Thảo luận:Sự biến Phụng Thiên

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Trungda

Tôi đề nghị nên tách bài này thành hai bài: Loạn tứ trấn và Sự biến Phụng Thiên; vì loạn tứ trấn diễn ra chủ yếu ở Hà Bắc, do bốn trấn xưng vương nổi loạn mà có, trên danh nghĩa bốn trấn này vẫn chưa tuyệt hẳn "sự trung thành" với nhà Đường (chỉ xưng vương không xưng đế và dùng niên hiệu nhà Đường), không như sự biến Phụng Thiên, Chu Thử xưng đế và chống Đường ra mặt. Hai sự kiện này có sự phân chia rạch ròi nên thiết nghĩ không nên nhập làm một.

Thắc mắc một chút về loạn tứ trấn. Trong sử cũ không đề cập đến khái niệm này, có vẻ là do người đời sau đặt, vì thế tra sử cũ cũng không xác định được "tứ trấn" gồm trấn nào; có thể như ban đầu là Ngụy Bác, Thành Đức, Tri Thanh và Sơn Nam Đông Đạo; nhưng về sau thì Sơn Nam Đông Đạo bị diệt và có thêm sự tham gia của Chu Thao (trấn Lư Long). Không biết các tài liệu của Trungda xác định "tứ trấn" đó như thế nào?--TT 1234 (thảo luận) 13:57, ngày 27 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sách "Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc" (tập 2) của Cát Kiếm Hùng gọi chung toàn bộ các sự kiện xảy ra từ khi 4 trấn nổi dậy đến khi dẹp xong bạo loạn là Sự biến Phụng Thiên mà không tách rời. Bản thân các sự kiện này ít nhiều có liên hệ, khởi phát từ họ Lý và họ Điền muốn thế tập tới khi anh em họ Chu đục nước thả câu và Lý Hi Liệt bất mãn xưng hiệu. Tuy là những người kích động bạo loạn, nhưng "tứ trấn" rất linh hoạt (có thể nói là "siêu giảo hoạt") trong chính sách: đôn người khác lên làm "đế" để tự "xếp hàng dưới" - là nước cờ đôi chuẩn bị sẵn "đường về" ngay cả khi xưng vương, và sẵn sàng trở giáo "về quy thuận" khi được vua Đường "ân cần". Thực tế họ phát động loạn lạc nhưng tham gia chiến sự không nhiều như những người "ăn theo" và "leo cao hơn" họ. Cũng có thể vì khái niệm tứ trấn trước và sau không như nhất và cũng không có vai trò quá đình đám trong biến loạn nên người ta không tách riêng biệt cuộc nổi dậy của họ.--Trungda (thảo luận) 11:20, ngày 28 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Sự biến Phụng Thiên”.