Thảo luận:Côn trùng
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Lớp Côn trùng | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Côn trùng”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 9 tháng 7 năm 2006. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Lượt xem trang hàng ngày của Côn trùng | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Tên bài
sửaXin thảo luận về việc đặt tên chính cho bài viết này. Tôi đề nghị đặt lại Côn trùng thay vì lớp Sâu bọ vì mức độ phổ biến, phổ thông của tên gọi.
- "Côn trùng" 67.700 hits
- "Sâu bọ" 14.400 hits
- "Lớp sâu bọ" 50 hits
- Tôi dùng Google và tìm thấy
- "Lớp Sâu bọ" 45 hits
- "Lớp Côn trùng" 265 hits
- Mekong Bluesman 13:38, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi dùng Google và tìm thấy
Sách vở ghi sao hả Vietbio? Ghi theo khoa học cho chính xác. Chẳng may, sinh học VN không phát triển thì tìm trong google chũng chào thua.
Nhưng vừa khoa học, vừa phổ biến như côn trùng thì đề nghị làm chi. Cú đổi lại cho đúng. 陳庭協 14:11, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Rảnh rỗi tôi sẽ viết bài "Bàn thờ tổ Google". --Á Lý Sa (thảo luận) 14:17, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Trước hết, tôi muốn gợi ý là bỏ chữ "lớp" vì đây là tên 1 đơn vị phân loại, trong khi bài viết nên nói về khái niệm "sâu bọ/côn trùng" (cái này đã được thống nhất trên Wikipedia tiếng Anh là sử dụng các từ phổ thông chứ ko dùng tên khoa học. Nếu muốn chính xác như khoa học thì nên dùng tên Latin mới là đúng sách vở).
- Thứ 2 là trong "sâu bọ" và "côn trùng" thì nghe côn trùng phổ biến và cao sang (Hán Việt) hơn "sâu bọ".
- Vietbio 17:30, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Ai đó có sách vở tiện khảo cứu tra dùm ngành học nghiên cứu về sâu bọ/côn trùng (entomology) thì dịch sang tiếng việt là "sâu bọ học" hay "Côn trùng học"? Vietbio 10:15, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- "Sâu bọ" là Việt, "côn trùng" là Hán-Việt. Do đó, hoặc là "côn trùng học" hoặc là "ngành (học) sâu bọ". Mekong Bluesman 10:27, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Ai đó có sách vở tiện khảo cứu tra dùm ngành học nghiên cứu về sâu bọ/côn trùng (entomology) thì dịch sang tiếng việt là "sâu bọ học" hay "Côn trùng học"? Vietbio 10:15, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- (ngoài đề) Bác MB ơi, chữ ngành hiện chỉ còn 48.100 hits trong khi ngành có tới 2.320.000 hits rồi. "Ngành sâu bọ" chỉ có 1 hit trong đó "côn trùng học" là 1.400 hits. Vietbio 15:02, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Có hơn 48.000 hit! Như vậy là cách dùng của tôi chưa hoàn toàn "lỗi thời". Yahoo! Mekong Bluesman 20:54, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Ví dụ ở 1 website tài liệu giảng dạy của Khoa nông học trường ĐH Nông nghiệp I HN hầu hết các chữ đều dùng là côn trùng... ví dụ "Côn trùng đại cương", "côn trùng nông nghiệp".v.v nhưng thú thật cái ngày giết sâu bọ thì chẳng ai chịu đổi thành giết côn trùng cả :-D. Vietbio 15:08, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Hoặc là "giết sâu bọ" hoặc là "sát côn trùng". Mekong Bluesman 20:54, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Tôi thấy để tên là "Côn trùng" là chính xác và khoa học hơn cả. Bây giờ làm cách nào để tên "Côn trùng" là tên chính của bài bây giờ nhỉ ? Dùng nút di chuyển trang không được. Casablanca1911 11:24, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Trong bài (phần Tài liệu tham khảo) có câu tiếng Anh trích dẫn từ lâu mà chưa được dịch: "Something in the insect seems to be alien to the habits, morals, and psychology of this world, as if it had come from some other planet: more monstrous, more energetic, more insensate, more atrocious, more infernal than our own". Tôi sẽ xóa câu này nếu trong một thời gian nữa nó vẫn ở trạng thái như vậy (không được dịch) vì không biết nó có đóng góp thêm thông tin cho bài không. Casablanca1911 11:48, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Sửa đổi
sửaNhiều người cho rằng ai cũng có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, cả nhện, cuốn chiếu và những loài chân khớp khác, nhưng với vốn hiểu biết khoa học hiện nay, chúng ta đã có thể xác định chắc chắn rằng, con nào là côn trùng và con nào thì không. User:IP:203.160.1.43
- Xin cho biết nguồn tài liệu đã nhận định như vậy Vietbio 14:15, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ tên thích hợp nhất cho bài này nên đổi là côn trùng. Nói chung 2 cách gọi này là mang nghĩa như nhau, nhưng cũng như từ phụ nữ và đàn bà vậy. Liệu có ai đưa ra ý tưởng gọi hội liên hiệp phụ nữ việt nam là hội đàn bà Việt nam không? Hay gọi báo nhi đồng bằng tên mới, báo trẻ con không? Hay là vợ tổng thống thay cho phu nhân tổng thống?--Silviculture 14:06, ngày 21 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Biểu quyết tên bài
sửaMời các bác biểu quyết cho cái tên chính của bài viết này Côn trùng hoặc Sâu bọ.
