Thảo luận:Quần đảo Hoàng Sa/Lưu 1
Bạn muốn sửa đổi quốc gia quản lý trong bài viết này? Hiện tại nội dung trong bài ghi Quốc gia quản lý là Trung Quốc (xin đọc chú thích liên quan); thông tin này đúng với thực tế, dựa trên các nguồn dẫn, kể cả từ phía Việt Nam:
|
Chưa rõ
sửaNăm 1932 Pháp chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của ai, hay đó là đảo hoang. Các hiệp định có liên quan đến việc phân chia quần đảo Hoàng Sa của phe đồng minh sau thế chiến thế nào? Người Mỹ trước năm 1973 có 1 trạm khí tượng ở quần đảo Hoàng Sa đúng không? Sao chưa có đoạn lịch sử các bên về quần đảo này? do thiếu tài liệu hay do thái độ trung lập?
- Có lẽ do thiếu tài liệu đó. Bạn có thể bổ sung. Bạn cũng có thể đăng ký tài khoản để bạn dễ theo dõi bài viết của mình và dễ trao đổi với người khác hơn. --Á Lý Sa|✍ 10:06, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Nguồn?
sửaMột thành viên vô danh đã đóng góp câu "Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam." Vì đây là một từ điển bách khoa, không nên viết một cách mơ hồ như vậy mà nên dẫn chứng các nguồn để người đọc có thể kiểm chứng. Nếu không có nguồn xác định thì nên được bỏ đi. Mekong Bluesman 19:42, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Bravo, Avia. Đã làm cho câu trên có nguồn để độc giả có thể kiểm chứng. Mekong Bluesman 06:54, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Không hiểu
sửaTại sao viết ít quá, sợ vi phạm bản quyền hay sao? Buồn thật222.253.86.81 10:02, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Bạn buồn vì "nghèo" do không "ăn cắp"? Hãy tự tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu và viết, bạn sẽ tự làm mình vui hơn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:03, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Chủ quyền Việt Nam
sửaTất cả mọi người hãy tìm kiếm các nguồn tư liệu và đưa các dẫn chứng việc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào đây.Coconut1002su 05:28, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)
http://hoithao.viet-studies.org/1998_LMNghia.htm
Thấy có bài dài và hay nhưng không rõ có chính xác không, tôi đưa vào liên kết ngoài (xem đường dẫn ở bên trên) nhờ các bạn kiểm tra lại và đưa vào bài các chi tiết mà các bạn cho là đúng.
Đây là Hội Thảo về Phát Triển Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương và Tranh Chấp Biển Đông Ngày 15 và 16 tháng 8 năm 1998 New York City . Bài phát biểu của Lê Minh Nghĩa Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ về NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG. (trang này không bị chận, nhưng không rõ tại sao lại có cuộc thảo luận này tại Hoa Kỳ, ai tổ chức, ai tham gia, ông Nghĩa tham gia với tư cách gì, cơ quan nào cho đi)
Các chú thích của bài này như sau. [1]Đại Nam thực lục chính biên, quyển 104, kỷ thứ hai. [2]Ghi chú về Châu Á. Tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương, Tập XVII số 1. tr 79 - 100 [3]Monique Chemillier Gendreau: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. tr.90 [4] Hiệp ước biên giới trên đất liền này đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký ngày 3-12-1999. Nghilevuong 10:11, 1 tháng 9 2006 (UTC)
Link trên hết xài rồi, vì tạp chí Thời Đại Mới đã "chuyển nhà". Link mới đây:
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai12/200712_LeMinhNghia.htm
Bài phát biểu này của ông Lê Minh Nghĩa đã được in lại trong cuốn Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TpHCM, Nxb Trẻ 2008, tr. 64-102. Sách cũng ghi rõ nguồn là tạp chí Thời Đại Mới, số 12, tháng 11/2007. Vậy cứ yên tâm mà trích dẫn. Avia (thảo luận) 07:55, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Tên bài
sửaTại sao tên bài này là Hoàng Sa, còn bài khác là quần đảo Trường Sa. nên quy về 1 mối.--Nguyễn Việt Long 16:15, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Trường Sa là trang định hướng. Nguyễn Hữu Dụng 16:20, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Nên chuyển bài này thành quần đảo Hoàng Sa cho đồng bộ với quần đảo Trường Sa và hợp nhất huyện đảo Hoàng Sa vào một tiểu mục của bài này. Nguyễn Thanh Quang 10:23, 1 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi nghĩ là nên chuyển bài "quần đảo Trường Sa" thành Trường Sa, vì trong tiếng Việt, quần đảo Trường Sa rõ ràng quen thuộc hơn địa danh Trường Sa của Trung Quốc. Avia (thảo luận) 08:27, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Thông tin của 58.187.61.142
sửaAugusta đã xóa thảo luận này của 58.187.61.142 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:11, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Augusta đã xóa thảo luận này của 84.19.57.254 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:11, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Xin đừng làm Wikipedia trở thành một diễn đàn. (Các thảo luận bên trên của 58.187.61.142 và 84.19.57.254 không liên quan đến bài này và cũng không liên quan đến một việc mà cộng đồng Wikipedia tiếng Việt cần hay có thể giải quyết!) Mekong Bluesman 04:26, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Hành động gì đi chứ?
