một nguồn nói rằng ông này từng theo đạo này, chứ không có nghĩa là bây giờ ông cũng như các cư sĩ trong tịnh thất đang tu theo đạo này. Chuyện tuyên bố của Giáo hội phật giáo VN không có giá trị gì vì tịnh thất không thuộc giáo hội và tịnh thất cũng chưa bao giờ tự xưng là cơ sở phật giáo hay tăng sĩ phật giáo như ông Thích Nhật Từ đã khẳng định, cho dù ông này cố gán gép họ là giả sư đi nữa. Dù gì đi nữa wiki chỉ đưa tin sự kiện chứ không đưa suy luận chủ quan vào. – Minh.sweden (thảo luận) 06:03, ngày 18 tháng 1 năm 2022 (UTC)
Vấn đề khác
sửaBài Tịnh thất Bồng Lai này nếu xuất hiện trên Google thì nguy cơ phá hoại rất cao. Mặc dù hiện nay chưa thấy IP nào vào sửa bài Tịnh thất Bồng Lai, tuy nhiên nếu Google xuất hiện thì bài này có thể bị IP phá hoại một cách nghiêm trọng vì liên quan đến Nguyễn Phương Hằng gần đây. – AKIRAchat 12:56, ngày 7 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Nếu bạn phát hiện bài bị phá nhiều/phá dai dẳng thì cứ đưa ra Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang để yêu cầu khóa, các tuần tra viên đều túc trực 24/24 mà ;) – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:03, ngày 7 tháng 11 năm 2021 (UTC)
Ông Lê Tùng Vân và tôn giáo của các cư sĩ tịnh thất Bồng Lai
sửaCần viết rõ về người thành lập tịnh thất này. Theo một số nguồn (VOA), hòa thượng Thích Nhật Từ từng nói rằng ông Lê Tùng Vân theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, từng làm tỉnh hội trưởng đạo này. Gốc gác gia đình Lê Tùng Vân phức tạp hơn nhiều người nghĩ, cha ông là nhà thơ nổi tiếng Thần Liên Lê Văn Tất có quan hệ mật thiết với Thông Thiên Hội ở miền Nam, tham gia nhiều hoạt động giáo phái Phật giáo miền Nam. Theo trang Thất Sơn Châu Đốc, ông Lê Văn Tất về cuối đời thành lập Bạch Hoa Viên để tu tập và sáng tác thơ ca, vẽ tranh. Trong khi đó gốc gác và hoạt động của ông Lê Tùng Vân trước năm 1990 không hề được nhắc đến trên các báo chí chính thống trong nước khi nhắc đến vụ Tịnh thất Bồng Lai. Có thể là nhà nước không muốn nhắc đến các hoạt động tôn giáo trước đó của ông và gia đình cũng như sự đàn áp tôn giáo của chính quyền với các hệ phái Phật giáo miền Nam. Phật giáo miền Nam rất nhiều hệ phái (nổi bật có Cao Đài, Hòa Hảo) và nhiều hệ phái nhỏ khác không được chính quyền không công nhận, bị gây khó dễ và nói xấu khá nhiều trên truyền thông. Do đó khi trích nguồn cần giữ văn phong trung lập, không nên copy lối chỉ trích vô lý của chính quyền kiểu như cơ sở Phật giáo phải được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận (?!!!). Minh.sweden (thảo luận) 21:22, ngày 10 tháng 1 năm 2022 (UTC)