- Tính đến ngày 11 tháng 1 là 7 ngày sau khi bỏ phiếu bắt đầu. Vì ko có ai ủng hộ việc dùng giữ tên chính là Sâu bọ nên tôi đổi lại tên bài này thành Côn trùng như phiên bản lúc 05:39, ngày 18 tháng 9 năm 2005. Vietbio 12:21, ngày 8 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Côn trùng
sửa- Tôi đề nghị đặt tên chính cho bài này là Côn trùng vì đối tượng nói đến của bài viết này là chỉ tới lớp động vật thuộc ngành chân khớp mà được các nhà phân loại động vật dùng bằng thuật ngữ Hy lạp Entomos. Thuật ngữ này khi kết hợp với Logos sẽ thành Entomologie để chỉ lĩnh vực khoa học nghiên cứu về côn trùng là côn trùng học. Vì vậy theo tôi bài này không thể mang tên là sâu bọ được mà nên mang tên là côn trùng. Từ sâu bọ không thích hợp cho 1 bài viết mang tính chất khoa học.--Silviculture 14:54, ngày 4 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Bạn đã mời thì tôi biểu quyết đồng ý, nhưng theo tôi trường hợp này đã rõ, không cần phải biểu quyết, vì tuyệt đại đa số các ý kiến ở trên đều chọn Côn trùng. Chỉ có bác MB đã rời Việt Nam nửa thế kỷ nay, không còn sát với cách dùng ở Việt Nam nên mới chọn Sâu bọ mà thôi. Sâu bọ là tên gọi dân gian, vì thế mới có giết sâu bọ mà không phải là giết côn trùng, còn côn trùng có sắc thái khoa học hơn, và chỉ có côn trùng học chứ không có sâu bọ học. VietLong 15:30, ngày 4 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Cá nhân tôi thì không bao giờ dùng sâu bọ trong các ngữ cảnh khoa học. Vương Ngân Hà 16:30, ngày 4 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Như tôi đã thảo luận ngay từ phần đầu, tôi ủng hộ việc dùng thuật ngữ Côn trùng làm tên chính của bài. Vietbio 17:20, ngày 7 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Ðồng ý tên bài là Côn trùng. Lê Thy 02:51, ngày 9 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Ðồng ý với tên bài là Côn trùng, còn sâu bọ là tên chuyển hướng đến Côn trùng.--Bùi Dương 10:40, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Sâu bọ
sửaVăn phong
sửaBài Côn trùng đã được viết thêm khá nhiều. Nói chính xác hơn là đã được viết thêm theo lối "miêu tả", lạ hơn khi so với các bài khác thuộc lĩnh vực sinh học, thí dụ:
- Đã bao giờ bạn tự hỏi mình, vì sao ngay khi bạn rón rén lại gần một con ruồi để chụp hình thì nó lập tức bay đi? Hãy nhìn vào một bức ảnh phóng to của con ruồi. Bạn nhìn thấy gì? Một cơ thể lông lá à? Chắc chắn không chỉ có vậy.