sửaAugusta đã xóa thảo luận này của 117.6.240.250 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:13, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
- Wikipedia không phải nơi để vận động chính trị. Trang thảo luận này là để thảo luận về cách cải tiến bài này, không phải là nơi thảo luận về đề tài. Nguyễn Hữu Dụng 02:22, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- VN lên tiếng phản đối Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Thành phố Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam), trực tiếp quản lý ba quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
- TTXVN ngày 3-12 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, ông Lê Dũng, nói: "Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa Thứ Ba,04/12/2007, 08:59 (GMT+7). Bánh Ướt 03:47, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Nháp: Hoàng Sa niên biểu
sửaĐịnh lập cái niên biểu này và cái danh sách các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa theo tên tiếng Việt, Anh, Trung Quốc v.v., nhưng lâu rồi gõ được tí thì phát ớn, đưa tạm ít vào đây:
=Thế kỷ 17
sửa- Trong khoảng từ 1530 đến 1653 Đỗ Bá Công Đạo soạn bộ sách Toản tập thiên nam tứ chí lô đồ thư trong đó có Bãi Cát Vàng (tên Nôm) tức Hoàng Sa thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa. Hàng năm chúa Nguyễn cho đội Hoàng Sa ra đánh bắt hải sản và thu lượm đồ đạc từ các tàu bị đắm.
Thế kỷ 18
sửa- 1701 Các giáo sĩ đi trên tàu Amphitrite từ Pháp sang Trung Quốc xác nhận Paracel (tức Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam.
- 1714, tháng 10 có ba tàu buôn Hà Lan gặp bão ở Hoàng Sa, những người sống sót vào bờ xứ Đàng Trong được chúa Nguyễn tiếp đón và giúp đỡ lương thực để tiếp tục hải hành.
- 1731 cuốn Quảng Đông thông chí công bố bản đồ tỉnh Quảng Đông và bản đồ phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) không vẽ quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
- 1776 cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết việc chúa Nguyễn cử đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản, thu lượm phế vật từ các tàu bị đắm.
- 1739 bộ Minh sử Trung Quốc trong phần nói về phạm vi lãnh thổ Trung Quốc không nhắc đến Tây Sa và Nam Sa.
- 1753, hai đội viên đội Hoàng Sa đang hoạt động ở đảo Hoàng Sa bị bão đưa vào cảng Thanh Lan (đảo Hải Nam), viên tri huyện địa phương đem trả lại Phú Xuân và chúa Nguyễn có công văn cảm ơn.
Thế kỷ 19
sửa- [1815]] theo lệnh vua Gia Long, Cai bạ Phạm Quang Ánh ra Hoàng Sa thăm dò thủy trình.
- 1816, thủy quân và đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình.
- 1820, Jean Baptiste Chaigneau viết trong tờ trình về xứ Cochinchina (Đông Dương) cho rằng Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ của Cochinchina.
- 1821 trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nói Hoàng Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Nam).
- 1833 vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ công chuẩn bị thuyền ra Hoàng Sa dựng bia, lập miếu, trồng cây.
- 1834 vua Minh Mạng sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng 20 thủy thủ ra Hoàng Sa vẽ bản đồ đường biển.
- 1835 Minh Mạng sai Phạm Văn Nguyên chở vật liệu ra xây miếu, dựng bia ở Hoàng Sa.
- 1836 Minh Mạng chỉ thị cụ thể vẽ bản đồ các đảo Hoàng Sa và đường biển đi tới các tỉnh ven bờ. Thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa xem xét đo đạc và cắm mốc.
- 1838, giám mục Jean Louis Taberd công bố An Nam đại quốc hoa đồ, có vẽ một phần Hoàng Sa với tên Cát Vàng năm ngoài các đảo ven bờ miền Trung như Cù Lao Ré, Cù Lao Thu, Cù Lao Chàm.
- 1844, Hoàng triều nhất thống đồ và bản đồ tỉnh Quảng Đông không vẽ hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (trong cuốn Trung ngoại đại dư đồ thuyết).
Khương Việt Hà (thảo luận) 08:22, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Đề nghị
sửaĐề nghị các thành viên có quan tâm và nhã hứng tham gia viết bài này một số ý như sau:
- Bài sẽ được viết nhấn mạnh đến thực thể quần đảo Hoàng Sa, thiên nhiên Hoàng Sa, tài nguyên Hoàng Sa và khi dài đến một mức nhất định sẽ tách ra từng bài con. Tài nguyên dầu mỏ Hoàng Sa, Bản đồ Hoàng Sa, Thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Hoàng Sa hơn là chú trọng phần tranh chấp lãnh thổ.
- Phần tranh chấp chủ quyền cũng sẽ được viết vào bài, đương nhiên, nhưng chỉ gồm một số ý chính và dần dần tách ra các bài con vì nó quá dài. Trong đó nên chia thành nhiều bài riêng như tranh chấp về mặt học thuật và tranh chấp bằng vũ lực như Tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Phần sử dụng quần đảo trong tình trạng hòa bình (nhắm đến yếu tố thực sự sở hữu)như Khai thác tài nguyên quần đảo Hoàng Sa. Bài về "Quan điểm các bên trong tranh chấp hoặc xác lập quyền sở hữu, chủ quyền": gồm cả Việt, Trung, Đài loan, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Philippines ... và cả các tổ chức phân xử quốc tế về biển, Liên Hiệp quốc như các bài Quan điểm Việt Nam về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm Trung Quốc về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm Philippines về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm Liên hiệp quốc về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm Hoa Kỳ về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm Liên Xô về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa,Quan điểm Pháp về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm Nhật Bản về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm ASEAN về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Quan điểm các học giả về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, bài viết về Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa, bài viết về Quy tắc ứng xử Biển Đông ... theo tôi, nó sẽ dễ viết cho những người có khả năng, có tài liệu và ít gây ra tranh cãi trong các thảo luận nóng nảy.
Hiện nội dung này "tranh chấp "hơi dài" mà lại thiếu, nhưng khó bổ sung vào bài và hơi "hài hước": wiki viết bằng thứ tiếng của con dân một nước khẳng định chủ quyền lại ... không biết gì về lãnh thổ của tổ tiên mà viết thì giành nó làm gì?
Có báo viết về các cơn bão rằng ngư dân Việt vào tránh bão trên các đảo nào đó ở biển Đông mang tên Tầu? "Thật đáng sợ!" nếu là thời vua chúa thì "nhà báo đó đã bị lăng trì" vì tội dám gọi tên đất lãnh thổ tổ tiên bằng tên ngoại quốc đặt ra sau khi đã xâm lược bằng vũ lực một cách sai trái. Nhưng nhà báo đó có tội thật không, khi chúng ta ít biết tên gọi mà tổ tiên đã đặt cho các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền đã mất? Vì vậy tội đã lập bảng tên gọi theo nhiều cách để khi chúng ta phải dịch tài liệu tiếng Trung Quốc phải đổi sang tên tiếng Việt và ngư dân hoặc nhà báo dễ dàng biết cách gọi tên đất vốn là lãnh thổ của người Việt cho đúng.
Việc làm này là bình thường và "đủ tính trung lập wiki", vì trong bảng có nêu nhiều cách gọi khác nhau của mỗi bên của từng hòn đảo mặc dù cách gọi của người Việt luôn luôn được nêu trước. Mà các tên đảo theo cách gọi của Việt Nam đã được đặt từ lâu, trước các cách gọi khác của tàu là gì?
"Từng hòn đảo", từng bãi đá ngầm, nếu được viết đủ dài về mọi mặt thì sẽ được tách thành từng bài riêng. Từng công trình do người Việt đã xây dựng một cách hòa bình trên quần đảo nên có bài riêng. Dù rất sơ lược. Hoàng Sa Tự là một ngôi chùa cổ lâu đời trên đảo Phú Lâm. Ai đã cất nó, vị sư nào trụ trì, cao thấp rộng hẹp, chi phí do ai quyên góp ... Hoặc Nhà thờ Hoàng Sa do Linh mục nào chăm sóc, thuộc giáo phận nào, kinh phí xây dựng,vật liệu xây cất từ nơi nào, bây giờ ra sao? Bia chủ quyền các đời được lập? Ai ra lệnh xây cất ... Hoặc Phạm Quang Ảnh là ai? Bây giờ nhà thờ họ Phạm ở đâu, thế nào? Tôi muốn viết Danh sách 58 các liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa bỏ mình vì Hoàng Sa ... và làm liên kết tới bài quần đảo này.
Nhưng lực bất tòng tâm, muốn thì nhiều mà tôi làm thì không được bao nhiêu. Vì vậy phải viết đề nghị này để mong rằng có thêm người nhiệt tình đóng góp. Xin đừng xóa những gì đã có vì thấy nó hơi dài quá khổ so với bài viết này. Hãy phụ giúp nhau bằng cách thêm vào thông tin có nguồn dẫn chứng "một cách có chọn lọc" và tách ra thành các bài con. Làm cho Thể loại Hoàng Sa trong từ điển này có nhiều mục từ về mọi mặt.
Hy vọng rằng đến một lúc nào đó Thể loại Hoàng Sa có nhiều mục từ để mọi người, nhất là học sinh, có thể tham khảo mà không phải đọc sách Tàu, tra sách Tàu. Có dịp đi du lịch thăm các công trình do Tàu xây dựng ngay trên nền cũ của Hoàng Sa Tự ở đảo Phú Lâm thì cũng đừng có quá khen mà mắc tội với tiền nhân.
Và việc này cũng là vì chính lợi ích của Từ điển bách khoa mở wiki này. Mong được sự đồng tình và ủng hộ.Nghilevuong (thảo luận) 08:49, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Trung Hoa
sửaĐề nghị thành viên IP thảo luận trước khi sửa đi sửa lại các chữ Trung Quốc thành Trung Hoa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 00:22, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- ... và làm vỡ các liên kết và cho thêm các từ tiếng Đức không cần thiết vào trong bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 00:49, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)
Không trung lập
sửaPhần lịch sử được viết như Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam trong khi trên quan điểm quốc tế, đây là vùng lãnh thổ đang tranh chấp. --Saigon punkid (thảo luận) 01:29, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Tổ chức Hành chính
sửaTrích:Tuy nhiên hiện nay toàn bộ huyện đảo này đang bị Trung Quốc xâm chiếm từ năm 1974. nếu TQ mà đòi chiếm hai quần đảo của VN thì chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn. vì chúng ta là người con của Việt Nam. Chúng ta quyết đem tính mạng của mình để bảo vệ chủ quyền đất nước. Hãy đánh tan bọn xâm lược TQ. lũ cướp nước man rợ. Rất trân trọng lời kêu gọi này, tuy nhiên nó không thích hợp với Wiki.--Trinh Bao Ngoc (thảo luận) 21:58, ngày 20 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Đã xóa đoạn này do một người vô danh đưa vào gần đây. NHD (thảo luận) 22:07, ngày 20 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa
sửaTôi đề nghị đổi đề mục "Ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa" thành "Vai trò của Hoàng Sa đối với Đông Nam Á", nhằm nhấn mạnh tầm vóc quan trọng, cả hiện tại lẫn trong tương lai, của Hoàng Sa đối với mọi quốc gia trong vùng. Sẽ chia thành các tiểu mục, ví dụ:
- Việt Nam
- Các nước trong vùng (Trung quốc không thuộc về Đông Nam Á)
Ngoài ra, phần nói về ảnh hưởng Hoàng Sa đối VN cần sửa/viết lại theo tính trung dung của Wiki. --Trinh Bao Ngoc (thảo luận) 22:51, ngày 21 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Những gì bạn viết thêm càng lúc càng khiến cho bài mất trung lập và mang nặng quan điểm cá nhân. Tôi đề nghị trước khi viết thêm bạn hãy thảo luận ở đây với mọi người trước đã. Adia (thảo luận) 03:09, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Đồng ý, những đoạn Trinh Bao Ngoc đưa vào không trung lập, có quan điểm cá nhân. Đề nghị mọi người thảo luận và sửa, nếu không tớ sẽ hồi sửa lại từ phiên bản Trinh Bao Ngoc chưa nhúng tay vào sửa. Hồng Kông nhân (thảo luận) 07:53, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Đề nghị mọi người đi vào chi tiết những điểm được cho là không trung lập để Thành viên:Trinh Bao Ngoc sửa, hoặc ai thấy gì không trung lập thì sửa luôn. Tôi chưa có thời gian đọc kĩ, tạm liệt kê một số điểm:
- " Từ vị thế là chủ nhân của quần đảo và vùng biển đó, thì nay họ [Việt Nam] đang biến thành nạn nhân. " TQ chắc không đồng ý với quan điểm này, do đó nó cần được quy chiếu rõ ràng (ghi rõ là quan điểm của ai, nếu cần thì dẫn nguồn)
- "việc tấn công Trường Sa hàm ý rằng Trung quốc muốn khai thác và kiểm soát các mỏ dầu trong vùng Biển Đông trải dài từ Vịnh Bắc Bộ cho đến Khánh Hòa," "Hàm ý" này là của học giả nào suy diễn ra?
- "Riêng về mặt an ninh quốc gia và sự ổn định của vùng Đông Nam Á, thì hơn ai hết, Việt Nam là quốc gia có nhiều lý do và điều kiện để nắm quyền kiểm soát vùng biển này". Đánh giá này là của ai? cần ghi rõ vì chắc chắn Philippine và TQ phản đối quan điểm này
- "Rất tiếc, họ đã bỏ lỡ cơ hội vô cùng hiếm có đó.". Ai "tiếc"? Ai đánh giá cơ hội đó là "vô cùng quý hiếm"? Thái độ trung lập của Wikipedia không làm chuyện này, do đó cần quy chiếu dẫn nguồn. Tiếp theo đó là các câu văn có giọng như bài luận cá nhân như "đương nhiên", "rõ ràng", "đáng tiếc", "hiển nhiên".
- "Trong tương lai, nền an ninh của quốc gia này còn sẽ phải " Wikipedia không dự đoán về tương lai.
- "Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây". Văn phong bài luận cá nhân. "Palawan là một tỉnh đã cưu mang hàng vạn thuyền nhân Việt Nam trốn chạy..." Có liên quan gì đến Hoàng Sa? tại sao lại có liên quan hơn những thông tin chẳng hạn như "dân số Palawan là bao nhiêu"? (xin lưu ý đây là Wikipedia tiếng Việt, không phải Wikipedia Việt Nam)
- "chưa kể đến chính sách quấy nhiễu và đe dọa của Trung quốc đối với việc khai thác dầu mỏ của các quốc gia trong vùng" Tại sao lại là "quấy nhiễu"? TQ có thể coi đây là việc "bảo vệ chủ quyền quốc gia".
- "Tóm lại, khi tổng hợp, phân tích mọi diễn biến và các sự kiện liên quan, thì không thể chối bỏ vai trò hiển nhiên của Hoàng Sa..." Văn phong bài luận cá nhân, không phải Wikipedia.
- Ngoài ra còn cần kiểm tra các nguồn dẫn chứng xem có thực sự hỗ trợ quan điểm trong từng câu không hay chỉ hỗ trợ các sự kiện nêu trong câu mà thôi.