- Nếu đọc kĩ trang Wiki này, hẳn bạn đã rõ côn trùng là lớp động vật có số lượng phong phú nhất về số loài trên trái đất. Nhưng vì sao, khi nghe nhắc đến động vật, nhiều người chỉ liên tưởng đến những con sư tử, hổ, ngựa, chim, cá, hay những động vật có xương sống to lớn nhưng số lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay của đấng sáng tạo?
- Thế nào là côn trùng? Nhiều người cho rằng ai cũng có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, nhưng thực ra không hẳn như vậy...
- Thực sự rằng khoa học phân loại động vật thời kì trước đây đã sắp xếp chúng một cách đánh đồng như vậy, ngành côn trùng học trong thời kì sơ khai cũng nghiên cứu cả nhện, cuốn chiếu và những loài chân khớp khác, nhưng với vốn hiểu biết khoa học hiện nay, chúng ta đã có thể xác định chắc chắn rằng, con nào là côn trùng và con nào thì không...
Có thể tôi thấy không phù hợp với cách viết đó, nhưng tôi muốn thảo luận và để nghe ý kiến của các thành viên khác về vần đề này. Lưu Ly 09:24, ngày 7 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Đoạn sau đây không nên có trong bài viết:
Thế mắt của côn trùng hay mắt của người tốt hơn? Dĩ nhiên là với cách nhìn như vậy của những con mắt kép thì hình ảnh mà côn trùng nhận được không thể sắc nét và cô đọng trong mắt con ngườ, nhưng không phải là mắt kép không có lợi. Thứ nhất, số lượng những thấu kính không bị cấu trúc mắt không giới hạn, những thấu kính này có thể tăng lên trong quá trình tiến hóa để hầu như trùm lên khắp phần đầu của một con côn trùng như con chuồn chuồn, khiến tầm nhìn của nó rộng hơn. Bởi vậy, tiếp cận một con chuồn chuồn từ phía sau để bắt nó cũng không hoàn toàn đem lại kết quả tốt. Nhìn vào đầu con chuồn chuồn, chúng ta chỉ thấy toàn mắt là mắt! Điều đó lí giải vì sao chuồn chuồn là loài có tốc độ nhanh nhất và săn mồi hiệu quả nhất trong thế giới côn trùng. Thứ hai, vì ảnh hưởng của lí do thứ nhất (mắt côn trùng khổng lồ so với cái đầu của nó) thì một phần rất lớn trong bộ não bé xíu của côn trùng được sử dụng vào việc phân tích thị giác, có lẽ đó cũng là một lí do giảm bớt trí thông minh của chúng. Tuy nhiên, như thế cũng chẳng lỗ một chút nào: tốc đọ xử lí thông tin thị giác của côn trùng sẽ lớn hơn rất nhiều so với chúng ta, có nghĩa là hình ảnh trong mắt kép của côn trùng không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng lưu ảnh như mắt người. Điều đó có nghĩa là, nếu được cho xem một cuốn phim ăn khách với tốc độ chiếu 24 hình/giây, chắc chắn con người sẽ bị cuốn hút ngay bởi những kĩ xảo đẹp mắt, nhưng đối với một con ruồi, thứ hiện ra trước mắt nó chỉ là những hình ảnh rời rạc nhàm chán. Tốc độ phân tích hình ảnh của con ruồi chính là một nguyên nhân giúp chúng thoát khỏi hầu hết những cú đập trời giáng bằng quạt nan hay vỉ ruồi mà người ta cho là "nhanh như cắt". Đã bao giờ bạn tự hỏi mình, vì sao ngay khi bạn rón rén lại gần một con ruồi để chụp hình thì nó lập tức bay đi? Hãy nhìn vào một bức ảnh phóng to của con ruồi. Bạn nhìn thấy gì? Một cơ thể lông lá à? Chắc chắn không chỉ có vậy. Mỗi chiếc lông dài của con ruồi đều có những tế bào xúc giác có vai trò như lớp da của chúng ta. Ngay khi có một rung động nhỏ trong không khí làm rung chiếc lông này, con ruồi lập tức cảm nhận được phương hướng của chuyển động, nó lập tức cất cánh trước nguy cơ phải trở thành một bữa tối thơm ngon của kẻ săn mồi. Cũng nhờ những lông đó mà con ruồi trở thành những phi công tài ba nhất trong thế giới tự nhiên. Nếu thức dậy trong một buổi sáng nắng đẹp và bước ra vườn, bạn có thể nhìn thấy những con nhặng xanh "lơ lửng" trong không khí. Chúng đập cánh liên tục chỉ để đứng yên, và cố gắng giảm tối đa những dao động vị trí của cơ thể. Những con nhặng này hoàn toàn không rỗi hơi: tất cả chúng đều là nhặng đực, và chú nhặng nào lơ lửng trong không khí lâu nhất, giỏi nhất sẽ chứng tỏ được chất lượng nguồn gien của mình và được nàng nhặng cái chọn lựa. Bạn cho rằng lơ lửng như vậy là dễ sao? Không hề có chuyện đó. Đối với một chiếc trực thăng nặng nề thì việc đứng yên giữa không trung có thể đỡ tốn nhiên liệu hơn là di chuyển, nhưng với khối lượng siêu nhẹ của một chàng nhặng xanh thì luồng gió mà chuyển động của một con muỗi mắt gây ra cũng đủ để chàng trật đường bay khi không để ý. Mà những phân tử khí lại luôn chuyển động hỗn động không ngừng! Bởi vậy, khi bạn thấy một con nhặng đang "đứng" cố định trong không khí, thì thực chất nó đang cố xoay sở để "bơi" giữa một biển không khí cuộn sóng. Để biết được không khí xung quanh đang chuyển động theo hướng nào thì cảm nhận xúc giác của những chiếc lông dài thật quí giá biết bao! Khứu giác của côn trùng không hề kém cỏi chút nào, cho dù chúng không thở bằng lỗ mũi. "Mũi" của chúng chính là đôi ăngten xinh xắn nằm ở trên đầu. Hình dạng của đôi ăngten ấy lại vô cùng đa dạng: ở bướm, chúng có hình dáng như một sợi dây mảnh với hai mấu tròn ở đầu chóp. Ở ngài (bướm đêm), ăngten không có hai mấu tròn, hoặc có hạng tỏa nhánh như lông chim, còn ở mối, ăngten của chúng có dạng chuỗi hạt cườm. Hầu hết côn trùng đều sử dụng khứu giác vào việc tìm kiếm nguồn thức ăn hay nơi đẻ trứng, nhưng ở mỗi loài, khứu giác lại có một công dụng đặc biệt riêng: những con ngài sử dụng khứu giác để tìm kiếm bạn tình (ở một loại ngài, ngài đực có thể phát hiện con cái từ khoảng cách 11 km), trong khi đó, ở những loài trinh sản như kiến và mối, con chúa sử dụng các mùi vị hoá học đặc trưng để ban hành mệnh lệnh cho đàn con của mình. Những con kiến hay mối thợ gặp nhau sẽ chạm đôi ăngten vào nhau để trao đổi những thông tin hoá học về mệnh lệnh của kiến chúa, vị trí thức ăn và con mồi trên phạm vi hoạt động của chúng. Trên đường đi tới chỗ kiếm mồi, con kiến trinh sát nhanh chân nhất sẽ để lại mùi trên đường đi, và khi được thông báo, những con khác trong bầy sẽ theo dấu vết này để tìm đến bữa tối đã nằm trong tầm tay. Lưỡi côn trùng, chúng nằm ở đâu? Chắc chắn không phải là ở trong miệng. Tất cả các loài côn trùng, từ những cặp bướm đậu trên chùm hoa sau vườn đến những ả ruồi bu trên bãi phân trước ngõ đều nếm thức ăn bằng những lông vị giác nằm trong lòng bàn chân. Chỉ cần đậu lên bất cứ đâu, ngay lập tức, chúng sẽ nhận được thông tin về mùi vị của món đó.--silvi 10:53, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Định nghĩa
sửaĐịnh nghĩa "Côn trùng, hay sâu bọ, là những động vật không xương sống có tên khoa học là lớp Insecta" chưa đầy đủ, chưa nêu ra đặc điểm riêng có của côn trùng so với các động vật không xương sống khác. 203.160.1.74 (thảo luận) 03:25, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tài liệu tham khảo
sửa- [file:///C:/Users/Trantu/Downloads/ConTrungNongNghiepPhanA_DaiCuong.pdf Đại cương Côn trùng nông nghiệp] Đại học Cần Thơ.