- Tmct (thảo luận) 12:13, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Đa số những góp ý của Tmct rất hữu ích. Cám ơn Tmct. Nếu quý vị nào muốn trở về phiên bản trước đây, xin tự nhiên.--Trinh Bao Ngoc (thảo luận) 19:06, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Thật sự tôi viết vội và không nhận ra bạn là thành viên mới. Giờ nhìn lại thấy cụt lủn, người nào không quen sẽ rất khó nghe. Xin lỗi và hy vọng bạn đã không bị tự ái. Tmct (thảo luận) 20:40, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Không sao. Cám ơn Tmct.--Trinh Bao Ngoc (thảo luận) 19:59, ngày 1 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Đa số những góp ý của Tmct rất hữu ích. Cám ơn Tmct. Nếu quý vị nào muốn trở về phiên bản trước đây, xin tự nhiên.--Trinh Bao Ngoc (thảo luận) 19:06, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Nguồn
sửaTôi loại các nguồn dẫn chứng sau ra khỏi bài vì không phải nguồn đáng tin cậy.
- http://nguyenthaihocfoundation.org/ là một hiệp hội không phải nhà xuất bản. Chỉ tạm giữ lại khi là nguồn cho các văn kiện lịch sử nổi tiếng
- en.wikipedia.org không dùng Wikipedia làm nguồn dẫn
- globalsecurity.org không phải nhà xuất bản uy tín
- http://www.nationsencyclopedia.com/ không phải nhà xuất bản uy tín
- http://www.tagalog-dictionary.com/source.php?a=palawan không phải nhà xuất bản uy tín
- http://www.spratlys.org/collection/claims/philippines/ không phải nhà xuất bản uy tín
Kho tài liệu về Hoàng Sa - Trường Sa
sửaCó thể tìm thấy rất nhiều tài liệu về Hoàng Sa - Trường Sa ở đây: http://www.hoangsa.org/downloads Ngoài Tiếng Việt, Tiếng Anh còn có cả Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Tiếng Hoa ... Các bạn có thể thêm vào mục Liên kết ngoài không? --123.24.63.125 (thảo luận) 06:16, ngày 17 tháng 5 năm 2009 (UTC)champions - 17/05/09
Việt Nam từng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa đều là của Trung Quốc
sửa- Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa Ung Văn Khiêm khi gặp đại biện lâm thời lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Lý Chí Dân biểu thị: theo tài liệu của phía Việt Nam, trong lịch sử các quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Vụ trưởng Vụ Á châu Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Lộc cũng có mặt tại đó lúc ấy đã nói: Nam Sa và Tây Sa từ thời Tống đã sớm thuộc về Trung Quốc rồi.
- Ngày mồng 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố bề rộng lãnh hải là 12 hải lý, thích dụng với tất cả lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả các quần đảo ở Nam Hải (ta gọi
Tôi là người Việt Nam, tôi có quan điểm của mình về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nhưng tôi đề nghị Quý Vị tôn trọng quan điểm trung lập là tôn chỉ hàng đầu của Wikipedia, một số lời kêu gọi trên trang thảo luận đề nghị cũng phải được cương quyết gỡ bỏ, đừng chỉ nhắc nhở. Vietbook (thảo luận) 15:42, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC) là biển Đông). Báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong số báo phát hành ngày 16 tháng 9 cùng năm đã đăng chi tiết tuyên bố này. Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng trong công hàm gửi Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai biểu thị thừa nhận và tán đồng tuyên bố đó của Trung Quốc.
- Bản đồ thế giới ấn hành ở miền Bắc năm 1960 và năm 1972 ghi rõ Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc. Sách giáo khoa địa lý trường phổ thông của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuất bản năm 1974 trong bài "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết rõ: từ các đảo Nam Sa, Tây Sa cho đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan... , tạo thành một bức Trường Thành bảo vệ Trung Quốc đại lục.
La Miễn (thảo luận) 04:43, ngày 29 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Thực ra thủ tướng Phạm Văn Đồng đúng là đã có gửi một bức điện cho Trung Quốc:
http://i909.photobucket.com/albums/ac299/vikkate/image001.jpg
Nhưng về thực chất, đây không phải là "bằng chứng công nhận" Hoàng Sa là của Trung Quốc
Nói thêm về tính trung lập
sửaTôi đồng ý với nhiều ý kiến thảo luận về tính trung lập của bài này. Khi đọc, dễ nhận ra người viết là người Việt Nam, ý tưởng là thiên về chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam và có ý đề cao tinh thần của VNCH cũng như chê bai CHXHCN VN trong cách ứng xử vấn đề Hoàng Sa.
Đứng về lập trường quốc tế, dễ tìm tài liệu tranh cãi qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng những tài liệu liên quan đến các luận cứ của một số nước khác như Philippine, Đài Loan... là hiếm. Tôi có một tài liệu của Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi - VNCH viết năm 1974 (năm xảy ra chiến sự) nêu rất nhiều cứ liệu nhưng cũng chỉ trên quan điểm khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.
Phần "Tổ chức hành chánh của Trung Quốc", ai lại táy máy đưa đoạn "TP Đà Nẵng tổ chức lễ bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.Ông Đặng Công Ngữ được bổ nhiệm làm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa" vào, đề nghị Quý Vị xem xét xóa nó đi.
Xóa thế nào được! Đây là chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đã ghi trong hiến pháp. Người Đài chỉ lắm chuyện. --Двина-C75MT 07:27, ngày 29 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Cái này không phải là táy máy! Đây là một văn bản pháp lý. Liên hợp quốc cũng phải tôn trọng. Wiki pedia chưa cós hàng rào "dân tộc". Và tôi thách các vị thiết lập được hàng rào đó đấy.--Двина-C75MT 07:23, ngày 29 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
- Để thêm trung lập, mời các bạn tham khảo thêm bài báo tôi thấy trên bbc. Có thể lựa chọn được nhiều ý đưa vào bài.--Goodluck (thảo luận) 23:19, ngày 22 tháng 11 năm 2010 (UTC)
Thái độ tôn trọng bản dịch quốc tế
sửaMình thấy nhiều bạn rất nông nổi và thường xuyên thay đổi tùy tiện bản tiếng Việt không quan tâm tới những bản dịch khác. Mình nghĩ phương diện nhìn nhận của bản tiếng Anh và bản tiếng Trung về 'Quần đảo Hoàng Sa' là khá khách quan và giữ thái độ trung lập rồi. Tốt nhất là hãy tôn trọng tính khách quan và dịch theo bản tiếng Anh. Các bạn không nên tùy tiện chỉnh sửa. --Allen Ding Tak Meng (thảo luận) 16:21, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Mỗi phiên bản có một bản sắc riêng, cứ gì cứ phải rập khuôn bản tiếng Anh và tiếng Trung.
Định làm Hán gian ở đây à?Chapi ôi Chapi (thảo luận) 16:31, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)- Nếu cảm thấy bài viết không khách quan, bạn Allen Ding Tak Meng có thể tham gia biên tập để bài viết trung lập hơn. --CNBH (thảo luận) 16:34, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Chapi - Mình chỉ xin góp ý như vậy mang tính gợi ý và khách quan để bạn bè quốc tế khi nhìn vào sẽ thấy rõ quan điểm chính trị của chúng ta là không để cộng đồng quốc tế ngoài cuộc. Còn nếu mình có vô tình xúc phạm bất cứ ai hay như bạn bảo thì cho mình xin lỗi. Việc các bạn không giữ thái độ trung lập, tự ý thay đổi mà không có nguồn hay được xác thực thì mình vẫn kiên quyết là không nên --Allen Ding Tak Meng (thảo luận) 16:45, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Mình thấy bản dịch như hiện nay là khá ổn, mình chỉ góp ý với một số bạn IP sửa đổi không nguyên do và không mang tính đóng góp mà chỉ làm sai lệch đi nội dung thôi --Allen Ding Tak Meng (thảo luận) 16:47, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- ^ “Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại”. thanhnien.vn.
- ^ “Hoàng Sa, 45 năm một nỗi buồn”. vnexpress.net.
- ^ “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông”. thanhnien.vn.
- ^ “Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?”. vietnamnet.vn.